Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Thắc Mắc về Bài Viết Linh Hồn

Hỏi & Đáp:
Thắc Mắc về Bài Viết Linh Hồn
Huỳnh Christian Timothy
Hỏi:
Thưa Anh Tim Đọc sơ lược về bài linh hồn mà Anh viết. Tôi nhận thấy có nhiều điểm hay; nhưng cũng có một vài điểm khiến tôi quan tâm. Tôi viết vài dòng để hỏi Anh cho thêm hiểu biết. 1. Trong bài Linh hồn Anh viết: “Linh hồn A-đam được sáng tạo trực tiếp bởi Thiên Chúa. Linh hồn Ê-va được Thiên Chúa làm nên từ linh hồn A-đam. Còn lại, linh hồn mỗi người trong thế gian được sinh ra bởi cha mẹ của mình.” Và Anh định nghĩa về linh hồn: “Linh hồn nhờ thân thể vật chất là xác thịt mà nhận thức được thế giới vật chất.” Như vậy “linh hồn” là một “thành phần thiêng liêng,” và như vậy:  “linh hồn” Adam được sáng tạo trực tiếp bởi Chúa và tính chất của nó là thiêng liêng. Còn nói: “linh hồn mỗi người trong thế gian được sinh ra bởi cha mẹ của mình.” Điều này theo thiển kiến của tôi thì hoàn toàn không có cơ sở là Lời Chúa. Nếu viết rằng linh hồn là con người toàn diện bao gồm xác và sinh khí; và như vậy, linh hồn đó lại sanh những linh hồn khác. Tôi thấy hoàn toàn đúng. Còn theo như Anh viết, và theo như tôi hiểu theo như Anh viết thì linh hồn là một “thành phần thiêng liêng.” Đã là thiêng liêng thì làm sao Adam có thể sinh ra linh hồn khác được??? Trước mặt Chúa hết thảy là kẻ chết, là xác thịt. Làm sao kẻ chết, kẻ là xác thịt lại có thể sanh ra được một thành phần thiêng liêng bất tử là linh hồn (Giăng 3:6). 2. Như trên Anh định nghĩa linh hồn là một thành phần thiêng liêng không có nhận thức; mà phải, thứ nhất: “Linh hồn nhờ thân thể vật chất là xác thịt mà nhận thức được thế giới vật chất,”  thứ hai:  “nhờ thân thể thiêng liêng là tâm thần mà nhận thức được thế giới thuộc linh. Vậy linh hồn loài người ở dưới âm phủ có nhận thức không, vì không có các thành phần hỗ trợ khác như là “xác thịt” và “tâm thần”? 3. Vấn đề kế tiếp Anh viết như sau: “Hơi thở sống của Thiên Chúa được thổi vào trong hình thể nắn từ bụi đất, khiến cho hình thể bụi đất biến thành hình thể xác thịt, cùng lúc, hơi sống của Thiên Chúa biến thành hình thể thiêng liêng, tức là tâm thần ở trong xác thịt. Khi thân thể thiêng liêng và thân thể xác thịt hòa nhập thì linh hồn lập tức phát sinh. Một khi đã phát sinh thì linh hồn còn lại cho đến đời đời với một trong hai trạng thái: (1) trạng thái sống là được tương giao đời đời với Thiên Chúa hoặc (2) trạng thái chết là bị tội lỗi phân cách đời đời khỏi Thiên Chúa. Ở phần này khi đối chiếu với hai phần trên tôi thấy Anh mâu thuẫn trong cách lập luận:
Hỏi & Đáp: Thắc Mắc về Bài Viết Linh Hồn                                                                         1
Thứ nhất: Linh hồn sau khi Adam vi phạm thì linh hồn bởi Cha mẹ sanh ra. Trong khi đó Anh định nghĩa Linh hồn là thiêng liêng bởi Chúa ban. Thứ hai: Linh hồn phải nhờ vào hai thành phần tâm thần và xác để nhận thức và đưa ra kết quả sau cùng. Như những gì Anh đã viết thì linh hồn là thiêng liêng phải cần đến hai thành phần hỗ trợ ( Tâm thần và thân xác) để có nhận thức. Vậy làm sao nó lại có thể bất tử; không những bất tử mà nó lại còn có nhận thức (như khi còn có cả hai thành phần hỗ trợ tâm thần và xác). Không biết tôi có sai xót trong nhận định về một vài điểm Anh Tim viết hay không? Chỉ mong là những suy tư được chia sẻ vói Anh. Kinh chào Anh Tim trong Chúa Giê-su Christ. Trọng kính B.
Đáp: Anh B. thân mến, Cám ơn anh đã nêu thắc mắc để giúp tôi có cơ hội làm sáng tỏ sự trình bày của tôi. Dưới đây là lời giải thích các thắc mắc của anh theo sự hiểu biết của tôi. Trước hết, chúng ta cần ghi nhận lẽ thật này: Thánh Kinh cho biết, sự sáng tạo trực tiếp của Thiên Chúa kết thúc vào cuối ngày thứ sáu của tuần lễ sáng tạo. Từ đó Thiên Chúa không còn trực tiếp sáng tạo ra điều gì nữa, vì Thánh Kinh ghi rõ là mọi việc Ngài đã sáng tạo là tốt đẹp (hàm ý không thiếu sót và không thể thêm), và Ngài nghỉ (Sáng Thế Ký 2:1-3)! Như vậy, không thể có chuyện Thiên Chúa trực tiếp sáng tạo linh hồn mỗi khi có một người được thai dựng. Về ý nghĩa của từ ngữ linh hồn như được dùng trong Thánh Kinh thì trong bài Linh Hồn tôi đã viết: Ngoài nghĩa rộng là “sinh mạng” hay “sự sống,” từ ngữ linh hồn khi được dùng cho loài người có ý nói đến một thực thể gọi là loài người, được Thiên Chúa sáng tạo cách đặc biệt. Linh hồn chính là loài người. Hai câu dưới đây đều có cùng một nghĩa như nhau: (1) A-đam có một thân thể xác thịt ra từ bụi đất và một thân thể thiêng liêng, gọi là tâm thần, ra từ hơi thở sống của Thiên Chúa. (2) Linh hồn A-đam có một thân thể xác thịt ra từ bụi đất và một thân thể thiêng liêng, gọi là tâm thần, ra từ hơi thở sống của Thiên Chúa. Không phải A-đam có linh hồn, có thân thể xác thịt, và có thân thể thiêng liêng, mà là A-đam chính là một linh hồn; linh hồn đó có một thân thể xác thịt và một thân thể thiêng liêng. Trong Thánh Kinh chúng ta vẫn thường gặp cách dùng chữ “linh hồn của tôi.” Tuy nhiên, ý nghĩa của nhóm chữ đó không có nghĩa là “tôi có một linh hồn;” mà có nghĩa là “mạng sống của tôi” hoặc  “trong nơi sâu kín của bản ngã tôi.” Như vậy, có khi từ ngữ linh hồn được dùng với ý nghĩa là một thực thể thiêng liêng tồn tại độc lập với tâm thần và xác thịt, thí dụ: “Vì Chúa sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi trong âm phủ, Cũng không để người thánh Chúa thấy sự hư nát.” (Thi Thiên 16:10) “Khi Ngài tháo dấu ấn thứ năm, tôi thấy dưới bàn thờ có linh hồn những kẻ đã bị giết vì Lời của Đức Chúa Trời và vì chứng cớ mà họ đã giữ lấy.” (Khải Huyền 6:9)
Hỏi & Đáp: Thắc Mắc về Bài Viết Linh Hồn                                                                         2
Có khi từ ngữ linh hồn được dùng với ý nghĩa là một thực thể thiêng liêng ở trong một thân thể thiêng liêng và ở trong một thân thể vật chất, thí dụ: “Giê-hô-va Thiên Chúa bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.” (Sáng Thế Ký 2:7) “Áp-ram dẫn Sa-rai, vợ mình, Lót, cháu mình, cả gia tài đã thâu góp, và các đầy tớ đã được tại Cha-ran, từ đó ra, để đi đến xứ Ca-na-an; rồi, chúng đều đến xứ Ca-na-an” (Sáng Thế Ký 12:5). Nhóm chữ “các đầy tớ” trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ của Thánh Kinh là “những linh hồn.” Thiên Chúa tạo nên thân thể thiêng liêng và thân thể vật chất của loài người bằng các chất liệu đã có sẵn (thần khí và bụi đất) nhưng Ngài sáng tạo linh hồn của loài người từ không thành có. Linh hồn, tâm thần và thể xác của tất cả mọi người đã được Thiên Chúa sáng tạo trong A-đam và sẽ theo thứ tự mà hiện ra, để chỉ có một dòng dõi loài người mà thôi. Như vậy, khi nói “Linh hồn A-đam được sáng tạo trực tiếp bởi Thiên Chúa. Linh hồn Ê-va được Thiên Chúa làm nên từ linh hồn A-đam. Còn lại, linh hồn mỗi người trong thế gian được sinh ra bởi cha mẹ của mình,” là nói mỗi linh hồn ra từ A-đam vẫn là do Thiên Chúa tạo ra, nhưng không phải là sự sáng tạo trực tiếp như Thiên Chúa đã sáng tạo linh hồn A-đam. Giăng 3:6 nói về thân thể xác thịt của chúng ta cũng cần được tái sinh và sự tái sinh của thân thể xác thịt sẽ xảy ra trong ngày Đấng Christ đến. Khi đó, thân thể xác thịt được tái sinh của chúng ta (tức là được phục sinh hoặc được sinh từ trên cao hoặc được sinh bởi Đức Thánh Linh) sẽ trở thành một thân thể “vật chất-thiêng liêng” (tôi thường dùng từ ngữ “siêu vật chất” để gọi, vì thân thể mới này của chúng ta được phục hồi từ thân thể xác thịt vật chất hiện tại nhưng lại không bị giới hạn bởi các định luật vật lý và có thể hiện diện trong thiên đàng). A-đam có thân thể xác thịt sinh ra thân thể xác thịt của chúng ta. A-đam có thân thể thuộc linh sinh ra thân thể thuộc linh của chúng ta, và linh hồn A-đam sinh ra linh hồn của chúng ta. Thánh Kinh ghi rõ: “Vả, hơi sống của Thiên Chúa dầu có dư dật, chỉ làm nên một người mà thôi. Nhưng vì sao chỉ làm một người? Ấy là vì tìm một dòng dõi thánh” (Ma-la-chi 2:15). Tương tự như sự kiện tất cả con dân Chúa đều được tái sinh ở trong Đấng Christ nhưng không có nghĩa là mọi người xuất hiện cùng một lúc. Ngay cả sự sống lại của thân thể vật chất cũng theo thứ tự với Đấng Christ là trái đầu mùa. Hê-bơ-rơ 7:10 chép: “vì lúc Mên-chi-xê-đéc đi đón tiên tổ, thì Lê-vi còn ở trong lòng tổ phụ” không phải chỉ nói về thân thể xác thịt của Lê-vi ở trong Áp-ra-ham mà là toàn vẹn con người Lê-vi: Một linh hồn ở trong một thân thể thiêng liêng là tâm thần cùng lúc ở trong một thân thể vật chất là xác thịt. A-đam là một linh hồn sống loài người, cho nên, A-đam sinh ra mọi linh hồn sống loài người theo như mạng lệnh của Thiên Chúa: "Thiên Chúa ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất" (Sáng Thế Ký 1:28). Nếu hiểu rằng mạng lệnh của Thiên Chúa trong Sáng Thế Ký 1:28 chỉ là mạng lệnh sinh sản về xác thịt hoặc Hê-bơ-rơ 7:10 chỉ nói về phần thân thể xác thịt của Lê-vi, thì Ma-la-chi 2:15 sẽ trở thành hoàn toàn vô nghĩa. Riêng trường hợp Ê-va ra từ A-đam tương tự như sự sinh sản phân bào của một tế bào. Chúng ta biết một tế bào sinh sản theo lối phân bào bằng cách thắt lại ở giữa rồi tách ra thành hai tế bào mới. Cả hai tế bào mới đều có đầy đủ mã DNA giống nhau và giống tế bào ban đầu, nhưng có thể phát triển khác nhau. Linh hồn là một thực thể thiêng liêng, khác với tâm thần là thân thể thiêng liêng. Linh hồn là bản ngã còn tâm thần là thân thể của linh hồn, giúp linh hồn tiếp xúc với thế giới thuộc linh. Thánh Kinh nói Đức Chúa Trời là Thần (tức nói về thân thể thiêng liêng của Đức Chúa Trời) nhưng thánh Kinh cũng nói đến linh hồn Đức Chúa Trời, tức bản ngã của thực thể Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 10:38). Là một thực thể thiêng liêng được Thiên Chúa dựng nên giống như Ngài cho nên linh hồn có ý thức: ý thức về chính mình, ý thức về Thiên Chúa và các thần linh (thiên sứ) cùng thế giới vật chất do Thiên
Hỏi & Đáp: Thắc Mắc về Bài Viết Linh Hồn                                                                         3
Chúa dựng nên. Tuy nhiên, linh hồn cần có một thân thể vật chất để tiếp xúc với và nhận thức thế giới vật chất. Linh hồn ý thức ngọn nến đang cháy lung linh trên bàn nhưng nếu không có thân thể xác thịt thì linh hồn không thể di chuyển ngọn nến hoặc cảm nhận được hơi ấm phát ra từ lửa của ngọn nến. Ngay cả Đức Chúa Con là Thiên Chúa, là Thần, tức là một thực thể thiêng liêng, khi muốn thi hành sự gánh thay án phạt tội lỗi cho loài người cũng phải nhập thế làm người, mang lấy một thân thể vật chất bằng xác thịt để có thể chịu khổ và chịu chết, vì cớ tội lỗi của loài người được thể hiện qua hành động của xác thịt. Trong khi đang ở giữa thế giới vật chất, linh hồn cũng cần có một thân thể thiêng liêng để tiếp xúc với và nhận thức thế giới thiêng liêng. Chúng ta không hiểu rõ chức năng và sự hoạt động của thân thể thiêng liêng là tâm thần, nhưng Thánh Kinh dạy và chúng ta ý thức rằng, sự tin cậy, kính sợ, và thờ phượng Thiên Chúa một cách chân thật của chúng ta là xuất phát từ tâm thần (Giăng 4:23- 24). Dĩ nhiên, Thiên Chúa và các thần linh do Ngài sáng tạo không cần phải có một thân thể xác thịt để chi phối thế giới vật chất của chúng ta, vì thế giới thiêng liêng có quyền hạn trên thế giới vật chất, nhưng nếu muốn tương tác với thế giới vật chất thì phải có một thân thể vật chất. Đó là lý do tại sao các thiên sứ phải dùng hình người để tương tác với loài người và Đấng Christ phải được sinh ra trong xác thịt. Ngay cả Sa-tan, là chúa của đời này (Ma-thi-ơ 4:8-9; II Cô-rinh-tô 4:4), nhưng trong những ngày cuối cùng cũng phải dùng thân thể xác thịt của Anti-Christ để cai trị thế gian. Khi linh hồn ở trong thế giới thuộc linh như thiên đàng (tầng trời thứ ba) hoặc âm phủ hoặc hồ lửa thì không cần phải có thân thể thuộc linh, để nhận thức và giao tiếp với thế giới thuộc linh, vì linh hồn chính là một thực thể thuộc linh. Riêng, trong mối tương giao mật thiết với Thiên Chúa thì linh hồn vẫn cần thân thể thuộc linh để có thể hiệp làm một với Thiên Chúa. Những điều này mầu nhiệm, vượt ngoài suy tư của chúng ta đang khi chúng ta còn ở trong thân thể xác thịt này. Chúng ta chỉ lấy đức tin mà nhận lãnh, vì Thánh Kinh dạy chúng ta như vậy. Linh hồn loài người bất diệt vì Thiên Chúa đã đặt để sự đời đời trong nó: “Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người” (Truyền Đạo 3:11). Chúng ta cũng có thể nói rằng, không một điều gì do Thiên Chúa sáng tạo có thể trở thành hư không. Vì nếu có quyền lực nào  khiến cho sự sáng tạo của Thiên Chúa trở thành hư không thì Thiên Chúa không toàn năng mà chính quyền lực đó mới là toàn năng. Sa-tan đã lầm lẫn giữa sự chết và sự trở thành hư không. Sa-tan tưởng rằng, nếu nó có thể cám dỗ cho loài người phạm tội và bị chết thì loài người trở thành hư không, và như vậy, nó hủy hoại được công trình sáng tạo quan trọng nhất của Thiên Chúa. Nhưng, sự chết của loài người không hề có nghĩa là loài người bị hủy diệt, trở thành hư không. Sự chết của loài người chỉ có nghĩa là sự phân rẽ ra khỏi Thiên Chúa và đem lại hậu quả là sự phân rẽ trong chính bản thể của loài người: linh hồn bị phân rẽ khỏi Thiên Chúa, bị phân rẽ khỏi thân thể vật chất và thân thể thiêng liêng. Thiên Chúa có quyền phục hồi, tái sinh, dựng nên mới linh hồn, tâm thần, và xác thịt của loài người vào trong một thế giới cao hơn thế giới vật chất tạm này. Thế giới cao hơn đó chính là trời mới đất mới, mà thuộc linh và thuộc thể giao hòa làm một, như thân thể phục sinh của Đức Chúa Jesus Christ đã minh chứng. Ngay cả sự chết (do chính Thiên Chúa tạo nên để hình phạt những kẻ có tội) cũng còn lại đời đời và bị giam trong hồ lửa (Khải Huyền 20:14). Vì thế, trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời sẽ không có sự phân rẽ (tức sự chết) nhưng trong hỏa ngục thì có sự phân rẽ đời đời khỏi Đức Chúa Trời (tức sự chết đời đời). Sự phân rẽ trong hỏa ngục không giới hạn giữa các linh hồn phạm tội với Đức Chúa Trời mà còn là giữa họ với nhau. Trong hỏa ngục, mỗi tội nhân chết đối với Đức Chúa Trời và chết đối với nhau. Thưa anh B. Vấn đề là tôi không biết cách và không có đủ ngôn từ để trình bày mạch lạc điều tôi hiểu chứ không phải là anh sai sót trong nhận định về bài viết của tôi. Tôi rất biết ơn anh đã nêu ra các câu hỏi để tôi có thể kiện toàn bài viết về Linh Hồn. Tôi đề nghị là chúng ta dẹp bỏ các quan điểm thần học trước giờ chúng ta thu thập được để chỉ bởi sự cầu nguyện, sự đọc Lời Chúa, và sự giảng giải của Đức Thánh Linh mà tìm hiểu về lẽ thật của Thánh Kinh. Nếu anh có sự thông hiểu nào dựa trên Thánh Kinh về tâm thần, linh hồn khác với điều tôi trình bày thì xin anh chia sẻ với tôi. Tôi cũng mong anh
Hỏi & Đáp: Thắc Mắc về Bài Viết Linh Hồn                                                                         4
đọc và góp ý các bài giải nghĩa những câu Thánh Kinh có liên quan đến tâm thần. Nếu anh có thời gian để nghe các audio thì sẽ tốt hơn, vì trong khi chia sẻ tôi có thêm ý và dùng thí dụ để trình bày. Cám ơn anh và kính chúc anh luôn ngập tràn trong lẽ thật của Lời Chúa.
Huỳnh Christian Timothy 11.11.2012
Copyright Notice: All Rights Reserved © 2012 Vietnamese Christian Mission Ministry. Thông Báo Tác Quyền: Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry. Mọi người có thể sao chép, phổ biến dưới mọi hình thức nhưng xin giữ đúng nguyên văn, kể cả thông báo về tác quyền này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét