Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5


Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5
Biến Cố 6: Cuộc Chiến Tại Trung Đông Theo Lời Tiên Tri Trong Thi Thiên 83
Cho đến cuối thế kỷ 20, các nhà giải kinh chuyên về "Lai Thế Học" [1] chỉ chú trọng về hai cuộc chiến trên lãnh thổ I-sơ-ra-ên trong những ngày cuối cùng của lịch sử các chính quyền do loài người lãnh đạo. Cuộc chiến thứ nhất sẽ do một liên minh quân sự các quốc gia từ phía bắc của quốc gia I-sơ-ra-ên, sẽ tiến công I-sơ-ra-ên vào buổi đầu của Thời Đại Nạn, như được ghi chép trong Ê-xê-chi-ên 38 và 39. Cuộc chiến thứ nhì, thường được biết dưới tên "Cuộc Chiến tại Ha-ma-ghê-đôn" (Khải Huyền 16:16), là cuộc chiến sẽ xảy ra vào cuối của Thời Đại Nạn. Đây sẽ là cuộc chiến giữa Đức Chúa Jesus Christ và các thế lực quân sự của AntiChrist, như được ghi lại trong Khải Huyền 19:11-21. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 21, một số nhà giải kinh đã khám phá ra, ngoài hai cuộc chiến vừa kể, sẽ có một cuộc chiến lớn, xảy ra tại Trung Đông trong một ngày rất gần đây, trước Thời Đại Nạn. Đó sẽ là cuộc chiến giữa quốc gia I-sơ-ra-ên và các lân bang Hồi Giáo, bao gồm các lực lượng khủng bố Hồi Giáo. Cuộc chiến đó đã được tiên tri trong Thi Thiên 83 và Ê-sai 17. Cuộc chiến đó khác hẵn với cuộc chiến được tiên tri trong Ê-xê-chi-ên 38 và 39, bởi vì hai lẽ sau đây: • Danh sách các dân tộc sẽ tấn công I-sơ-ra-ên được ghi trong Thi Thiên 83 khác với danh sách các dân tộc sẽ tấn công I-sơ-ra-ên được ghi trong  Ê-xê-chi-ên 38 và 39. • Cuộc chiến được ghi trong Ê-xê-chi-ên 38 và 39 xảy ra một cách bất ngờ, khi dân I-sơ- ra-ên đang sống trong hòa bình. Từ khi nhân loại bước vào thế kỷ 21, tình hình chính trị và quân sự tại Trung Đông đã sôi động và biến chuyển liên tục một cách lạ lùng, khiến cho tất cả các nhà chính trị và quân sự đều bị bất ngờ. Tuy nhiên, đối với những ai tin và suy ngẫm Thánh Kinh, thì rõ ràng là từng biến cố xảy ra tại Trung Đông, kể từ những năm đầu thập niên 2010 của thế kỷ 21 cho đến hiện tại (tháng 6/2013), là nhằm chuẩn bị cho Kỳ Tận Thế. Chắc chắn, cuộc chiến lớn sắp xảy ra tại Trung Đông, như đã được tiên tri trong Thi Thiên 83, sẽ là yếu tố chính để biến tổ chức Liên Hiệp Quốc thành một chính quyền toàn cầu, và đưa AntiChrist lên ngôi, mở màn cho Kỳ Tận Thế. Chúng ta hãy cùng nhau lướt qua những biến cố quan trọng tại Trung Đông, kể từ đầu thập niên 2010 của thế kỷ 21 cho đến nay. Những Biến Cố Quan Trọng tại Trung Đông • Ngày 18.12.2010, một cuộc biểu tình phản đối chính quyền tại Tuy-ni-di (Tunisia), một quốc gia Ả-rập ở bắc Phi, nổ ra, sau đó, biến thành cuộc "Cách Mạng Hoa Lài" (Jasmin Revolution) và khiến cho tổng thống Ben Ali của Tuy-ni-di, sau 23 năm cầm quyền, phải từ chức và trốn ra khỏi nước vào ngày 24.1.2011. (Hoa lài là loài hoa tiêu biểu cho quốc gia Tuy-ni-di). KTT_014 Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5                            Trang 1
• Cuộc "Cách Mạng Hoa Lài" tại Tuy-ni-di đã khởi động những cuộc nổi dậy, diễu hành, và biểu tình phản đối chính quyền cách nghiêm trọng trong các quốc gia Ả-rập. Những cuộc nổi dậy đó được gọi chung là "Mùa Xuân Ả-rập" (Arab Spring). • Tiếp theo Tuy-ni-di, ngày 25.1.2011, một cuộc biểu tình chống chính quyền nổ ra tại Ai- cập, và kéo dài đến ngày 11.2.2011, chưa tròn ba tuần lễ, thì tổng thống Hosni Mubarak của Ai-cập đã phải từ chức. • Ngày 15.2.2011, một cuộc biểu tình chống chính quyền nổ ra tại Ly-bi (Lybia), một quốc gia thuộc Bắc Phi, nằm giữa Tuy-ni-di và Ai-cập. Khi lực lượng an ninh của Ly-bi nổ súng vào những người biểu tình thì cuộc biểu tình trở thành nội loạn có vũ trang. Ngày 26.2.2011, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (United Nations Security Council) đã phong tỏa các nguồn tài sản của lãnh tụ Muammar Gaddafi và những người thân cận của ông, đồng thời cấm họ di chuyển ra nước ngoài và giao trình hồ sơ cho Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court) để điều tra và xét xử họ về các tội ác vi phạm nhân quyền. Ngày 28.8.2011, quân nổi loạn hoàn toàn làm chủ thủ đô Ly-bi. Ngày 16.9.2011, Liên Hiệp Quốc công nhận Hội Đồng Chuyển Tiếp Quốc Gia (National Transitional Council) do quân nổi loạn lập ra, là đại diện hợp pháp cho dân Ly-bi. Ngày 20.10.2011, Muammar Gaddafi, bị bắt và bị bắn chết trong khi đang lẫn trốn quân nổi loạn. • Ngày 15.3.2011, một cuộc biểu tình chống chính quyền nổ ra tại Sy-ri (Syria) mở đầu cho một cuộc nội chiến kéo dài cho đến ngày hôm nay (15.6.2013). Tính đến đầu tháng 6.2013, tổng số người chết trong cuộc nội chiến tại Sy-ri đã lên đến trên 100,000, trong đó, có hơn 5,000 là trẻ em. Hiện nay, chính quyền của Tổng Thống Bashar al-Assad có thể bị giải thể bất kỳ lúc nào. • Ngày 23.11.2011, dưới áp lực của những cuộc biểu tình chống chính quyền, Tổng Thống Ali Abdullah Saleh của Yemen, đã phải ký nhận từ chức, giao quyền lại cho phó tổng thống. Ngoài ra, phong trào "Mùa Xuân Ả-rập" còn lan rộng đến các quốc gia: An-giê-ri (Algeria), Ả Rập Sau-đi (Saudi Arabia), Ba-ren (Bahrain), Di-biu-ti (Djibouti), Iraq, Giô-đanh (Jordan), Ku- uết (Kuwait), Ma-rốc (Maroc), Ma-ri-ta-ni (Mauritanie), Mo-róc-cô (Morocco), Ô-man (Oman), và Xu-đăng (Sudan)... Điểm quan trọng là thế lực chính đứng đàng sau phong trào này là "Hội Anh Em Hồi Giáo" (Society of the Muslim Brothers, còn gọi là: Muslim Brotherhood) Hội này là một thế lực Hồi Giáo thù nghịch I-sơ-ra-ên và có sức ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới của các quốc gia theo Hồi Giáo. Hội này là cha đẻ của nhóm khủng bố Hamas, là thế lực đang cầm quyền trong vùng Gaza. Nếu chúng ta hiểu rằng, mục đích chính của Sa-tan là hủy diệt dân tộc I-sơ-ra-ên để Đức Chúa Trời không thể hoàn thành lời hứa của Ngài với Áp-ra-ham, thì chúng ta có thể thấy rõ, Sa-tan đang tìm cách liên kết các nước Ả-rập Hồi Giáo thành một liên minh, mong tiêu diệt I- sơ-ra-ên trong những ngày sắp tới. Không phải là Sa-tan chẳng hiểu biết gì về Thi Thiên 83, Ê-xê-chi-ên 38, 39, và toàn bộ nội dung của sách Khải Huyền, để biết rằng mọi nổ lực của nó đều không cứu nó khỏi số phận đời đời Thiên Chúa đã định sẵn cho những kẻ chống nghịch Ngài. Tuy nhiên, Sa-tan "không tin" Lời Chúa. Sa-tan nghĩ rằng nó có thể thắng được ý định và năng lực của Thiên Chúa. Sa- tan nghĩ rằng, chỉ cần khiến cho không có đủ số người gia nhập vào Hội Thánh hoặc tiêu diệt được dân I-sơ-ra-ên thì nó chứng minh được Thiên Chúa không thành tín và không có đủ
KTT_014 Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5                            Trang 2
năng lực. Và như vậy, Thiên Chúa không có quyền phán xét và hình phạt nó.
Bản đồ vị trí các quốc gia bị ảnh hưởng bởi phong trào "Mùa Xuân Ả-rập" Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Arab_Spring
Có lẽ, sau khi cuộc nội chiến tại Sy-ri kết thúc thì cuộc chiến theo Thi Thiên 83 sẽ xảy ra. Các nhà phân tích thời cuộc trên thế giới đều đồng ý rằng, chính quyền của Tổng Thống Bashar al- Assad tại Sy-ri sẽ bị giải thể nay mai. Bởi vì, ngoài ba quốc gia: Nga, Trung Quốc, và Iran, các quốc gia khác, kể cả các nước Ả-rập Hồi Giáo, đều muốn cho Tổng Thống Bashar al-Assad thoái vị. Quân nổi loạn tại Sy-ri đã công khai tuyên bố rằng, sau khi lật đổ chính quyền hiện tại của Sy-ri, họ sẽ hướng nòng súng về phía I-sơ-ra-ên. Nói cách khác, sau khi lật đổ chính quyền tại Sy-ri, quân nổi loại Sy-ri sẽ tấn công I-sơ-ra-ên. Cuộc chiến sắp tới tại Trung Đông sẽ là một cuộc chiến xảy ra giữa I-sơ-ra-ên và liên minh mười sắc dân Ả-rập Hồi Giáo. Thi Thiên 83 đã liệt kê tên các dân tộc sẽ liên minh với nhau trong cuộc chiến đó: Ê-đôm, Ích-ma-ên, Mô-áp, Ha-ga-rít, Ghê-banh, Am-môn, A-ma-léc, Phi- li-tin, Ty-rơ, và A-si-ri. Thi Thiên 83: 1 Đức Chúa Trời ôi! xin chớ làm thinh. Đức Chúa Trời ôi! xin chớ nín lặng, chớ đứng yên. 2 Vì, kìa, các kẻ thù nghịch Chúa náo loạn, và những kẻ ghét Chúa ngước đầu lên. 3 Chúng nó toan mưu độc hại dân sự Chúa, bàn nghị nhau nghịch những kẻ Chúa che giấu. 4 Chúng nó nói rằng: Hãy đến tuyệt diệt chúng nó đến nỗi không còn làm nước, hầu cho danh I-sơ-ra-ên không còn được kỷ niệm nữa. 5 Vì chúng nó một lòng bàn nghị nhau, lập giao ước nghịch cùng Chúa:
KTT_014 Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5                            Trang 3
6 Các trại Ê-đôm và người Ích-ma-ên, Mô-áp và người Ha-ga-rít. 7 Ghê-banh, Am-môn, và A-ma-léc, Người Phi-li-tin, với dân Ty-rơ; 8 A-si-ri cũng hiệp với chúng nó, mà giúp đỡ con cháu Lót. 9 Hãy đãi chúng nó như Ma-đi-an, như Si-sê-ra, như Gia-bin tại khe Ki-sôn, 10 Là kẻ bị hư nát tại Ên-đô-rơ, trở thành phân cho đất. 11 Hãy làm cho các người tước vị chúng nó giống như Ô-rép và Xê-ép. Và hết thảy quan trưởng họ giống như Xê-bách và Xanh-mu-na; 12 Vì chúng nó nói rằng: Ta hãy chiếm lấy làm của các nơi ở Đức Chúa Trời. 13 Đức Chúa Trời tôi ôi! hãy làm cho chúng nó giống như bụi bị gió cuộn, tợ như rơm rạ ở trước gió. 14 Lửa thiêu đốt rừng, lửa ngọn cháy núi thể nào, 15 Hãy lấy trận bão Chúa đuổi rượt chúng nó, và dùng dông tố Chúa khiến chúng nó kinh khiếp thể ấy. 16 Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy làm mặt chúng nó đầy nhuốc nhơ, để chúng nó tìm cầu danh Ngài. 17 Nguyện chúng nó bị hổ thẹn và thất kinh đến đời đời; Nguyện chúng nó bị hổ ngươi và hư mất; 18 Hầu cho chúng nó biết rằng chỉ một mình Chúa, danh là Đức Giê-hô-va, là Đấng Chí cao trên khắp trái đất. Mười Sắc Dân Ả-rập Trong Thi Thiên 83 Thi Thiên 83, như đã trích dẫn trên đây, liệt kê tên mười dân tộc thù ghét Đức Chúa Trời của I- sơ-ra-ên và chính dân I-sơ-ra-ên. Họ sẽ liên kết với nhau để tiến đánh và tiêu diệt I-sơ-ra-ên. Danh sách của các dân đó được liệt kê theo thứ tự sau đây: 1. Ê-đôm (con cháu Ê-sau – Sáng Thế Ký 25:30), là những người Ả-rập đang sống ở miền nam của Giô-đanh (Jordan) [2]. 2. Ích-ma-ên (con cháu Áp-ra-ham – Sáng Thế Ký 16:15), là những người Ả-rập Sau-đi (Saudi Arabia) [3]. 3. Mô-áp (con cháu Lót – Sáng Thế Ký 19:37), là những người Ả-rập đang sống ở miền trung của Giô-đanh [4]. 4. Ha-ga-rít (I Sử Ký 5 – là một trong các chi tộc Ích-ma-ên), là những người Ả-rập đang sống ở miền trung của Giô-đanh [5]. 5.Ghê-banh (Tên một vùng đất thuộc Lebanon ngày nay), là vùng đất thuộc quyền của quân khủng bố Héc-bô-la (Hezbollah) và chính quyền Lê-ba-non (Lebanon) [6]. 6. Am-môn (con cháu Lót – Sáng Thế Ký 19:38), là những người Ả-rập đang sống ở miền bắc của Giô-đanh [7]. 7. A-ma-léc (con cháu Ê-sau – Sáng Thế Ký 36:12), là những người Ả-rập đang sống ở khu vực Si-na-i (Sinai) [8]. 8. Phi-li-tin (con cháu của Mích-ra-im thuộc dòng dõi Cham – Sáng Thế Ký 10:6, 13), lực lượng Ha-mác (Hamas) đang sống trong vùng Ga-da (Gaza Strip) và lực lượng Pa- lét-tin (Palestine) đang sống trong vùng Tây Ngạn (West Bank) [9]. 9. Ty-rơ (Tên một vùng đất thuộc Lebanon ngày nay – Giô-suê 19:29; II Sa-mu-ên 6:11), là nơi quân khủng bố Héc-bô-la (Hezbollah) đặt tổng hành dinh [10]
KTT_014 Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5                            Trang 4
10. A-si-ry là vùng đất thuộc Syria và  Iraq ngày nay. (Giúp con cháu Lót, tức giúp Mô- áp và Am-môn, tức giúp Jordan). Dân A-si-ry là con cháu của người con thứ hai của Sem, là A-su-rơ (Sáng Thế Ký 10:22) [11]. Như vậy, trong cuộc chiến sắp tới này, I-sơ-ra-ên phải cùng một lúc chống đỡ bốn mặt giáp công của kẻ thù: Phía bắc và phía đông bắc có Lebanon, Hezbollah và Syria; phía đông có Palestine vùng West Bank, Syria và Jordan; phía đông nam có Jordan, Saudi Arabia; phía tây và phía tây nam có Palestines với lực lượng Hamas từ Gaza Strip và các lực lượng khủng bố Hồi Giáo từ Sinai. Tuy nhiên, như lịch sử đã nhiều lần chứng minh, quân đội hùng mạnh của I-sơ-ra-ên chắc chắn sẽ đập tan các cuộc tiến công của kẻ thù. Chẳng những vậy, giống như đã nhiều lần xảy ra trong quá khứ, quân đội I-sơ-ra-ên sẽ chiếm đóng các vùng đất thuộc lãnh thổ của kẻ thù.
Minh họa vị trí của mười sắc dân Ả-rập sẽ tham dự cuộc chiến theo Thi Thiên 83 [12]. Hậu Quả của Cuộc Chiến Dưới đây là một số những điều "rất có thể xảy ra" trong và sau cuộc chiến tại Trung Đông như đã được tiên tri trong Thi Thiên 83 và Ê-sai 17: 1. Rất có thể, I-sơ-ra-ên sẽ chiếm đóng Lebanon và quét sạch lực lượng khủng bố
KTT_014 Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5                            Trang 5
Hezbollah. 2. Rất có thể, I-sơ-ra-ên sẽ chiếm đóng dãi Gaza và quét sạch lực lượng khủng bố Hamas. 3. Rất có thể, I-sơ-ra-ên sẽ chiếm đóng vùng West Bank và quét sạch các lực lượng vũ trang Palestine. 4. Rất có thể, I-sơ-ra-ên sẽ chiếm đóng toàn vùng bán đảo Sinai của Ai-cập và quét sạch các lực lượng khủng bố Hồi Giáo tại đó. 5. Rất có thể, I-sơ-ra-ên sẽ chiếm đóng lãnh thổ của Syria và Jordan, bao gồm vùng Petra mà vào giữa Thời Đại Nạn, Đức Chúa Trời sẽ đưa dân I-sơ-ra-ên vào lánh nạn diệt chủng bởi AntiChrist tại đó. 6. Rất có thể, trước sức mạnh của quân lực I-sơ-ra-ên, quân đội Syria sẽ dùng đến vũ khí hóa học, khiến cho hàng chục ngàn thường dân I-sơ-ra-ên bị thiệt mạng. Khi đó, I- sơ-ra-ên phải dùng đầu đạn nguyên tử để hủy diệt Thủ Đô Đa-mách (Damascus) của Syria. Đa-mách có thể là nơi đặt để tổng hành dinh tham mưu của liên quân Ả-rập. Nếu I-sơ-ra-ên hủy diệt Thủ Đô Đa-mách bằng đầu đạn nguyên tử và đe dọa tấn công thủ đô các nước Ả-rập tham chiến bằng đầu đạn nguyên tử, là I-sơ-ra-ên sẽ chấm dứt ngay lập tức các mũi tiến công của kẻ thù từ bốn phía. Ê-sai 17:1 ghi lại lời tiên tri về Thủ Đô Đa-mách của Syria như sau: "Nầy, Đa-mách bị trừ ra, không kể làm thành nữa, và sẽ trở nên một đống đổ nát." Cũng trong cùng một phân đoạn, câu 4 nói về I-sơ-ra-ên như sau: "Xảy ra trong ngày đó, sự vinh hiển của Gia-cốp sẽ giảm đi, xác thịt mập mạp đổi ra gầy ốm." Phải chăng, dù I-sơ-ra-ên triệt hạ được các kẻ thù nhưng cũng sẽ bị tiêu hao đáng kể? 7. Rất có thể, sau khi Thủ Đô Đa-mách của Syria bị hủy diệt bởi đầu đạn nguyên tử, dẫn đến sự ngưng chiến. I-sơ-ra-ên sẽ không chịu hoàn trả các vùng đất đã chiếm đóng để tránh nạn bị quân khủng bố tái sử dụng các vùng đất đó, quấy phá I-sơ-ra-ên. 8. Rất có thể, vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, I-sơ-ra-ên sẽ tận dụng cơ hội để tấn công những cơ sở chế tạo vũ khí nguyên tử của Iran bằng các đầu đạn nguyên tử, nhằm vĩnh viễn vô hiệu hóa các cơ sở đó. Những nơi có bom nguyên tử nổ thì 50 năm sau vẫn còn bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ, không thể làm việc và sinh sống. 9. Rất có thể, trong cuộc chiến, đền thờ Hồi Giáo tại Giê-ru-sa-lem sẽ bị hủy diệt bởi chính bom đạn của phe Ả-rập, dọn đường cho sự tái xây dựng đền thờ Thiên Chúa của dân I-sơ-ra-ên. 10. Rất có thể, Liên Hiệp Quốc sẽ đứng ra thiết lập một hòa ước giữa I-sơ-ra-ên và các quốc gia Ả-rập tham chiến, để sớm ổn định việc tái sản xuất và vận chuyển dầu hỏa. Theo đó, I-sơ-ra-ên sẽ tiếp tục đóng quân trên một số vùng đất đã chiếm đóng. I ran và các quốc gia Ả-rập phải cam kết không gây chiến với I-sơ-ra-ên. Đây sẽ là một hòa ước mà AntiChrist sau khi lên ngôi sẽ tái cam kết và có lẽ định thêm rằng, sau thời gian bảy năm, nếu các nước Ả-rập không gây hấn, thì I-sơ-ra-ên phải trả lại các vùng đất đang chiếm đóng. 11. Rất có thể, sau cuộc chiến thì không còn chính quyền tự trị Palestine và dân Palestine sẽ bị sát nhập vào quốc gia I-sơ-ra-ên, không còn đòi hỏi thành lập một quốc gia Palestines.
KTT_014 Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5                            Trang 6
12. Rất có thể, liền sau cuộc chiến, đền thờ Thiên Chúa được dân I-sơ-ra-ên tái xây dựng tại Giê-ru-sa-lem, thay thế cho đền thờ Hồi Giáo đã bị phá hủy. Các nghi thức thờ phượng của Do-thái Giáo sẽ được tái lập. Dân tộc và quốc gia I-sơ-ra-ên dường như bắt đầu được sống trong hòa bình khi Liên Hiệp Quốc đứng ra nhận trách nhiệm trừng phạt bất cứ cuộc gây hấn nào xảy ra từ phía các nước Ả-rập.
Những điều "rất có thể" xảy ra trong và sau cuộc chiến tại Trung Đông theo Thi Thiên 83 như lượt kể trên đây là do chúng tôi dựa vào Lời Chúa đã hứa với dân I-sơ-ra-ên: "Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Khi Ta đã nhóm nhà I-sơ-ra-ên lại từ giữa các dân mà chúng nó đã bị tan tác trong đó, và Ta đã tỏ mình ra thánh giữa chúng nó trước mắt các dân, thì chúng nó sẽ ở trong đất mình mà Ta đã ban cho tôi tớ Ta là Gia-cốp. Chúng nó sẽ ở đó yên ổn, sẽ cất nhà và trồng vườn nho. Chúng nó sẽ ở đó yên ổn, khi Ta đã làm sự phán xét Ta nghịch cùng những kẻ ở chung quanh chúng nó, là kẻ đãi chúng nó cách khinh dể; và chúng nó sẽ biết rằng Ta là Giê-hô-va Thiên Chúa mình" (Ê-xê-chi-ên 28:24-26 ). Những quốc gia chung quanh và thù nghịch I-sơ-ra-ên sẽ bị Thiên Chúa phán xét trong cuộc chiến theo Thi Thiên 83 bao gồm các quốc gia: Lebanon, Syria, Jordan, Saudi Arabia, Egypt, và hai khu tự trị Gaza, West Bank của dân Palestine. "Đức Giê-hô-va phán: Nầy, những ngày đến, bấy giờ Ta sẽ làm cho tiếng kêu về giặc giã vang ra nghịch cùng Ráp-bát, tức thành của con cái Am-môn, nó sẽ trở nên một đống đổ nát; các con gái nó sẽ bị lửa đốt cháy, bấy giờ I-sơ-ra-ên sẽ chiếm lấy những kẻ đã chiếm lấy mình, Đức Giê-hô-va phán vậy" (Giê-rê-mi 49:2). "Hỡi dân cư Đê-đan, hãy trốn, xây lưng lại, đi ở trong các chỗ sâu; vì Ta sẽ khiến tai vạ của Ê-sau đến trên nó, là kỳ Ta sẽ thăm phạt nó" (Giê-rê-mi 49:8). "Ê-đôm sẽ nên gở lạ, mọi người đi qua sẽ lấy làm lạ; thấy tai vạ của nó, thì đều xỉ báng. Ấy sẽ giống như sự hủy hoại của Sô-đôm, Gô-mô-rơ, và các thành lân cận, Đức Giê- hô-va phán vậy. Ê-đôm sẽ không có người ở nữa, chẳng có một con người kiều ngụ tại đó" (Giê-rê-mi 49:17-18). Những câu Thánh Kinh trên đây liên quan đến nước Jordan và Saudi Arabia: Thành Ráp-bát nằm sát cạnh thủ đô Amman của Jordan. Trong thời của tiên tri Giê-rê-mi thì chưa có địa danh Amman. Thủ đô Amman hiện tại của Jordan chỉ cách thành Ráp-báp cổ vài km về hướng đông bắc. Am-môn là con cháu của Lót đang sống tại miền bắc của Jordan. Vùng đất Đê-đan thuộc về khoảng giữa của nước Saudi Arabia. Ê-sau là tổ phụ của dân Ê-đôm. Chúa sẽ phạt dân Ê- đôm là con cháu của Ê-sau đang sống ở miền nam của Jordan. Nhưng Chúa kêu gọi dân cư Đê-đan phải di tản. Điều đó cho thấy những trận đánh xảy ra trên đất Jordan sẽ lan đến vùng Đê-đan của Saudi Arabia. "Ấy là vì cớ sự hung bạo ngươi đối với anh em ngươi là Gia-cốp, mà ngươi sẽ mang hổ, và bị diệt đời đời" (Áp-đia 10)! "Nhà Gia-cốp sẽ là lửa, và nhà Giô-sép sẽ là ngọn lửa; nhà Ê-sau sẽ là đống rơm, mà chúng nó sẽ đốt và thiêu đi. Nhà Ê-sau sẽ không còn sót chi hết; vì Đức Giê-hô-va đã phán vậy. Những người ở phương nam sẽ được núi của Ê-sau, những kẻ ở đồng bằng sẽ được người Phi-li-tin làm kỷ vật, chúng nó sẽ được ruộng của Ép-ra-im và ruộng của Sa-ma-ri; những người Bên-gia-min sẽ được Ga-la-át" (Áp-đia 18-19).
KTT_014 Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5                            Trang 7
Trong cuộc chiến theo Thi Thiên 83, Thiên Chúa sẽ hủy diệt con cháu của Ê-sau. I-sơ-ra-ên sẽ như là ngọn lửa thiêu nuốt, còn Jordan sẽ như là đống rơm. Núi của Ê-sau, ruộng của Ép-ra- im, ruộng của Sa-ma-ri, và Ga-la-át bao gồm vùng tự trị West Bank Palestine và vùng đất phía bắc của Jordan, giáp liền với vùng West Bank. Các câu Thánh Kinh trên đây cho chúng ta biết, I-sơ-ra-ên sẽ hủy diệt kẻ thù và chiếm đóng lãnh thổ của họ, sát nhập dân Palestines của vùng West Bank vào quốc gia I-sơ-ra-ên. Từ đó, sẽ không bao giờ còn ai nhắc đến chuyện thành lập một quốc gia Palestines. "Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Vì dân Ê-đôm đã làm sự báo thù nghịch cùng nhà Giu- đa, và nhơn báo thù nhà ấy mà phạm tội nặng, nên Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Ta sẽ giá tay nghịch cùng Ê-đôm, sẽ dứt người và vật ở đó; Ta sẽ làm thành ấy nên hoang vu; từ Thê-man đến Đê-đan, chúng nó sẽ ngã bởi gươm.  Ta sẽ làm sự báo thù Ta trên Ê-đôm, bởi tay của dân I-sơ-ra-ên Ta; dân ấy sẽ đãi dân Ê-đôm theo như sự thạnh nộ và tức giận của Ta. Bấy giờ chúng nó sẽ biết sự báo thù của Ta là thế, Chúa Giê-hô-va phán vậy" (Ê-xê-chi-ên 25:12-14). Qua những câu Thánh Kinh trên đây, chúng ta biết dân Ê-đôm, con cháu của Ê-sau đang cư trú từ miền bắc Jordan (Thê-man) sẽ bị quân đội I-sơ-ra-ên truy diệt cho đến tận miền trung của Saudi Arabia (Đê-đan). Đó là lý do Chúa bảo dân cư Đê-đan phải lánh nạn. "Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Vì dân Phi-li-tin làm sự báo thù, làm sự báo thù theo lòng ghen ghét vô cùng mà muốn hủy diệt, bởi đó, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, Ta sẽ giá tay trên các người Phi-li-tin; sẽ dứt những người Cơ-rết; và Ta sẽ làm cho chết hết những kẻ còn sót lại ở trên mé biển" (Ê-xê-chi-ên 25:15-16). Dân Phi-li-tin tức là dân Palestines ngày nay. Dân Palestines đang sống tập trung trong vùng Gaza ở phía tây nam của I-sơ-ra-ên là vùng đất giáp ranh với Ai-cập, và trong vùng West Bank là vùng đất miền trung của I-sơ-ra-ên, giáp ranh với Jordan. Trong khi dân Palestines thuộc vùng West Bank sẽ bị sát nhập vào I-sơ-ra-ên như Áp-đia câu 19 đã tiên tri; thì dân Palestines tại vùng Gaza, dưới dự cai trị của quân khủng bố Hamas, là những kẻ ở trên mé biển Địa Trung Hải, sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Dân Gaza là dân luôn bắn hỏa tiển khủng bố dân I-sơ-ra-ên và mở ra nhiều cuộc chiến với dân I-sơ-ra-ên nhất trong mấy năm qua. Từ ngữ "Cơ-rết" có nghĩa là những kẻ tàn sát, được dùng rất chính xác để gọi quân khủng bố Hamas. Chúa sẽ đánh những người Palestines và diệt những kẻ tàn sát ở giữa dân Palestines, tức quân khủng bố Hamas, chuyên giết người vô tội. "Gánh nặng về Đa-mách. Nầy, Đa-mách bị trừ ra, không kể làm thành nữa, và sẽ trở nên một đống đổ nát. Các thành A-rô-e bị bỏ hoang, sẽ làm chỗ cho bầy chiên nằm nghỉ, chẳng ai kinh động. Đồn lũy của Ép-ra-im sẽ chẳng còn, ngôi nước của Đa-mách và dân sót của Sy-ri cũng vậy, khác nào sự vinh quang của con cái I-sơ-ra-ên, Đức Giê- hô-va vạn quân phán vậy. Xảy ra trong ngày đó, sự vinh quang của Gia-cốp sẽ giảm đi, xác thịt mập mạp đổi ra gầy ốm. Sẽ xảy ra như con gặt túm các ngọn lúa, rồi dùng cánh tay cắt lấy bông; lại như những gié lúa mót được ở nơi trũng Rê-pha-im vậy. Nhưng sẽ còn sót lại như là của mót, khác nào khi người ta rung cây ô-li-ve, còn hai ba trái trên chót nhánh rất cao, hoặc bốn năm trái trên những nhành xa của cây sai trĩu. Giê-hô-va Thiên Chúa của I-sơ-ra-ên phán vậy. Trong ngày đó, người ta sẽ ngó về Đấng tạo mình, và mắt trông thẳng đến Đấng Thánh của I-sơ-ra-ên" (Ê-sai 17:1-7). Qua mấy câu Thánh Kinh trên đây chúng ta có thể hiểu: Thủ đô Đa-mách của Syria sẽ bị I-sơ- ra-ên hủy diệt bằng đầu đạn nguyên tử, cho nên, "không còn kể làm thành nữa." Nhiều thành phố lớn của Syria sẽ bị bỏ hoang vì dân chúng di tản. Một trong những lý do thủ đô Đa-mách
KTT_014 Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5                            Trang 8
bị hủy diệt là vì đó là nơi đầu não của tất cả các thế lực chống I-sơ-ra-ên quy tụ. Đa-mách trở thành nơi bị Thiên Chúa rủa sả vì nó là sào huyệt của những âm mưu hãm hại I-sơ-ra-ên. Tuy nhiên, vũ khí hóa học của Syria tung ra trước đó cũng làm thiệt hại cho I-sơ-ra-ên cách đáng kể. Trong những ngày hoạn nạn và đau thương đó, dân I-sơ-ra-ên sẽ hướng lòng về Thiên Chúa và kêu cầu Thiên Chúa. Bởi vì, trước đó, dân I-sơ-ra-ên chỉ nương cậy vào các thế lực chính trị quốc tế và sức mạnh quân sự của chính mình, cho nên, Thiên Chúa cho phép sự thiệt hại nặng nề xảy ra để họ quay về, tìm cầu với Thiên Chúa. "Đương buổi chiều, nầy, có sự sợ hãi; kíp trước khi ban mai đã thành ra hư không. Ấy là phần của kẻ đã bóc lột chúng ta, là số phận xảy đến cho kẻ cướp chúng ta vậy" (Ê-sai 17:14). Có thể, đầu đạn nguyên tử sẽ được I-sơ-ra-ên bắn vào thủ đô Đa-mách lúc buổi tối. Đến sáng hôm sau thì các nước Ả-rập đầu hàng vô điều kiện, và quân đội I-sơ-ra-ên sẽ trú đóng luôn trên tất cả các vùng đất đã chiếm được. "Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát" (Sáng Thế Ký 15:18). Rất có thể, cuộc chiến theo Thi Thiên 83 sẽ làm ứng nghiệm lời của Thiên Chúa hứa với Áp- ra-ham. Quốc gia I-sơ-ra-ên sẽ hoàn toàn làm chủ các vùng đất trải dài từ sông Ni-lơ của xứ Ai-cập, cho đến sông Ơ-phơ-rát của xứ Syria.
Minh họa đường biên giới của I-sơ-ra-ên trước và sau cuộc chiến theo Thi Thiên 83. I-sơ-ra-ên sẽ chiếm một phần lãnh thổ của Ai-cập, toàn bộ lãnh thổ của Lebanon, Syria, Jordan, và một phần lãnh thổ của Saudi Arabia [13].
KTT_014 Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5                            Trang 9
Dựa vào thời sự của thế giới hiện nay và các lời tiên tri trong Thánh Kinh để suy luận, chúng ta có thể thấy được cuộc chiến Trung Đông như đã được tiên báo trong Thi Thiên 83 ắt phải xảy ra. Cuộc chiến đó sẽ giải quyết mọi tranh chấp tại Trung Đông và làm cho thay đổi hoàn toàn tình hình chính trị trên thế giới. Cuộc chiến đó sẽ mở đường cho một chính phủ toàn cầu dưới quyền thống lãnh của một chính trị gia tài năng chưa từng có trong lịch sử, tức là Antichrist. Cuộc Chiến Trung Đông theo Thi Thiên 83 có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và Hội Thánh của Chúa có thể được cất ra khỏi thế gian bất kỳ lúc nào, trước khi bảy năm đại nạn bắt đầu. Chúng ta không thể biết được điều nào xảy ra trước: Cuộc chiến theo Thi Thiên 83 hay sự kiện Chúa cất Hội Thánh ra khỏi thế gian. Tuy nhiên, chúng ta có thể biết chắc một điều: Nếu cuộc chiến theo Thi Thiên 83 xảy ra trước, thì đó là một sự thương xót lớn của Đức Chúa Trời dành cho Hội Thánh của Ngài. Cuộc chiến đó sẽ là tiếng loa tỉnh thức con dân Chúa. Có rất nhiều người trong Hội Thánh của Chúa cho đến giờ phút này vẫn còn sống trong tội. Họ sống trong tội vì họ tin nhận sự cứu rỗi của Chúa nhưng họ đã bị các giáo hội dẫn đi sai lạc Lời Chúa. Khi cuộc chiến theo Thi Thiên 83 xảy ra, thì họ sẽ giật mình, thức tỉnh, ăn năn, trở về với Lời Chúa và dọn lòng để tiếp đón Chúa trong ngày Chúa đến. Cùng một lúc, nhiều người chưa tin nhận Chúa, nhưng khi đối diện với sự ứng nghiệm của Thi Thiên 83, thì họ sẽ tin nhận Chúa. Trong số đó, sẽ có những độc giả của cuốn sách này. Mặt khác, một điều "rất có thể" xảy ra cho những con dân Chúa đã tận mắt chứng kiến cuộc chiến theo Thi Thiên 83 mà vẫn không ăn năn tội, là khi Chúa đến, họ sẽ bị bỏ lại và sẽ không bao giờ có thêm thêm cơ hội để ăn năn. Trong Thời Đại Nạn, họ sẽ trở nên cứng lòng hơn và sẽ đầu phục AntiChrist để được yên thân.
Ghi Chú [1] "Lai Thế Học" là một danh từ Hán Việt, có nghĩa là môn học về thế giới trong tương lai. Lai là sẽ đến. Thế là thế giới, nơi loài người sống. Học là tìm hiểu, nghiên cứu. [2] http://topicalbible.org/e/edom.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Edom [3] http://topicalbible.org/i/ishmaelites.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Ishmaelites [4] http://topicalbible.org/m/moab.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Moab [5] http://topicalbible.org/h/hagrites.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Hagrite [6] http://topicalbible.org/g/gebal.htm [7] http://topicalbible.org/a/ammon.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Ammon [8] http://topicalbible.org/a/amalek.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Amalek
KTT_014 Bảy Biến Cố Quan Trọng Trước Kỳ Tận Thế – Phần 5                            Trang 10
[9] http://topicalbible.org/p/philistia.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Philistia [10] http://topicalbible.org/t/tyre.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Tyre,_Lebanon [11] http://topicalbible.org/a/assyria.htm http://en.wikipedia.org/wiki/Assyria [12] Tải xuống bản đồ minh họa tại đây: http://www.mediafire.com/download/s39hb5jd9ch0naz/MH_Arab_Spring_map.png http://www.mediafire.com/download/kne6bl2559gt7ns/MH_CuocChienThiThien_83.png [13] Tải xuống bản đồ minh họa tại đây: http://www.mediafire.com/download/brqkr49nqede7h5/MH_NewIsraelMap.png
Copyright Notice: All Rights Reserved © 2013 Vietnamese Christian Mission Ministry. Thông Báo Tác Quyền: Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry. Mọi người có thể sao chép, phổ biến dưới mọi hình thức nhưng xin giữ đúng nguyên văn, kể cả thông báo về tác quyền này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét