Huỳnh Christian Timothy Huỳnh Christian Priscilla (Mỹ Linh)
Chương Một: Đấng Christ và Hội Thánh (1:1 – 3:22) I. Dẫn nhập (1:1-8) 1. Lời giới thiệu (1:1-3) 2. Lời chào thăm và chúc phước (1:4-8) 4 Giăng gửi cho bảy Hội Thánh tại A-si-a. Nguyện ân điển và bình an đến với các anh chị em từ Đấng Hiện Có, Đã Có, và Còn Đến; từ Bảy Đấng Thần Linh đang ở trước ngai Ngài; 5 và từ Đức Chúa Jesus Christ: Chứng Nhân Thành Tín; sinh đầu từ trong những kẻ chết; Đấng cầm quyền của các vua trên đất; 6 Đấng yêu thương chúng ta: đã rửa sạch tội lỗi chúng ta trong máu Ngài, đã lập chúng ta làm những vua và những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời Ngài và Cha Ngài – Nguyện sự vinh quang và quyền thế thuộc về Ngài cho đến đời đời. A-men! 7 "Kìa! Ngài đến với những đám mây" và "mọi mắt sẽ nhìn thấy Ngài, kể cả những kẻ đã đâm Ngài. Hết thảy các chi tộc trên đất sẽ đấm ngực vì cớ Ngài."Thật như vậy! A-men! 8 Chúa là Đấng Hiện Có, Đã Có, và Còn Đến, là Đấng Toàn Năng, phán rằng: "Ta là An-pha và Ô-mê-ga!"
Lời Chào Thăm và Chúc Phước Các Hội Thánh 4 Giăng gửi cho bảy Hội Thánh tại A-si-a. Nguyện ân điển và bình an đến với các anh chị em từ Đấng Hiện Có, Đã Có, và Còn Đến; từ Bảy Đấng Thần Linh đang ở trước ngai Ngài; Bảy: Trong Thánh Kinh, các con số có một ý nghĩa rất là đặc biệt. Con số bảy tiêu biểu cho sự đầy đủ, trọn vẹn, thỏa mãn thuộc linh. Trong ngày Thứ Bảy, Thiên Chúa ngừng công cuộc sáng tạo. Sự sáng tạo của Ngài là đầy đủ, trọn vẹn, và tốt lành không thể thêm hay bớt một điều gì. Thiên Chúa ban phước cho ngày Thứ Bảy và biệt nó làm ngày thánh, làm ngày nghỉ ngơi cho loài người. Vì thế, ngày Thứ Bảy được gọi là ngày Sa-bát, có nghĩa là ngày nghỉ ngơi. Dưới đây là một vài đặc điểm liên quan đến số bảy: ● Trong thiên nhiên: quang phổ và cầu vòng có bảy màu; âm nhạc có bảy nốt. ● Sáng Thế Ký 1:1 trong nguyên ngữ Hê-bơ-rơ gồm bảy chữ với 28 mẫu tự (7X4).
KTT_021 Chú Giải Sách Khải Huyền 1:4-8 Trang 1
● Thiên Chúa ban phước cho Áp-ra-ham trong bảy phương diện (Sáng Thế Ký 12:2,3): (1) Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn (2) Ta sẽ ban phước cho ngươi (3) cùng làm nổi danh ngươi (4) ngươi sẽ thành một nguồn phước (5) Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước cho ngươi (6) rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi (7) các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước. ● Thiên Chúa lập giao ước với dân I-sơ-ra-ên trong bảy phương diện (Xuất Ê-díp- tô Ký 6:6-8): (1) Ta là Đấng Tự Hữu Hằng Hữu sẽ rút các ngươi khỏi gánh nặng mà người Ê- díp-tô đã gán cho (2) cùng giải thoát khỏi vòng tôi mọi (3) Ta sẽ giơ thẳng tay ra, dùng sự đoán phạt nặng mà chuộc các ngươi (4) Ta sẽ nhận các ngươi làm dân Ta (5) Ta sẽ làm Thiên Chúa của các ngươi (6) Ta sẽ dắt các ngươi vào xứ Ta đã thề ban cho Áp-ra-ham, cho I-sác, cho Gia- cốp (7) mà cho các ngươi xứ đó làm cơ nghiệp. Chúng ta sẽ thấy số bảy được dùng rất là nhiều lần trong sách Khải Huyền, mở đầu là bảy Hội Thánh địa phương tại A-si-a. Hội Thánh: Là tập thể những người tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ và vâng theo mọi lời phán dạy của Ngài, trong khoảng thời gian từ khi Đức Chúa Jesus Christ thành lập Hội Thánh, cho đến khi Ngài trở lại, đem Hội Thánh ra khỏi thế gian. Mỗi một người trong Hội Thánh là một môn đồ của Đức Chúa Jesus Christ, còn được gọi là thánh đồ. Hội Thánh chỉ có một, nhưng được thể hiện tại nhiều địa phương khác nhau, trong các thời đại khác nhau. Sự thể hiện của Hội Thánh tại mỗi địa phương, được gọi là Hội Thánh tại địa phương. Thí dụ: Hội Thánh tại Cô-rinh-tô, Hội Thánh tại Hà Nội, Hội Thánh tại Saigon. Hội Thánh do chính Đức Chúa Jesus Christ thiết lập hoàn toàn khác với các tổ chức giáo hội mang danh là "hội thánh" do loài người lập ra. Không một giáo hội nào do loài người lập ra, từ Giáo Hội Công Giáo cho đến các giáo hội: Chính Thống Giáo, Anh Giáo, Lutheran, và các giáo phái Tin Lành thuộc về Hội Thánh của Đức Chúa Jesus Christ. Trong các giáo hội có thể có sự hiện diện của các môn đồ của Chúa, tức là có sự hiện diện của Hội Thánh Chúa, nhưng các tổ chức giáo hội thì không bao giờ là Hội Thánh của Chúa. Sau khi Hội Thánh được Đức Chúa Jesus Christ đem ra khỏi thế gian, thì Tin Lành vẫn được rao giảng giữa thế gian và sẽ có rất nhiều người tin nhận Đức Chúa Jesus Christ, trở nên môn đồ của Ngài. Họ được gọi là các thánh đồ của Chúa trong Thời Đại Nạn. Xin đọc thêm loạt bài về "Hội Thánh" [1]. Bảy Hội Thánh tại A-si-a: Tên gọi đầy đủ của A-si-a là Asia Minor, vùng đất cực tây của Châu Á, dịch sang Hán Việt là Tiểu Á. Thời đó, A-si-a là một lãnh địa thuộc đế quốc La-mã, bao gồm vùng duyên hải từ Bắc Hải đến Địa Trung Hải với thủ phủ là thành phố Bẹt-găm. Ngày nay, A- si-a chiếm một phần lớn lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey). Vào thời điểm Giăng viết sách Khải Huyền, không phải chỉ có bảy Hội Thánh địa phương tại A-
KTT_021 Chú Giải Sách Khải Huyền 1:4-8 Trang 2
si-a. Còn có các Hội Thánh khác tại A-si-a được nhắc đến trong Thánh Kinh như: Mi-lê (Công Vụ Các Sứ Đồ 20:17), Trô-ách (II Cô-rinh-tô 12:2), Cô-lô-se (Cô-lô-se 1:2), Hi-ê-ra-bô-li (Cô-lô- se 4:13). Thánh Kinh không hề cho biết, vì lý do gì bảy Hội Thánh tại A-si-a được Chúa gọi đích danh, để nhận lãnh sứ điệp Khải Huyền. Tuy nhiên, qua nội dung của bảy lá thư gửi cho bảy Hội Thánh, chúng ta có thể hiểu rằng, bảy Hội Thánh đó tiêu biểu cho bảy tình trạng thuộc linh của Hội Thánh Chúa khắp nơi, trải qua mọi thời đại. Chúng ta có thể kết luận như vậy, vì cuối mỗi lá thư đều lập lại lời kêu gọi: "Ai có tai, hãy nghe điều Đấng Thần Linh phán với các Hội Thánh" (2:7, 11, 17, 29; 3:6, 13, 22). Túc từ Hội Thánh được dùng với số nhiều, nghĩa là bao gồm tất cả sự thể hiện của Hội Thánh Chúa trong mỗi địa phương và khắp chiều dài lịch sử của Hội Thánh trên đất. Động từ "phán" được dùng với thời hiện tại, nghĩa là hành động phán của Đấng Thần Linh luôn luôn xảy ra đối với người đọc hay nghe đọc sách Khải Huyền ngay chính thời điểm họ đang đọc hay đang nghe người khác đọc cho họ. Chúng ta sẽ trở lại với nhiều chi tiết hơn về bảy Hội Thánh khi xem xét các bức thư gửi cho mỗi Hội Thánh. Ân điển: Trong nguyên ngữ Hy-lạp là charis, G5485, /kha-rít/ [2], có nghĩa là ơn thương xót Thiên Chúa ban cho loài người. Ân điển của Thiên Chúa ban cho loài người bao gồm bảy phương diện: 1. Tạo dựng họ theo hình ảnh của Ngài. 2. Chu cấp mọi nhu cầu từ thuộc thể đến thuộc linh cho họ. 3. Tha thứ sự phạm tội của họ. 4. Giải cứu họ ra khỏi quyền lực của tội lỗi và hậu quả của tội lỗi, là sự chết đời đời trong hỏa ngục. 5. Thánh hóa họ, để họ có năng lực sống theo tiêu chuẩn thánh khiết của Ngài và sống đời đời bên Ngài. 6. Nhận họ làm con thừa kế cơ nghiệp của Ngài, để đồng trị với Ngài. 7. Ban cho họ sự hiểu biết Ngài và biết chiêm ngưỡng sự vinh hiển Ngài bởi sự kết hợp họ với chính Ngài, qua thân vị của Đức Chúa Jesus Christ. Trong ý nghĩa đó, ân điển chỉ có thể đến từ Thiên Chúa và có thể hiểu một cách ngắn gọn như sau: Ân điển là tất cả những gì Thiên Chúa làm ra trong quá khứ, hiện tại, và tương lai để bày tỏ tình yêu của Ngài dành cho nhân loại. Ân điển của Thiên Chúa được thể hiện trọn vẹn trong Thiên Chúa Ngôi Con, là Đức Chúa Jesus Christ, khi Ngài nhập thế làm người: "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, đóng trại giữa chúng ta. Chúng ta đã ngắm xem sự vinh quang của Ngài: là vinh quang của Con Một đến từ nơi Cha, đầy ơn và lẽ thật" (Giăng 1:14). Ngôi Lời là một danh xưng của Đức Chúa Jesus Christ, để nói lên chức năng thông truyền ý muốn của Đức Chúa Cha cho nhân loại. Loài người có thể nhận lãnh ân điển của Thiên Chúa một cách vô giới hạn: bởi ý muốn của Đức Chúa Cha, qua hành động của Đức Chúa Con, và năng lực của Đức Thánh Linh: "Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu, và Ngài làm cho KTT_021 Chú Giải Sách Khải Huyền 1:4-8 Trang 3
chúng ta cùng sống lại và cùng ngồi trong các nơi trên trời trong Đấng Christ Jesus, để cho về đời sau tỏ ra sự giàu có vô hạn của ân điển Ngài, mà Ngài bởi lòng nhân từ đã ban cho chúng ta trong Đấng Christ Jesus" (Ê-phê-sô 2:4-7). Bình an: Chữ bình an hay hòa bình theo nghĩa thông thường là sự vắng mặt của chiến tranh, thiên tai, cùng với những xáo trộn, khủng hoảng về chính trị, xã hội. Chữ bình an mà chúng ta gặp trong 1:4, trong nguyên tác là eirēnē, G1515, /ai-rế-nê/ [3], có nghĩa là sự vui mừng, hạnh phúc của người nhận được ân điển của Đức Chúa Trời cho nên không còn sợ hãi, lo lắng về bất cứ điều gì, cho dù có đang ở trong cảnh ngộ nào. Bởi vì một người nhận được ân điển của Chúa là một người có Chúa hiện diện trong đời sống mình (Giăng 14:23; I Cô-rinh-tô 6:19) đúng như một trong các danh hiệu của Đức Chúa Jesus là: "Em-ma-nu-ên," có nghĩa: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta. Sự bình an đến từ Ba Ngôi Thiên Chúa khác với sự bình an đến từ thế gian: "Ta để sự bình an lại cho các ngươi. Ta ban sự bình an của Ta cho các ngươi. Ta ban cho các ngươi chẳng phải như thế gian ban cho. Lòng các ngươi chớ bối rối, cũng đừng sợ hãi" (Giăng 14:27). Sự bình an ấy tràn ngập lòng và ý tưởng của người nhận, bất kể ngoại cảnh như thế nào. Sự bình an ấy, là sự hiện diện của Đức Chúa Trời trên người ấy, với người ấy, và trong người ấy: "Chỉ có một Thiên Chúa là Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người" (Ê-phê-sô 4:6). Sự bình an ấy vượt quá mọi sự hiểu biết của tâm trí loài người: "Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ gìn giữ lòng và ý tưởng anh em trong Đấng Christ Jesus" (Phi-líp 4:7) Sự bình an ấy được ban cho con dân của Chúa trong mọi khi và bằng đủ mọi cách (II Tê-sa- lô-ni-ca 3:16). Đấng Hiện Có, Đã Có, và Còn Đến: Đây là sự giải nghĩa tên riêng của Thiên Chúa Ba Ngôi trong tiếng Hê-bơ-rơ, là tên đã được Ngài bày tỏ cho Môi-se, (Xuất Ê-díp-tô Ký 3:14, 15). Tên riêng này, được dịch sang tiếng Hán Việt là: "Đấng Tự Hữu Hằng Hữu." Tự hữu nghĩa là: tự có. Hằng hữu nghĩa là: lúc nào cũng có; có từ trước vô cùng và có đến mãi mãi. Tên Tự Hữu Hằng Hữu được Thánh Kinh dùng để gọi chung Ba Ngôi Thiên Chúa, mà cũng được dùng để gọi riêng từng ngôi. Trong sách Khải Huyền: ● Danh xưng này được dùng để gọi Đức Chúa Cha, tức là Đức Chúa Trời: "Giăng gửi cho bảy Hội Thánh tại A-si-a. Nguyện ân điển và bình an đến với các anh chị em từ Đấng Hiện Có, Đã Có, và Còn Đến; từ Bảy Đấng Thần Linh đang ở trước ngai Ngài" (Khải Huyền 1:4). "Mỗi sinh vật trong bốn sinh vật ấy có sáu cánh bao phủ và bên trong cánh có đầy những mắt. Ngày đêm chúng nói không ngừng nghỉ: "Thánh thay! Thánh thay! Thánh thay! Chúa, Đức Chúa Trời Toàn Năng; Đấng Đã Có, Hiện Có, và Còn Đến!"" (Khải Huyền 4:8). ● Danh xưng này được dùng để gọi Đức Chúa Con, tức là Đức Chúa Jesus Christ: "Chúa là Đấng Hiện Có, Đã Có, và Còn Đến, là Đấng Toàn Năng, phán rằng: "Ta là An-pha và Ô-mê-ga!"" (Khải Huyền 1:8).
KTT_021 Chú Giải Sách Khải Huyền 1:4-8 Trang 4
Xin đọc thêm các bài về "Thiên Chúa" để hiểu rõ danh xưng "Đấng Tự Hữu Hằng Hữu" và giáo lý: Một Thiên Chúa Ba Ngôi [4]. Bảy Đấng Thần Linh: Đây là cách nói ngoa dụ (thậm xưng) về Đức Thánh Linh. Xin đọc bài giải thích cách nói ngoa dụ trong Thánh Kinh [5]. Có bốn lần sách Khải Huyền đề cập đến "Bảy Thần Linh:" ● 1:4 "Bảy Thần Linh đang ở trước ngôi của Ngài." ● 3:1 "Đấng có Bảy Thần Linh của Đức Chúa Trời." ● 4:5 "Bảy ngọn đèn lửa đang cháy trước ngôi, là Bảy Thần Linh của Đức Chúa Trời." (So sánh với Xa-cha-ri 4:2: "...Tôi nhìn xem, kìa một cái chân đèn toàn bằng vàng, và một cái chậu trên đỉnh nó, nó có bảy ngọn đèn; có bảy cái ống cho mỗi ngọn đèn ở trên đỉnh nó.") ● 5:6 "Chiên Con dường như đã bị giết, có bảy sừng và bảy mắt, Những mắt ấy là Bảy Thần Linh của Đức Chúa Trời, được sai đi khắp đất." (So sánh với Xa-cha-ri 4:10 "...Bảy con mắt của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu qua lại khắp đất...") Có những nhà giải kinh cho rằng nhóm chữ "Bảy Thần Linh" trong sách Khải Huyền là bảy thiên sứ đặc nhiệm của Đức Chúa Trời (theo truyền thuyết của Do-thái Giáo) và là bảy thiên sứ phụ trách thổi bảy tiếng loa trong cơn đại nạn. Tuy nhiên, ân điển và bình an không thể đến từ các thiên sứ, vì chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng có quyền tha tội và ban sự sống vĩnh cửu. Sách Khải Huyền đề cập đến các thiên sứ rất nhiều lần nhưng không có lần nào gọi các thiên sứ là Đấng Thần Linh (The Spirit). Có những nhà giải kinh cho rằng, nhóm chữ "Bảy Thần Linh" trong sách Khải Huyền dùng để chỉ về bảy danh hiệu của Đức Thánh Linh, như được nêu ra trong Ê-sai 11:2: 1. Thần của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. 2. Thần Khôn Ngoan. 3. Thần Thông Sáng. 4. Thần Mưu Lược. 5. Thần Sức Mạnh. 6. Thần Hiểu Biết. 7. Thần Kính Sợ. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu, danh hiệu "Bảy Thần Linh" chỉ về bảy phương diện công vụ của một Đức Thánh Linh trên khắp đất. Tương tự như từ ngữ "bảy Hội Thánh" chỉ về sự thể hiện của một Hội Thánh Chúa tại bảy địa phương, điển hình cho bảy tình trạng thuộc linh của một Hội Thánh Chúa. Khi chúng ta đọc Xa-cha-ri 4:2,10, chúng ta thấy hình ảnh của một đèn bảy ngọn và bảy con mắt của Đấng Tự Hữu Hằng Hữu. Điều này giải thích cho cách dùng chữ biểu tượng trong Khải Huyền. Vì vậy, từ ngữ "Bảy Thần Linh," được đặt ngang hàng với các danh xưng Đức Chúa Trời và Đức Chúa Jesus Christ, chính là một danh xưng của Đức Thánh Linh, được dùng theo phép ngoa dụ để nhấn mạnh đến bảy phương diện công vụ của Ngài đối với loài người: 1. Đức Thánh Linh an ủi: Giăng 14:16.
KTT_021 Chú Giải Sách Khải Huyền 1:4-8 Trang 5
2. Đức Thánh Linh giảng dạy: Giăng 14:26; 16:13-15. 3. Đức Thánh Linh hướng dẫn: Giăng 16:13a; Rô-ma 8:14. 4. Đức Thánh Linh cáo trách về tội lỗi: Giăng 16:8. 5. Đức Thánh Linh làm chứng: Rô-ma 8:16; Ê-phê-sô 1:13, 4:30; I Giăng 5:9. 6. Đức Thánh Linh cầu thay: Rô-ma 8:26-27. 7. Đức Thánh Linh ban ân tứ: I Cô-rinh-tô 12:1-11. Qua Khải Huyền 1:4, chúng ta nhận thấy, Đức Thánh Linh chính là Thiên Chúa, vì ân điển và bình an cũng đến từ Ngài. Thiên Chúa Ngôi Cha ngự trên ngai. Thiên Chúa Ngôi Con ngự bên hữu Thiên Chúa Ngôi Cha. Thiên Chúa Ngôi Đức Thánh Linh hiện diện trước ngai và ngự trong thân thể con dân Chúa.
5 và từ Đức Chúa Jesus Christ: Chứng Nhân Thành Tín; sinh đầu từ trong những kẻ chết; Đấng cầm quyền của các vua trên đất; Ân điển đến từ Đức Chúa Cha nhưng cũng đến từ Đức Chúa Con, vì Ngài là Đấng khiến cho ân điển của Đức Chúa Cha trở thành hiện thực. Đức Chúa Cha ban sự cứu rỗi cho loài người nhưng nếu Đức Chúa Con không nhập thế làm người và chịu chết thay cho nhân loại, thì nhân loại vẫn không được cứu. Bên cạnh đó, ân điển cũng đến từ Đức Thánh Linh vì chính Đức Thánh Linh cáo trách loài người về tội lỗi, kêu gọi loài người tin nhận sự cứu rỗi, và ban năng lực của Thiên Chúa cho những ai thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, để họ được đứng vững trong ân điển mà được sự sống đời đời. Đức Chúa Jesus Christ được gọi là "Chứng Nhân Thành Tín," vì Ngài trung thực làm chứng cho nhân loại tất cả những gì thuộc về thánh ý của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại. Đức Chúa Jesus Christ "sinh đầu từ trong những kẻ chết," vì từ trong loài người bị chết, Ngài là người đầu tiên sống lại và sống mãi mãi. Đức Chúa Jesus Christ là "Đấng cầm quyền của các vua trên đất," vì "Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho" Ngài (Ma-thi-ơ 28:18); vì Ngài là: "Vua của các vua và Chúa của các Chúa" (Khải Huyền 19:16); vì "mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, hết thảy đều quỳ xuống và mọi lưỡi đều xưng Jesus Christ là Chúa, mà tôn vinh Thiên Phụ" khi nghe đến danh Ngài (Phi-líp 2:10-11).
6 Đấng yêu thương chúng ta: đã rửa sạch tội lỗi chúng ta trong máu Ngài, đã lập chúng ta làm những vua và những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời Ngài và Cha Ngài – Nguyện sự vinh quang và quyền thế thuộc về Ngài cho đến đời đời. A-men! Đấng yêu thương chúng ta: Chữ chúng ta được dùng ở đây là chỉ về Hội Thánh, nhưng tình yêu của Đấng Christ không dành riêng cho Hội Thánh. Tình yêu ấy được ban cho toàn thể nhân loại. Nhưng chỉ những ai biết ăn năn tội và tin nhận sự chết chuộc tội của Ngài, thì mới nhận được kết quả của tình yêu của Ngài. Đã rửa sạch tội lỗi chúng ta trong máu Ngài: Điều quý nhất trong thế giới vật chất là mạng sống của một người. Điều quý nhất trong thế giới thiêng liêng là sự tương giao với Thiên
KTT_021 Chú Giải Sách Khải Huyền 1:4-8 Trang 6
Chúa. Tội lỗi tức là sự không vâng phục Thiên Chúa đã đem sự chết vật chất đến cho tội nhân, khiến cho linh hồn và tâm thần bị phân rẽ khỏi thể xác; đồng thời, cũng đem sự chết thiêng liêng đến cho tội nhân, khiến cho tội nhân bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời. Khi Đức Chúa Jesus Christ chịu chết trên thập tự giá, thì linh hồn và tâm thần của Ngài bị phân rẽ khỏi thân thể xác thịt, và Ngài hoàn toàn bị phân rẽ khỏi Đức Chúa Trời. Chính vì thế mà Ngài có thể làm cho sống lại thân thể của những ai tin nhận sự chuộc tội của Ngài và khiến cho họ được hòa thuận lại với Đức Chúa Trời. Đã lập chúng ta làm những vua và những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời Ngài và Cha Ngài: Làm những vua cho Đức Chúa Trời có nghĩa là cùng được cai trị với Đức Chúa Jesus Christ trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Làm những thầy tế lễ cho Đức Chúa Trời có nghĩa là được đại diện cho muôn dân trên đất trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Chúng ta để ý mệnh đề: "Đức Chúa Trời Ngài và Cha Ngài." Mặc dù Đức Chúa Jesus Christ có cùng bản thể với Đức Chúa Trời và Ngài cũng chính là Thiên Chúa, nhưng Ngài vâng phục Đức Chúa Cha một cách trọn vẹn, vì thế, Đức Chúa Trời cũng chính là Đức Chúa Trời của Đức Chúa Jesus Christ.
7 "Kìa! Ngài đến với những đám mây" và "mọi mắt sẽ nhìn thấy Ngài, kể cả những kẻ đã đâm Ngài. Hết thảy các chi tộc trên đất sẽ đấm ngực vì cớ Ngài." Thật như vậy! A- men! Sự kiện Đức Chúa Jesus Christ sẽ tái lâm trên đất khác với sự kiện Ngài sẽ trở lại giữa chốn không trung để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian. Sự tái lâm trên đất của Chúa sẽ xảy ra vào cuối của bảy năm đại nạn và muôn dân trên đất sẽ thấy Ngài. Công Vụ Các Sứ Đồ 1:9-11 ghi lại lời tiên tri của thiên sứ trong Ngài Đức Chúa Jesus Christ thăng thiên như sau: "Ngài phán bấy nhiêu lời rồi, thì được cất lên trong lúc các người đó nhìn xem Ngài. Có một đám mây tiếp Ngài khuất đi, không thấy nữa. Các người đó đang ngó chăm trên trời trong lúc Ngài ngự lên, bỗng có hai người nam mặc áo trắng hiện đến trước mặt họ, và nói rằng: Hỡi người Ga-li-lê, sao các ngươi đứng ngóng lên trời làm gì? Jesus này đã được cất lên trời khỏi giữa các ngươi, cũng sẽ trở lại như cách các ngươi đã thấy Ngài lên trời vậy." Xa-cha-ri 14:4 cũng tiên tri về sự tái lâm trên đất của Đức Chúa Jesus Christ, như sau: "Trong ngày đó, chân Ngài sẽ đứng trên núi Ô-li-ve, là núi đối ngang Giê-ru-sa-lem về phía đông; và núi Ô-li-ve sẽ bị xé ra chính giữa về phía đông và phía tây, đến nỗi thành ra một trũng rất lớn; phân nửa núi dời qua phương bắc, phân nửa dời qua phương nam." "Mọi mắt sẽ nhìn thấy Ngài, kể cả những kẻ đã đâm Ngài:" Mọi mắt bao gồm tất cả muôn dân trên đất vào cuối Thời Đại Nạn. "Những kẻ đã đâm Ngài" là dân I-sơ-ra-ên. Mặc dầu một tên lính La-mã đã dùng một cây giáo đâm vào hông của Đức Chúa Jesus Christ, khi Ngài bị đóng đinh trên thập tự giá, nhưng trách nhiệm của tất cả những sự đau đớn, sĩ nhục, và sự chết của Chúa thuộc về dân I-sơ-ra-ên. Chính họ đòi người La-mã lên án chết cho Chúa và cũng chính họ tự xưng nhận trách nhiệm về cái chết của Ngài. Vì thế, Thánh Kinh xem dân I- sơ-ra-ên chính là những kẻ đã đâm Chúa. Xa-cha-ri 12:10 xác chứng như vậy: "Ta sẽ đổ thần của ơn phước và của sự nài xin ra trên nhà Đa-vít, và trên dân cư Giê- ru-sa-lem; chúng nó sẽ nhìn xem Ta là Đấng chúng nó đã đâm; và chúng nó sẽ thương khóc, như là thương khóc con trai một, sẽ ở trong sự cay đắng vì cớ con đầu lòng." KTT_021 Chú Giải Sách Khải Huyền 1:4-8 Trang 7
"Những kẻ đã đâm Ngài:" Còn là bất cứ ai đã tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, mà vẫn tiếp tục sống trong tội. Vì, một người đã tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, tức là tin nhận, vì tội lỗi của mình mà Đức Chúa Jesus Christ phải chịu đóng đinh trên thập tự giá, mà vẫn tiếp tục sống trong tội, thì chẳng khác gì người ấy tiếp tục đâm vào thân xác đã bị đóng đinh của Chúa. "Thật Như vậy! A-men!" Trong nguyên ngữ của Thánh Kinh, từ ngữ "thật như vậy" được viết bằng tiếng Hy-lạp; còn từ ngữ "a-men" được phiên âm từ một chữ trong tiếng Hê-bơ-rơ. Cả hai đều mang nghĩa giống nhau. Nếu đặt ở đầu câu thì hàm ý: tất cả những gì được nói theo sau đó, đều là sự thật đã xảy ra. Nếu đặt ở cuối câu thì hàm ý: mong cho tất cả những gì đã nói trước đó sẽ trở thành sự thật. Nội dung của câu 7 là nhắc lại các lời tiên tri về ngày Chúa tái lâm trên đất, là điều chưa xảy ra, nên từ ngữ "thật như vậy" và "a-men" đã được đặt ở cuối câu.
8 Chúa là Đấng Hiện Có, Đã Có, và Còn Đến, là Đấng Toàn Năng, phán rằng: "Ta là An-pha và Ô-mê-ga!" Câu này nói đến Đức Chúa Jesus Christ. Vì Đức Chúa Jesus Christ cũng chính là Thiên Chúa, cho nên, danh hiệu Đấng Tự Hữu Hằng Hữu và Đấng Toàn Năng cũng được dành cho Ngài. An-pha là mẫu tự thứ nhất, ô-mê-ga là mẫu tự cuối cùng trong tiếng Hy-lạp. Lời tự xưng: "Ta là An-pha và Ô-mê-ga" có nghĩa, "Ta là Đấng Đầu Tiên và Đấng Cuối Cùng! Lời này sẽ còn được lập lại trong Khải Huyền 21:6 để chỉ về Đức Chúa Cha: "Đấng ngự trên ngai phán rằng: "Này, Ta làm mới mọi sự!" Ngài lại phán với tôi: "Hãy chép, vì những lời này là chân thật và thành tín." Ngài phán với tôi: "Xong rồi! Ta là An- pha và Ô-mê-ga: Đấng Đầu Tiên và Đấng Cuối Cùng. Ta sẽ ban cho kẻ nào khát được tự do uống từ Nguồn Nước Sống. Kẻ nào thắng sẽ được hưởng mọi sự làm cơ nghiệp. Ta sẽ làm Đức Chúa Trời người và người sẽ làm con trai Ta" (Khải Huyền 21:5-7). Và trong Khải Huyền 22:13, để chỉ về Đức Chúa Con: ""– Này, Ta đến mau chóng với công giá của Ta để trao cho mỗi người tùy theo kết quả việc làm của người đó. Ta là An-pha và Ô-mê-ga: Đấng Khởi Đầu và Đấng Kết Thúc, Đấng Trước Hết và Đấng Sau Cùng –"" (Khải Huyền 22:12-13). Khi hai mẫu tự an-pha và ô-mê-ga được ghép chung với nhau thì có nghĩa là: "Ta thở" [6]! Nghĩa bóng là: "Ta là Đấng Sống và là Đấng ban sự sống!" Khi Thiên Chúa dựng nên loài người, Ngài đã thở vào lỗ mũi loài người để ban sự sống (Sáng Thế Ký 2:7). Sau khi phục sinh từ trong những kẻ chết, Đức Chúa Jesus Christ đã thở trên các môn đồ, để tái sinh họ (Giăng 20:22). Chính Đức Chúa Jesus Christ đã tự xưng, Ngài là sự sống lại và sự sống (Giăng 11:25). Sự sống chỉ có thể ra từ Thiên Chúa, vì Thiên Chúa chính là sự sống và là nguồn của sự sống.
Ghi Chú [1] Các bài về "Hội Thánh:" http://timhieuthanhkinh.net/?cat=6
KTT_021 Chú Giải Sách Khải Huyền 1:4-8 Trang 8
[2] http://www.blueletterbible.org/lang/lexicon/lexicon.cfm?strongs=G5485 [3] http://www.blueletterbible.org/lang/lexicon/lexicon.cfm?strongs=G1515 [4] Các bài về "Thiên Chúa:" http://timhieuthanhkinh.net/?cat=5 [5] "Phép Ngoa Dụ Trong Thánh Kinh:" http://www.thanhkinhvietngu.net/?p=33 [6] Adam Clarke's Commentary on the Bible.
Copyright Notice: All Rights Reserved © 2014 Vietnamese Christian Mission Ministry. Thông Báo Tác Quyền: Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry. Mọi người có thể sao chép, phổ biến dưới mọi hình thức nhưng xin giữ đúng nguyên văn, kể cả thông báo về tác quyền này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét