Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Đền Thờ Đức Chúa Trời

Hỏi & Đáp: Đền Thờ Đức Chúa Trời
Huỳnh Christian Timothy
Hỏi:
Kính gửi anh Tim: Đền thờ do vua Hê-rốt xây: Nếu cho rằng Danh Chúa không ngự tại đền thờ ấy thì rất khó giải thích cho việc hai lần Chúa Giê-xu dẹp sạch đền thờ và khi Ngài tắt hơi trên thập giá thì bức màn trong đền thờ ấy bị xé ra làm hai từ trên chí dưới!
Đáp: Đền thờ Đức Chúa Trời trước khi Đức Chúa Jesus Christ hoàn thành công cuộc cứu rỗi nhân loại được xây cất theo mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Trước hết là đền tạm, được dựng lên và tháo gỡ, khiêng theo khi di chuyển, trong suốt cuộc hành trình 40 năm của dân I-sơ-ra-ên trong đồng vắng. Kế tiếp là đền thờ cố định thứ nhất do Vua Sa-lô-môn xây dựng tại Giê-ru-sa-lem vào năm 966 TCN. Đền thờ này vào năm 587 TCN bị Chúa cho phép quân đội của Đế Quốc Ba-by-lôn phá sập và cướp đi các khí cụ thờ phượng của đền thờ. Lý do, là vì dân I-sơ-ra-ên thuộc Vương Quốc Giu-đa phạm tội mà không chịu ăn năn theo lời kêu gọi của Tiên Tri Giê-rê-mi. Vào năm 536 TCN, sau khi dân I- sơ-ra-ên mãn hạn phu tù 70 năm tại Ba-by-lôn, Chúa dùng Vua Si-ru của Đế Quốc Phe-rơ- sơ, cho phép dân I-sơ-ra-ên được hồi hương, xây dựng lại đền thờ Đức Chúa Trời tại Giê-ru- sa-lem. Đền thờ này được khởi công vào năm 538 TCN và hoàn tất vào năm 515 TCN, gọi là đền thờ thứ nhì [1]. Vào khoảng năm 20 TCN thì Vua  Hê-rốt khởi công trùng tu đền thờ. Từ đó, đền thờ còn được gọi là đền thờ của Hê-rốt. Năm 70, quân đội của Đế Quốc La-mã hoàn toàn hủy diệt đền thờ, đến nỗi, không còn một hòn đá nào chồng trên một hòn đá nào, ứng nghiệm lời tiên tri của Đức Chúa Jesus Christ (Ma-thi-ơ 24:2). Từ khi đền thờ Đức Chúa Trời còn là đền tạm trong đồng vắng, cho tới khi đền thờ Đức Chúa Trời được Vua Sa-lô-môn xây cất cố định lần thứ nhất tại Giê-ru-sa-lem, sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đền thờ là điều được Thánh Kinh ghi rõ: ● Đền tạm: “Áng mây bao phủ hội mạc và sự vinh hiển của Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền tạm, cho đến nỗi Môi-se vào chẳng đặng, vì áng mây bao phủ ở trên và sự vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền tạm. Vả, trong các sự hành trình của dân I-sơ-ra-ên, khi nào áng mây từ đền tạm ngự lên thì họ ra đi; còn nếu áng mây không ngự lên thì họ cũng không đi, cho đến ngày nào áng mây ngự lên. Vì trong các sự hành trình của dân I-sơ-ra-ên, thì áng mây của Đức Giê-hô-va ở trên đền tạm ban ngày, và có lửa ở trên đó ban đêm hiện trước mặt cả dân I-sơ-ra-ên.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 40:34-38). ● Đền thờ thứ nhất: “Xảy ra khi những thầy tế lễ đã ra khỏi nơi thánh, bèn có mây đầy dẫy nhà của Đức Giê-hô-va, đến nỗi những thầy tế lễ vì có mây ấy không thể đứng đó
Hỏi & Đáp: Đền Thờ Đức Chúa Trời                                                                            Trang 1
mà hầu việc được, vì sự vinh quang của Đức Giê-hô-va đầy dẫy đền của Đức Giê-hô- va.” (I Các Vua 8:10-11). Tuy nhiên, về đền thờ thứ nhì do E-xơ-ra xây cất lại và do Vua Hê-rốt trùng tu thì Thánh Kinh không nói đến sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong đền thờ; dù đó vẫn là nơi thờ phượng Đức Chúa Trời hợp lệ của dân I-sơ-ra-ên. Chúng ta biết đó là nơi thờ phượng Đức Chúa Trời hợp lệ vì chính Đức Chúa Trời phán về đền thờ ấy rằng: “Ước gì trong các ngươi có một người đóng các cửa, hầu cho các ngươi không nhen lửa vô ích nơi bàn thờ Ta. Đức Giê-hô- va vạn quân phán: Ta chẳng lấy làm vui lòng nơi các ngươi, và Ta chẳng nhận nơi tay các ngươi một của dâng nào hết” (Ma-la-chi 1:10); và Đức Chúa Jesus Christ đã nhận rằng, đó là “nhà của Cha Ta!” Đức Chúa Trời không hiện diện trong đền thờ ấy, có lẽ vì các lý do sau: ● Dân I-sơ-ra-ên không thật lòng quay về đất hứa để làm con dân của Chúa trên vùng đất Ngài đã hứa ban cho họ. Chỉ có 49,897 người I-sơ-ra-ên quay về Giê-ru-sa-lem để xây dựng lại đền thờ. Số còn lại vui sống cuộc đời tha hương, vong quốc, không muốn về lại Giê-ru-sa-lem để thờ phượng Chúa. ● Không có Rương Giao Ước trong đền thờ. Rương Giao Ước biến mất khi đền thờ thứ nhất bị  quân đội Ba-by-lôn tàn phá. Rất có thể, chính Chúa đã đem Rương Giao Ước vào đền thờ trên trời, để sau này Chúa dùng hai bảng đá do chính ngón tay Đức Chúa Trời chép Mười Điều Răn trên đó, mà phán xét toàn thế gian trong Kỳ Tận Thế (Khải Huyền 11:19). ● Ngay cả dân I-sơ-ra-ên chịu quay về Giê-ru-sa-lem cũng không thật lòng thờ phượng Chúa. Sách Ma-la-chi ghi rõ sự tham lam, dối trá của dân I-sơ-ra-ên từ các thầy tế lễ cho đến từng người dân. Vì thế, sau tiên tri Ma-la-chi, Đức Chúa Trời hoàn toàn im lặng đối với dân I-sơ-ra-ên khoảng 400 năm; cho đến khi Giăng Báp-tít được Ngài sai đến, kêu gọi dân I-sơ-ra-ên ăn năn để đón nhận Vương Quốc Trời, là vương quốc do Đức Chúa Jesus Christ rao giảng và thiết lập. Chúng ta biết Đức Chúa Trời không ngự trong đền thờ thứ nhì vì Thánh Kinh không ghi lại sự hiện diện của Chúa, vì các thầy tế lễ phạm tội vẫn không bị chết khi vào nơi chí thánh để dâng tế lễ. Thời Ma-la-chi thì: “Vì môi miệng của thầy tế lễ nên giữ sự thông biết, người ta tìm luật pháp trong miệng nó, vì nó là sứ giả của Đức Giê-hô-va vạn quân. Nhưng, trái lại, các ngươi đã xây khỏi đường lối, làm cho nhiều người vấp ngã trong luật pháp, và đã làm sai giao ước của Lê-vi, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy” (Ma-la-chi 2:7-8). Thời Đức Chúa Jesus thì thầy tế lễ thượng phẩm đương thời lại là người bắt Chúa và giao nộp Chúa cho người La-mã đóng đinh Ngài. Mặc dù Đức Chúa Trời không còn ngự trong đền thờ, nhưng Ngài vẫn chấp nhận sự thờ phượng của con dân Chúa tại đền thờ. Ngay cả sau khi Đức Chúa Jesus Christ phục sinh và thăng thiên, các môn đồ của Chúa vẫn đến đền thờ để cầu nguyện. Mặc dù Đức Chúa Trời không còn ngự trong đền thờ, nhưng Ngài vẫn dùng ý nghĩa của cấu trúc đền thờ để dạy cho con dân Chúa biết những việc Ngài làm cho họ và những điều Ngài mong muốn nơi họ. Chúa không còn ngự trong đền thờ nhưng danh Chúa vẫn ở đó. Việc danh Chúa được đặt cho đền thờ khác với sự Chúa hiện diện trong đền thờ. Danh Chúa được đặt cho đền thờ hoặc danh Chúa hiện diện tại đền thờ là đền thờ được xây dựng trong danh Chúa và được xây dựng để thờ phượng Chúa. Sự Chúa hiện diện trong đền thờ cũng khác với sự Chúa có mặt khắp nơi! Chúa hiện diện trong đền thờ có nghĩa là Ngài thể hiện sự vinh quang về thần
Hỏi & Đáp: Đền Thờ Đức Chúa Trời                                                                            Trang 2
tính của Ngài nơi ấy (như Chúa hiện diện trong thân thể chúng ta). Còn sự Chúa có mặt khắp nơi nói về sự bản thể Ngài bao trùm tất cả. Ngày nay, Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus Christ, cùng Đức Thánh Linh, tức Ba Ngôi Thiên Chúa, đều hiện diện với người tin Chúa. Riêng Đức Thánh Linh thì ngự trong thân thể người tin Chúa. Thánh Kinh dạy rõ như vậy: “Và nầy, Ta ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế. A-men!” (Ma-thi-ơ 28:20). “Đức Chúa Jesus đáp lời, phán với người: Nếu ai yêu Ta, thì giữ gìn lời Ta; Cha Ta sẽ yêu người, chúng ta sẽ đến với người và ở cùng người” (Giăng 14:23). “Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Thiên Chúa, và Đấng Thần Linh của Đức Chúa Trời ở trong anh em sao” (I Cô-rinh-tô 3:16)? “Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Thiên Chúa, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể và tâm thần mình đã thuộc về Đức Chúa Trời mà làm vinh hiển Đức Chúa Trời” (I Cô-rinh-tô 6:19-20). Ngày nay, trong những nơi con dân Chúa thờ phượng Đức Chúa Trời, thì có sự hiện diện của Đức Chúa Jesus Christ: “Vì nơi nào có hai ba người nhân danh Ta nhóm nhau lại, thì Ta ở giữa họ” (Ma-thi-ơ 18:20). Trong một tương lai gần đây, mà có thể thế hệ của chúng ta được nhìn thấy, đền thờ Đức Chúa Trời sẽ được dân I-sơ-ra-ên xây dựng lần thứ ba. Đền thờ đó sẽ bị AntiChrist chiếm ngự, tự xưng mình là Đức Chúa Trời. Đền thờ đó cũng sẽ không có sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Trong Thời Vương Quốc Ngàn Năm, đền thờ của Đức Chúa Trời sẽ được xây dựng lại, theo như Thánh Kinh đã tiên tri trong Ê-xê-chi-ên, từ đoạn 40 đến đoạn 43. Đền thờ đó có sự hiện diện của Đức Chúa Trời như Ê-xê-chi-ên 43 mô tả.
Huỳnh Christian Timothy 9.8.2013
Ghi Chú [1] http://thanhoc.timhieutinlanh.net/?p=49
Copyright Notice: All Rights Reserved © 2013 Vietnamese Christian Mission Ministry. Thông Báo Tác Quyền: Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry. Mọi người có thể sao chép, phổ biến dưới mọi hình thức nhưng xin giữ đúng nguyên văn, kể cả thông báo về tác quyền này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét