Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Kỳ Tận Thế Theo Thánh Kinh

Kỳ Tận Thế Theo Thánh Kinh www.kytanthe.net
Thánh Kinh và Loài Người
Thánh Kinh [1] là tài liệu cổ duy nhất trong lịch sử văn chương của thế giới, nói rõ về nguồn gốc của vũ trụ và loài người. Thánh Kinh giải bày về một Thiên Chúa Tự Hữu Hằng Hữu (tự có và có đến mãi mãi), là Đấng Tạo Hóa đã dựng nên muôn loài vạn vật. Thánh Kinh cũng giải bày ý muốn của Thiên Chúa dành cho loài người. Thánh Kinh ghi lại lịch sử của loài người và tiên tri những gì sẽ xảy ra cho loài người, bao gồm: sự hình thành và thịnh suy của các dân tộc, sự tận thế, sự sống lại và sự sống đời đời của những người tin nhận Thiên Chúa, vương quốc ngàn năm an lạc dưới sự cai trị của Đức Chúa Jesus Christ, sự phán xét chung cuộc mọi kẻ ác, sự dựng nên trời mới đất mới, vương quốc đời đời của Đức Chúa Trời và những người thuộc về Ngài. Cuốn sách này hoàn toàn dựa trên Thánh Kinh, đối chiếu với lịch sử và thời sự để trình bày về “Kỳ Tận Thế” theo như Thánh Kinh đã tiên tri. Trước khi đi vào phần chính, chúng tôi muốn tóm lược một số điểm quan trọng dưới đây, để giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quát về Thánh Kinh, về lịch sử của loài người, về Thiên ý, mà hiểu rõ mục đích của sự tận thế theo Thánh Kinh. Vài Dữ Kiện về Thánh Kinh Sách đầu tiên trong Thánh Kinh là sách “Sáng Thế Ký,” ghi lại sự tạo dựng nên các tầng trời và đất, nguồn gốc của loài người. Sách cuối cùng trong Thánh Kinh là sách “Khải Huyền” chép những lời tiên tri về tiến trình tận thế và sự thiết lập trời mới đất mới trong cõi đời đời. Sáu mươi bốn sách còn lại của Thánh Kinh, ở giữa sách “Sáng Thế Ký” và sách “Khải Huyền,” ghi lại: Ý muốn của Thiên Chúa đối với loài người. Lịch sử phạm tội của loài người. Sự Thiên Chúa cứu rỗi loài người ra khỏi quyền lực của tội lỗi, ra khỏi hậu quả của tội lỗi là sự chết của thân thể xác thịt và sự bị phân rẽ đời đời khỏi Thiên Chúa, để phục hồi địa vị làm con Thiên Chúa của loài người. Có thể nói một cách tổng quát, Thánh Kinh bày tỏ mục đích của Thiên Chúa khi dựng nên loài người, tình yêu và ý muốn của Thiên Chúa đối với loài người. Nội dung của Thánh Kinh trình bày bảy lẽ thật quan trọng sau đây: 1. Chỉ có một Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa, tạo dựng nên muôn loài vạn vật, kể cả các thần linh (thiên sứ) và loài người. Thực thể Thiên Chúa bao gồm ba thân vị: Thiên Chúa Ngôi Cha, Thiên Chúa Ngôi Con, và Thiên Chúa Ngôi Linh. Không phải là có ba Thiên Chúa hay có một Thiên Chúa được biết đến qua ba danh xưng khác nhau, mà là, chỉ có một Thiên Chúa, được thể hiện trong ba thân vị, còn gọi là ba ngôi. Ba thân vị cùng là Thiên Chúa, cùng có từ đời đời, cùng chung bản thể và bản tính. 2. Loài người được dựng nên giống như Thiên Chúa, để làm con của Thiên Chúa và sống đời đời trong hạnh phúc với Ngài. Loài người giống như Thiên Chúa trong hình thể thiêng liêng lẫn hình thể vật chất, và trong bản tính.
KTT_002 Thánh Kinh                                                                                                   Trang 1
3. Loài người đã chống nghịch Thiên Chúa bởi sự không vâng lời Ngài, nên loài người bị mất đi đặc ân và đặc quyền làm con Thiên Chúa. Từ đó, lịch sử của loài người là đau khổ, bất an, thù hận, tranh chấp, sát hại lẫn nhau, và sự chết. 4. Thiên Chúa vô cùng yêu thương loài người nên đã ban cho loài người cơ hội và phương tiện được cứu ra khỏi tình trạng và địa vị phản nghịch Thiên Chúa, mà Thánh Kinh gọi là tội lỗi. 5. Sự cứu rỗi Thiên Chúa ban cho loài người bao gồm các phương diện: (1) Thiên Chúa Ngôi Cha, là Đức Chúa Trời, muốn cho mọi người được cứu rỗi và hiểu biết lẽ thật, nên đã hy sinh Con Một của Ngài là Thiên Chúa Ngôi Con, để làm của lễ chuộc tội cho nhân loại, bằng cách gánh thay án phạt cho nhân loại. (2) Thiên Chúa Ngôi Con, là Đức Chúa Jesus, vâng lời Đức Chúa Cha, nhập thế làm người để công bố ơn cứu rỗi của Đức Chúa Cha và chết thay cho tội lỗi của toàn thể nhân loại. (3) Thiên Chúa Ngôi Linh, là Đức Thánh Linh, tái sinh, tức là dựng nên mới những ai tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Jesus, khiến họ trở nên thánh khiết như Thiên Chúa và ban cho họ năng lực để tiếp tục sống thánh khiết theo ý muốn của Thiên Chúa. 6. Thiên Chúa sẽ phán xét thế gian (Kỳ Tận Thế) rồi thiết lập một vương quốc kéo dài suốt một ngàn năm trên đất, để chuẩn bị cho vương quốc đời đời của Ngài. 7. Sau thời kỳ của Vương Quốc Ngàn Năm, Thiên Chúa sẽ thiết lập trời mới đất mới. Trong trời mới đất mới đó, vương quốc của Ngài, bao gồm tất cả những ai tin nhận Ngài và vâng phục Ngài. Vương quốc đó sẽ còn lại cho đến đời đời. Để biết rõ nội dung của Thánh Kinh, phương cách tốt nhất là đọc Thánh Kinh từ trang đầu cho đến trang cuối. Người có đức tin nơi Thiên Chúa và tin rằng Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời, sẽ có sự thông hiểu Thánh Kinh cách sâu nhiệm và lạ lùng, khi người ấy đọc và suy ngẫm, rồi cẩn thận làm theo những sự dạy dỗ của Thánh Kinh. Đọc và suy ngẫm Thánh Kinh chỉ đem lại sự hiểu biết trong lý trí, nhưng sự hết lòng tin và cẩn thận làm theo những điều dạy dỗ của Thánh Kinh khiến cho một người thực nghiệm được tri thức của mình về Thiên Chúa. Về mặt hình thức, 66 sách trong Thánh Kinh được chia thành hai thời kỳ: Thời Kỳ Cựu Ước và Thời Kỳ Tân Ước. Có khoảng chừng 40 người bao gồm các thành phần trong xã hội: vua, thầy tế lễ, tiên tri, viên chức chính quyền, học giả, bác sĩ, nông dân, ngư phủ, mục tử... được Thiên Chúa thần cảm để ghi chép Thánh Kinh trong một khoảng thời gian kéo dài chừng 1600 năm. Ngoại trừ một vài phân đoạn được viết bằng tiếng A-ra-mai [2], thì ngôn ngữ chính được dùng để chép Cựu Ước là tiếng Hê-bơ-rơ và ngôn ngữ chính được dùng để chép Tân Ước là tiếng Hy-lạp. Cuốn sách đầu tiên trong Thánh Kinh, là sách Gióp, được viết cách nay khoảng 3600 năm, cuốn sách cuối cùng, là sách Khải Huyền, được viết cách nay gần 2000 năm. Dù Thánh Kinh do nhiều người từ các thời đại khác nhau ghi chép, phần lớn trong số họ không hề biết nhau, nhưng nội dung của toàn bộ Thánh Kinh được kết hợp cách chặt chẽ và thống nhất về bảy lẽ thật được nêu ra trên đây. Điều đó chứng minh sự thần cảm của Thiên Chúa đối với Thánh Kinh và Thánh Kinh thật là Lời của Đức Chúa Trời. Sự thần cảm của Thiên Chúa có nghĩa là Đức Thánh Linh thúc giục và soi dẫn cho người viết ghi chép thành chữ những gì Thiên Chúa muốn truyền đạt cho loài người. Mỗi người ghi chép vẫn được tự do dùng lối hành văn của riêng mình, theo cá tính của mình, theo trình độ và môi trường văn hóa của mình, nhưng ý tưởng của câu văn và các từ ngữ được dùng trong câu văn hoàn toàn đến từ Đức Chúa Trời. Trong khi ghi chép, người viết có thể nhận biết mình đang ghi chép Lời của Đức Chúa Trời, như trường hợp các tiên tri; nhưng cũng có thể không
KTT_002 Thánh Kinh                                                                                                   Trang 2
nhận biết, như trường hợp các bài Thi Thiên và các thư tín trong Tân Ước. Thánh Kinh được dịch ra trên 2800 ngôn ngữ, có mặt khắp nơi trên địa cầu, được tái bản, được đọc, được giảng giải 24/24. Mỗi năm, có hơn 25 triệu ấn bản của Thánh Kinh được bán ra và hàng triệu ấn bản được trao tặng miễn phí. Thánh Kinh làm thay đổi cuộc đời của hàng triệu người, giúp họ nhận biết Thiên Chúa và sự cứu rỗi của Ngài ban cho nhân loại. Thánh Kinh giúp cho những ai tin nhận Thiên Chúa và sự cứu rỗi của Ngài được thánh hóa trong nếp sống, khi họ đọc và làm theo sự dạy dỗ của Thánh Kinh. Được thánh hóa có nghĩa là được trở nên giống như bản tính của Thiên Chúa, từ sự suy nghĩ, ý muốn cho đến lời nói và hành động đều đúng như ý muốn của Thiên Chúa. Thánh Kinh cũng là cuốn sách bị cấm đoán bởi nhiều thế lực, từ các chính quyền vô thần, các chính quyền Hồi Giáo, Ấn Giáo cho đến ngay cả tổ chức tôn giáo mang danh Chúa lớn nhất trên thế giới là Công Giáo. Thực tế, sự cấm đoán Thánh Kinh của Giáo Hội Công Giáo lâu dài và khốc liệt hơn tất cả các thế lực khác. Trong khoảng thời gian gần 1000 năm, từ năm 590 đến năm 1517, Giáo Hội Công Giáo đã đốt không biết bao nhiêu là bản dịch Thánh Kinh vì không muốn con dân Chúa nhận biết lẽ thật, đã cầm tù, cướp đoạt tài sản, tra tấn, giết chết từ 50,000,000 đến 150,000,000 người không chịu từ bỏ Thánh Kinh hoặc không chịu chấp nhận các giáo lý sai lạc, nghịch lại Thánh Kinh của giáo hội [3] Đốí với những ai thật lòng tin nhận Thiên Chúa, tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Cha ban cho toàn thể nhân loại qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Con, thì Đức Thánh Linh sẽ ấn chứng cho họ biết rõ và tin chắc rằng, Thánh Kinh là Lời Hằng Sống của Đức Chúa Trời, có thẩm quyền tuyệt đối trên đời sống của họ và thánh hóa họ mỗi ngày. Loài Người Theo Thánh Kinh, sau khi dựng nên trời đất và muôn loài vạn vật trong sáu ngày, ngày Thứ sáu, Thiên Chúa dựng nên loài người theo hình ảnh của Ngài, giao cho loài người cai trị đất và muôn vật thuộc về đất. Loài người được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa bao gồm các ý nghĩa sau đây: Thiên Chúa dựng nên loài người giống như hình ảnh của Thiên Chúa về cả phần thiêng liêng lẫn phần vật chất. Loài người là một thực thể thọ tạo, mỗi người là một linh hồn với thân thể thiêng liêng là tâm thần, ra từ hơi linh của Thiên Chúa, tức là Thánh Linh của Ngài, và thân thể vật chất là xác thịt, ra từ bụi đất. Thánh Linh của Thiên Chúa tức là sự sống và năng lực ra từ Thiên Chúa, khác với Đức Thánh Linh là một thân vị của Thiên Chúa. Chúng ta có thể tạm dùng hình ảnh máy phát điện và điện lực ra từ máy phát điện để phân biệt Đức Thánh Linh và Thánh Linh. Thiên Chúa dựng nên thân thể vật chất của loài người trước, rồi Ngài kết hợp thân thể vật chất đó với thân thể thiêng liêng, ra từ chính bản thể của Ngài, bằng cách thổi Thánh Linh của Ngài vào trong thân thể vật chất. Liền khi đó, bụi đất trở thành xác thịt, hơi linh từ Thiên Chúa trở thành tâm thần, tức thân thể thiêng liêng, cùng một lúc, bản ngã loài người, tức linh hồn, xuất hiện. Thân thể thiêng liêng của loài người giống như hình thể thiêng liêng của Thiên Chúa. Qua thân thể thiêng liêng là tâm thần mà loài người có thể nhận biết và tương giao với thế giới thần linh, đứng đầu là Thiên Chúa, kế đến là các thần linh do Thiên Chúa dựng nên, tức là các thiên sứ, bao gồm các thiên sứ không phạm tội và các thiên sứ phạm tội. Đây là điều khác biệt cơ bản giữa loài người và loài thú, vì loài thú không có thân thể thiêng liêng, không có ý thức đạo đức, không có tín ngưỡng, và không có sự tương giao với thế giới thần linh. Thánh Kinh
KTT_002 Thánh Kinh                                                                                                   Trang 3
gọi các thiên sứ phạm tội là ma quỷ và tà linh. Khi danh từ ma quỷ được viết hoa thì được dùng để chỉ kẻ đứng đầu các tà linh, còn gọi là Sa-tan. “Ma quỷ” có nghĩa là “kẻ vu khống;” vu khống Thiên Chúa và vu khống con dân của Thiên Chúa. “Sa-tan” có nghĩa là “kẻ chống nghịch;” chống nghịch Thiên Chúa, chống nghịch mọi sự sự thiện, và chống nghịch con dân của Thiên Chúa. Trong bản ngã (tức linh hồn), loài người giống bản tính yêu thương, thánh khiết, và công chính của Thiên Chúa. Thân thể xác thịt của loài người cũng được dựng nên giống như hình thể xác thịt của Thiên Chúa, khi Thiên Chúa tự thể hiện trong thế giới vật chất. Theo Thánh Kinh, Thiên Chúa Ngôi Con nhập thế làm người khoảng 4,000 năm sau khi loài người được dựng nên, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng, hình ảnh mà Thiên Chúa chọn để thể hiện khi Ngài đi vào thế giới vật chất đã có trong tâm trí của Thiên Chúa từ trước, và Ngài đã dựng nên thân thể vật chất của loài người theo hình ảnh ấy. Cũng có thể, Thiên Chúa đã xuất hiện trong thế giới vật chất với một hình dáng vật chất, rồi Ngài gom bụi của đất để làm nên một hình thể giống như hình dáng vật chất của Ngài, thổi hơi thở sống của Ngài vào hình thể đó, và loài người xuất hiện. Qua thân thể vật chất là xác thịt mà loài người có thể sinh hoạt trong thế giới vật chất. Có người sẽ cho rằng, Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng thì cần gì Ngài phải hiện thành một hình thể vật chất trong thế giới vật chất để tạo nên loài người. Tuy nhiên, vấn đề không phải là cần thiết hay không cần thiết, mà là, Thiên Chúa yêu loài người và tất cả những gì liên quan đến loài người đều được Ngài thực hiện một cách trang trọng nhất. Đó là sự thể hiện của tình yêu. Dĩ nhiên, Thánh Kinh không nói rõ là Thiên Chúa hiện thành hình thể vật chất trong thế giới vật chất để tạo nên loài người, nhưng suy luận và hiểu như vậy không nghịch lại bản tính của Thiên Chúa hay các nguyên tắc của Ngài. Miễn là chúng ta không biến nó thành giáo lý. Linh hồn có thể tồn tại bên ngoài tâm thần và thể xác, đó là điều xảy ra sau khi loài người kinh nghiệm “sự chết của thể xác.” Sự chết của thể xác xảy ra khi bất cứ lý do gì khiến cho hơi thở tắt đi. Khi đó, linh hồn và tâm thần rời khỏi thân thể xác thịt, xác thịt trở về cùng bụi đất và tâm thần trở về cùng Thiên Chúa. Sau sự chết của thể xác, linh hồn nào không tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời sẽ đi vào âm phủ, chờ ngày thân thể vật chất sống lại, ra trước tòa phán xét của Thiên Chúa, để chịu phán xét về mỗi việc đã làm, rồi đi vào “sự chết đời đời” trong hỏa ngục; linh hồn nào tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời và trung tín sống theo sự giảng dạy của Thánh Kinh sẽ đi vào thiên đàng với thân thể thiêng liêng là tâm thần, chờ ngày thân thể vật chất được sống lại, nhận lãnh sự sống đời đời trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời. Lý do người không tin nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa không còn có phần tâm thần, là vì họ đã bị án phạt đời đời phân cách với Thiên Chúa, cho nên, không cần phải có tâm thần để tương giao với Ngài. Sự hiểu biết về Thiên Chúa, về tiêu chuẩn yêu thương, thánh khiết, và công bình của Ngài hình thành lương tâm hoặc lương tri trong mỗi người, tức là ý thức đạo đức chung trong mỗi người. Qua tâm thần, loài người có thể thờ phượng Thiên Chúa hoặc thờ phượng tà thần. Sự thờ phượng đó được thể hiện trong thế giới vật chất, bằng các hành động của xác thịt, như: ca hát, quỳ lạy, dâng hiến lễ vật, cầu xin sự cứu giúp... để tôn vinh đối tượng được thờ phượng. Một khi loài người vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của Thiên Chúa thì lập tức sự tương giao giữa tâm thần với Thiên Chúa bị cắt đứt. Từ đó, tâm thần của loài người chỉ có thể tương giao với các tà linh, dẫn đến sự thờ phượng các tà linh. Dù mối tương giao giữa loài người và Thiên Chúa bị cắt đứt vì sự phạm tội của loài người, nhưng Thiên Chúa vẫn kêu gọi loài người ăn
KTT_002 Thánh Kinh                                                                                                   Trang 4
năn tội, tiếp nhận sự cứu rỗi của Ngài, tức là sự tha thứ tội và sự làm cho sạch tội, để trở về địa vị làm con của Thiên Chúa. Xin đọc thêm hoặc nghe loạt bài giải bày một cách chi tiết về loài người theo địa chỉ được ghi chú dưới đây [4]. Mục Đích của Thiên Chúa Dành cho Loài Người Mục đích tối hậu của Thiên Chúa khi dựng nên loài người, là loài người được sống mãi trong tình yêu của Thiên Chúa và cai trị cơ nghiệp của Ngài trong địa vị là con cái của Ngài. Tuy nhiên, Thiên Chúa đã ban cho loài người quyền tự do lựa chọn để tin cậy, vâng phục và thờ phượng Thiên Chúa hoặc sống theo ý riêng, theo bản ngã xác thịt. Loài người đã chọn không vâng phục Thiên Chúa, vì thế tội lỗi phát sinh trong thế giới của loài người, và mang theo hậu quả của nó là đau khổ và sự chết. Từ khi loài người phạm tội thì loài người trở thành nô lệ của tội lỗi, vì không sao chống lại năng lực của tội lỗi: biết điều lành mà không thể làm được, biết điều dữ mà không thể không làm. Trong tình yêu đời đời của Thiên Chúa, Ngài đã ban cho loài người một cơ hội được thoát khỏi năng lực của tội lỗi và hậu quả của tội lỗi, để trở về sống mãi mãi trong ân sủng của Ngài. Cơ hội đó được gọi là “sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại,” còn gọi là “Tin Lành,” với ý nghĩa là một tin tức tốt lành, đem lại sự vui mừng lớn cho muôn dân. Sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại đã được hoàn thành cách nay gần 2,000 năm. Thiên Chúa Ngôi Hai đã nhập thế làm người, mang tên Jesus (tên Jesus có nghĩa: Thiên Chúa Hằng Hữu là Đấng Cứu Rỗi), gánh lấy án phạt của tội lỗi là đau khổ, sỉ nhục, và sự chết thay cho toàn thể nhân loại. Ngài là con người duy nhất trong lịch sử loài người không hề phạm tội, vì thế, Ngài có thể chết thay cho người có tội. Ngài là Thiên Chúa vô hạn, vì thế, Ngài có thể chết thay cho vô số tội nhân. Nói cách khác, Ngài vừa trọn vẹn là Thiên Chúa vừa trọn vẹn là loài người để có thể cứu chuộc tất cả mọi người trong thế gian mà không vi phạm tiêu chuẩn thánh khiết, công bình, và yêu thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa thánh khiết nên không thể chấp nhận hoặc dung túng tội lỗi, vì thế, Ngài phải làm ra luật pháp để hình phạt kẻ phạm tội. Tội lỗi là bất cứ điều gì trái nghịch ý muốn hoặc bản tính của Thiên Chúa, tức là ý thức đạo đức mà Thiên Chúa đã đặt để trong tâm thần của mỗi người, là lương tâm của nhân loại. Thiên Chúa công bình nên mỗi tội nhân phải bị hình phạt về mỗi tội đã làm ra. Hình phạt dành cho tội lỗi là sự chết. Sự chết thứ nhất là loài người bị phân rẽ khỏi Thiên Chúa, dẫn đến cái chết của thể xác, là khi tâm thần và linh hồn rời khỏi thể xác để chấm dứt các hành động tội lỗi, chấm dứt đời sống tội lỗi của một người. Sự chết thứ nhì, là tội nhân bị giam trong hồ lửa (hỏa ngục), bị phân rẽ khỏi Thiên Chúa cho đến đời đời. Trong hồ lửa đó, mỗi người sẽ chịu hình phạt tương xứng cho mỗi việc gian ác đã làm ra khi còn sống trong thân thể xác thịt. Thiên Chúa là tình yêu nên Ngôi Hai Thiên Chúa đã nhập thế làm người, để chết thay cho loài người tội lỗi; nhờ đó, loài người không còn chịu trách nhiệm về tội lỗi của mình và được dựng nên mới trong Thiên Chúa, để vui sống trong hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa. Loài người chỉ cần ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa, và vâng phục Ngài. Tuy nhiên, phần lớn loài người chỉ muốn sống theo ý riêng của mình mà tiếp tục vi phạm tiêu chuẩn đạo đức của Thiên Chúa. Vì thế, sẽ đến một lúc Thiên Chúa hình phạt toàn thế gian, tiêu diệt các thế lực chống nghịch Thiên Chúa, từ các thiên sứ phạm tội, đứng đầu là Sa-tan, cho đến mỗi một tội nhân. Đó là Kỳ Tận Thế đã được tiên tri trong Thánh Kinh. Lịch Sử Loài Người Đã Được Viết Trước
KTT_002 Thánh Kinh                                                                                                   Trang 5
Ai cũng biết, lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, tức là những sự kiện đã xảy ra rồi, được ghi chép lại. Tuy nhiên, lịch sử của loài người đã được Thiên Chúa viết trước trong Thánh Kinh, là những lời tiên tri về số phận của nhân loại và cả vũ trụ. Có ba lời tiên tri về lịch sử loài người, liên quan đến thời đại chúng ta đang sống và Kỳ Tận Thế, mà chúng ta sẽ lần lượt cùng nhau tìm hiểu trong những chương kế tiếp. Lời tiên tri thứ nhất được ghi lại trong sách Tiên Tri Đa-ni-ên từ hơn hơn 2,600 năm trước. Lời tiên tri thứ nhì được ghi lại trong các sách Ma-thi-ơ và Lu-ca từ gần 2,000 năm qua. Lời tiên tri thứ ba được ghi lại trong sách Khải Huyền cũng từ gần 2,000 năm qua. Trong đó, lời tiên tri trong sách Khải Huyền có nhiều chi tiết nhất và tập trung vào Kỳ Tận Thế. Trong những chương kế tiếp, chúng tôi sẽ trình bày ý nghĩa của lời tiên tri thứ nhất và thứ nhì. Sau đó, chúng tôi sẽ liệt kê ra những dấu hiệu báo trước Kỳ Tận Thế đã và sẽ tiếp tục xảy ra trong thời đại của chúng ta. Cuối cùng, chúng tôi sẽ trình bày ý nghĩa của lời tiên tri thứ ba. Kèm theo là bản dịch từ nguyên ngữ Hy-lạp (Greek) toàn bộ sách Khải Huyền cùng với lời chú giải từng câu. Vì những chi tiết trong hai lời tiên tri thứ nhất và thứ nhì đã ứng nghiệm mà chúng tôi tin chắc rằng, từng chi tiết trong lời tiên tri thứ ba cũng sẽ ứng nghiệm, để chứng minh rằng, quả thật có một Thiên Chúa Toàn Năng, là Đấng Tạo Hóa, và Ngài có một chương trình dành cho nhân loại cùng muôn loại thọ tạo. Chương trình đó đã được trình bày trong Thánh Kinh, là Lời phán của Thiên Chúa dành cho nhân loại. Chúng tôi làm công việc biên khảo và chú giải, quý độc giả sẽ tự đánh giá và quyết định cho số phận của chính mình sau khi đọc xong tác phẩm này.
Ghi Chú [1] Đọc Thánh Kinh Việt Ngữ trên mạng tại đây: http://www.tt2012.thanhkinhvietngu.net/bible [2] Các phân đoạn sau đây trong Thánh Kinh được viết bằng tiếng A-ra-mai: E-xơ-ra 4:8–6:18, 7:12–26;  Giê-rê-mi 10:11; Đa-ni-ên 2:4–7:28. [3]  http://www.thirdmill.org/newfiles/jac_arnold/CH.Arnold.RMT.1.html [4] Đọc các bài về “Loài Người” tại đây: http://thanhoc.timhieutinlanh.net/?p=41  Nghe các bài về “Loài Người” tại đây: http://www.timhieutinlanh.net/?page_id=1834
Copyright Notice: All Rights Reserved © 2013 Vietnamese Christian Mission Ministry. Thông Báo Tác Quyền: Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry. Mọi người có thể sao chép, phổ biến dưới mọi hình thức nhưng xin giữ đúng nguyên văn, kể cả thông báo về tác quyền này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét