Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên

Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên
Chúng ta đã quen với danh từ “tuần lễ,” được dùng làm đơn vị đếm thời gian. Một tuần lễ gồm có bảy ngày, từ ngày Thứ Nhất, còn gọi là Chủ Nhật hoặc Chúa Nhật cho đến ngày Thứ Bảy, là ngày được Thiên Chúa ban phước cho, biệt ra thánh, và gọi là ngày Sa-bát, nghĩa là ngày nghỉ lao động (Sa-bát có nghĩa là nghỉ ngơi) [1]. Chữ "tuần" trong tiếng Hán Việt là một đơn vị chỉ thời gian, bao gồm mười ngày; nhưng khi đi chung với chữ "lễ" thì lại là một đơn vị thời gian chỉ có bảy ngày. Không ai biết tại sao chữ "lễ" được kèm chung với chữ "tuần" để trở thành danh từ chỉ một khoảng thời gian bảy ngày. Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của danh từ "tuần lễ," là "chu kỳ thời gian ngày lễ của Thiên Chúa," tức là cứ mỗi sáu ngày thì có một ngày là ngày lễ của Thiên Chúa, cho nên, chu kỳ bảy ngày đó được gọi là "tuần lễ." Trong lịch sử thế giới, trong tất cả các nền văn hóa xưa nay, chưa bao giờ có một tài liệu nào cho biết nguồn gốc của một tuần lễ bảy ngày, ngoại trừ Thánh Kinh. Cũng không có một tài liệu nào trên thế giới, ngoài Thánh Kinh, cho biết một ngày bao gồm buổi chiều và buổi mai, tức là khoảng thời gian từ khi không có ánh sáng cho đến hết khi có ánh sáng. Bởi vì, thời gian do Thiên Chúa dựng nên đã bắt đầu từ chưa có ánh sáng đến có ánh sáng: "Ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo các tầng trời và đất. Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần của Thiên Chúa vận hành trên mặt nước. Thiên Chúa phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. Thiên Chúa thấy sự sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. Thiên Chúa đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất" (Sáng Thế Ký 1:1-5). Vì thế, một ngày theo Thánh Kinh kết thúc khi mặt trời lặn và liền theo đó là bắt đầu của một ngày mới. Có nhiều dân tộc bắt đầu một ngày từ khi mặt trời lên và hiện nay thì tiêu chuẩn quốc tế bắt đầu một ngày mới vào lúc nửa đêm, gọi là 12 giờ khuya của ngày hiện tại và là 0 giờ sáng của ngày hôm sau. Chúng ta cũng nhận thấy, Thiên Chúa có ban phước cho ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Việt, bởi vì, hai thứ ngôn ngữ này đã không dùng tên các tà thần để làm tên ngày hoặc tên tháng như trong tiếng Anh, tiếng Pháp, và một số các ngôn ngữ khác. Mặc dù Sa-tan đã cố dùng các thuật chiêm tinh, bói toán để xui khiến hai dân tộc Việt và Hoa dùng các tên gọi tà thần để gọi các đơn vị chỉ thời gian, nhưng Sa-tan đã không thành công. Cảm tạ Đức Chúa Trời! Chúng ta cũng quen với các danh từ “thập niên” dùng để đếm khoảng thời gian mười năm, “thế kỷ” dùng để đếm khoảng thời gian một trăm năm, và “thiên niên kỷ” dùng để đếm khoảng thời gian một ngàn năm. Nhưng người Do-thái còn có một danh từ gọi là “tuần lễ năm” dùng để đếm khoảng thời gian bảy năm, và như vậy, mỗi "tuần lễ năm" bao gồm bảy năm. Lý do chính, có lẽ vì luật năm Sa-bát mà dân I-sơ-ra-ên có danh từ “tuần lễ năm." Theo Thánh Kinh, cứ sau mỗi sáu năm trồng trọt, canh tác, dân I-sơ-ra-ên phải để cho đất được nghỉ ngơi vào năm thứ bảy. Sách Lê-vi Ký chương 25:1-7 chép về luật năm Sa-bát như sau:
KTT_006 Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên                                                         Trang 1
1 Đức Giê-hô-va cũng phán cùng Môi-se tại trên núi Si-na-i rằng: 2 Hãy truyền cho dân I-sơ-ra-ên rằng: Khi các ngươi đã vào xứ Ta sẽ ban cho rồi, thì đất phải nghỉ, giữ một Lễ Sa-bát cho Đức Giê-hô-va. 3 Trong sáu năm, ngươi sẽ gieo ruộng và hớt nho mình, cùng thâu hoạch thổ sản. 4 Nhưng năm thứ bảy sẽ là năm Sa-bát, để cho đất nghỉ, tức là một năm Sa-bát cho Đức Giê-hô-va; ngươi chẳng nên gieo ruộng mình hay là hớt nho mình; 5 chẳng nên gặt lại những chi đã tự mọc lên sau khi mùa màng, và đừng hái nho của vườn nho không hớt sửa: ấy sẽ là một năm cho đất nghỉ. 6 Phàm vật gì mà đất sanh sản trong năm Sa-bát, sẽ dùng làm đồ ăn cho ngươi, cho tôi trai tớ gái ngươi, cho kẻ làm thuê của ngươi, và cho kẻ ngoại bang kiều ngụ với ngươi; 7 cùng luôn cho lục súc và thú vật ở trong xứ ngươi nữa; hết thảy thổ sản dùng làm đồ ăn vậy." Vào năm thứ nhất của Vương Triều Đa-ri-út (539 TCN) thuộc Đế Quốc Ba-by-lôn, Đa-ni-ên đọc sách của Tiên Tri Giê-rê-mi mà biết rằng thời hạn Thiên Chúa hình phạt dân I-sơ-ra-ên bị lưu đày 70 năm sắp mãn. Ông bèn kiêng ăn, hạ mình, xưng tội thay cho dân tộc I-sơ-ra-ên, nài xin Thiên Chúa tha thứ và phục hồi dân I-sơ-ra-ên. Thiên Sứ Trưởng Gáp-ri-ên đã hiện đến, phán cùng ông những lời như sau (Đa-ni-ên 9:24-27): “24 Có bảy mươi tuần lễ năm định trên dân ngươi và thành thánh ngươi, đặng ngăn sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào, đặng đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri, và xức dầu cho nơi rất thánh. 25 Ngươi khá biết và hiểu rằng, từ khi ra lịnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ năm và sáu mươi hai tuần lễ năm; thành đó sẽ được xây lại, có đường phố và hào, trong kỳ khó khăn. 26 Sau sáu mươi hai tuần lễ năm đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi, và sẽ không có chi hết. Có dân của vua hầu đến sẽ hủy phá thành và nơi thánh; cuối cùng nó sẽ như bị nước lụt ngập, và những sự hoang vu đã định cho đến khi chiến tranh chấm dứt. 27 Người sẽ tái xác nhận giao ước với nhiều người trong một tuần lễ năm, và đến giữa tuần lễ năm ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi. Bởi cánh gớm ghiếc người sẽ làm cho hoang vu, cho đến kỳ sau rốt, là kỳ đã định.” Do bốn câu Thánh Kinh trên đây mà các nhà giải kinh đặt ra thuật ngữ “Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên.” Bảy mươi tuần lễ năm gồm 490 năm. Trước khi tìm hiểu ý nghĩa của những lời tiên tri trên đây, chúng ta cần biết đến ý nghĩa của số bảy và số mười được dùng trong Thánh Kinh. Trong Thánh Kinh, con số bảy tiêu biểu cho sự trọn vẹn thuộc linh, tức là: 1. Sự trọn vẹn trong thực thể và bản tính của Thiên Chúa. 2. Sự trọn vẹn trong phẩm chất đạo đức của các điều răn và luật pháp của Thiên Chúa. 3. Sự trọn vẹn trong mối tương giao giữa loài người với Thiên Chúa. 4. Sự trọn vẹn trong tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người. 5. Sự trọn vẹn trong công cuộc Thiên Chúa cứu rỗi loài người. 6. Sự trọn vẹn trong quyền cai trị của Đức Chúa Jesus Christ trong Vương Quốc của Đức Chúa Trời. 7. Sự trọn vẹn của chính Vương Quốc Đời Đời của Đức Chúa Trời...
KTT_006 Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên                                                         Trang 2
Trong khi đó, con số mười tiêu biểu cho sự trọn vẹn của công việc, của hành động, sự trọn vẹn về số lượng, sự hoàn thành của việc làm. Thuật ngữ "bảy mươi lần bảy" có nghĩa là những gì được đòi hỏi phải trọn vẹn (7) sẽ được thực hiện cho đến khi hoàn thành (10) và đạt đến sự trọn vẹn đã định cho chúng (7). Phép tính nhân (7 X 10 X 7) tiêu biểu cho sự phát triển tột cùng. Khi Sứ Đồ Phi-e-rơ hỏi Chúa: "Thưa Chúa, nếu anh em tôi phạm tội cùng tôi, thì sẽ tha cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng?" Đức Chúa Jesus Christ đã trả lời: "Ta không nói cùng ngươi rằng: đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy" (Ma-thi-ơ 18:21-22). Phi-e-rơ nghĩ rằng, tha thứ đến bảy lần thì sự tha thứ của mình là trọn vẹn. Tuy nhiên, Chúa không nói đến sự trọn vẹn của lòng tha thứ (7) không thôi, mà Chúa muốn nói đến hành động tha thứ phải trọn vẹn (10) để sự tha thứ được trọn vẹn (7). Vậy, bảy mươi lần bảy năm là khoảng thời gian Thiên Chúa định sẵn cho dân I-sơ-ra-ên và thành Giê-ru-sa-lem để những việc trọn vẹn (7) Ngài đã định cho họ và thành Giê-ru-sa-lem được hoàn thành một cách trọn vẹn (10), đưa đến một kết quả trọn vẹn (7). Dưới đây là ý nghĩa của bốn câu Thánh Kinh nói trên.
“24 Có bảy mươi tuần lễ năm định trên dân ngươi và thành thánh ngươi, đặng ngăn sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào, đặng đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri, và xức dầu cho nơi rất thánh.” Mỗi tuần lễ năm có bảy năm, vậy bảy mươi tuần lễ năm là 490 năm. Đây là khoảng thời gian được Thiên Chúa quy định cho dân I-sơ-ra-ên và thành Giê-ru-sa-lem để những gì là trọn vẹn Ngài định cho họ sẽ được hoàn thành một cách trọn vẹn, để dân I-sơ-ra-ên và thành Giê-ru- sa-lem được trở nên trọn vẹn trước mặt Đức Chúa Trời. Trong khoảng thời gian 490 năm này, có những việc trọn vẹn sau đây phải được hoàn thành: 1. Ngăn ngừa sự vi phạm các điều răn của Thiên Chúa. Từ ngữ phạm phép được Thánh Kinh dùng để nói đến sự trái nghịch luật pháp của Thiên Chúa: "Còn ai phạm tội tức là trái luật pháp; và sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp" (I Giăng 3:4). Thiên Chúa sẽ nhiều lần thi hành việc sửa trị dân I-sơ-ra-ên để làm giảm bớt sự họ vi phạm luật pháp của Thiên Chúa. 2. Trừ đi tội lỗi. Nghĩa là thi hành án phạt trên tội lỗi. Trong khoảng thời gian 490 năm Thiên Chúa đã định cho dân I-sơ-ra-ên và thành Giê-ru-sa-lem, sẽ có một thời điểm Thiên Chúa thi hành án phạt về tội lỗi của nhân loại trên Con Một của Ngài là Đức Chúa Jesus Christ. Thời điểm này nhằm cuối của tuần lễ năm thứ 69, vào ngày Lễ Vượt Qua của năm 27. Nếu dân I-sơ-ra-ên tin nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ thì tội lỗi của họ sẽ được tiêu trừ. 3. Làm sạch sự gian ác. Sự tha tội và làm cho sạch tội những ai thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Đây là sự kiện không phải chỉ xảy ra cách riêng tư cho dân I-sơ-ra-ên, nhưng cho tất cả những ai thuộc về bất cứ dân tộc nào, nếu họ thật lòng ăn năn tội và tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. 4. Đem sự công bình đời đời vào. Khiến cho người được cứu rỗi và vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời được xưng là công chính cho đến đời đời bởi sự hiện diện của Đức Thánh Linh trong họ cho đến đời đời. Đồng thời đem sự công bình đời đời vào trong thành thánh Giê-ru-sa-lem, vào trong vương quốc I-sơ-ra-ên, và vào trong Vương
KTT_006 Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên                                                         Trang 3
Quốc của Đức Chúa Trời. 5. Ấn chứng sự hiện thấy và lời tiên tri. Khiến cho sự hiện thấy và lời tiên tri hoàn toàn ứng nghiệm. 6. Xức dầu cho nơi chí thánh. Nói đến sự kiện: • Thánh Linh của Thiên Chúa tuôn đổ không giới hạn trong tâm thần của Đức Chúa Jesus Christ. Vì thân thể của Đức Chúa Jesus Christ được ví là đền thờ: "Đức Chúa Jesus đầy dẫy Thánh Linh, ở bờ sông Giô-đanh về, thì được Đấng Thần Linh đem đến trong đồng vắng" (Lu-ca 4:1). "Đức Chúa Jesus đáp rằng: Hãy phá hủy đền thờ nầy đi; trong ba ngày, Ta sẽ dựng lại! Những người Giu-đa lại nói: Người ta xây đền thờ nầy mất bốn mươi sáu năm, mà Ngài thì sẽ dựng lại trong ba ngày? Nhưng Ngài nói về đền thờ của thân thể Ngài" (Giăng 2:19-21). • Thánh Linh của Thiên Chúa được tuôn đổ trong nơi chí thánh (tâm thần) trong thân thể của những người thuộc về Chúa, còn gọi là báp-tem bằng Thánh Linh: "Vì chưng Giăng đã làm phép báp-tem bằng nước, nhưng trong ít ngày, các ngươi sẽ chịu phép báp-tem bằng Thánh Linh" (Công Vụ Các Sứ Đồ 1:5). • Đền thờ Thiên Chúa tại Giê-ru-sa-lem sẽ được tái xây dựng trong những ngày cuối cùng. Nơi Chí Thánh của đền thờ sẽ được làm Lễ Xức Dầu để biệt riêng lên Thiên Chúa.
25 Ngươi khá biết và hiểu rằng, từ khi ra lịnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ năm và sáu mươi hai tuần lễ năm; thành đó sẽ được xây lại, có đường phố và hào, trong kỳ khó khăn. Thánh Kinh ghi lại bốn chiếu chỉ liên quan đến thành Giê-ru-sa-lem sau khi dân I-sơ-ra-ên mãn hạn lưu đày 70 năm nơi xứ Ba-by-lôn: 1. Chiếu chỉ của Vua Si-ru, Đế Quốc Phe-rơ-sơ. Năm thứ nhất Si-ru lên làm vua của Ba-by-lôn, nhằm năm 536 TCN, ông đã ban chiếu chỉ cho dân I-sơ-ra-ên được quay về xây dựng lại đền thờ Thiên Chúa tại Giê-ru-sa-lem. Chiếu chỉ ấy được ghi lại trong E- xơ-ra 1:1-4 như sau: "Năm thứ nhứt đời Si-ru, vua nước Phe-rơ-sơ trị vì, Đức Giê-hô-va muốn làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giê-rê-mi mà phán ra, nên Ngài cảm động lòng Si-ru, vua Phe-rơ-sơ tuyên truyền trong khắp nước mình, và cũng ra sắc chỉ rằng: Si-ru, vua Phe-rơ-sơ, nói như vầy: Giê-hô-va Thiên Chúa đã ban các nước thế gian cho ta, và chánh Ngài có biểu ta xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, khá trở lên Giê-ru-sa-lem trong xứ Giu- đa, đặng cất lại đền thờ Giê-hô-va, là Thiên Chúa của I-sơ-ra-ên, vẫn ngự tại Giê-ru-sa- lem. Nguyện Thiên Chúa người ấy ở cùng người! Hễ dân Giu-đa còn sót lại, mặc dầu ở đâu, thì bổn dân của nơi họ ở, phải tiếp trợ họ bằng bạc, vàng, của cải, súc vật, không kể những của lễ lạc hiến về đền của Thiên Chúa ở tại Giê-ru-sa-lem." 2. Chiếu chỉ của Vua Đa-ri-út Đệ Nhất. Chiếu chỉ này được ban hành vào năm 520
KTT_006 Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên                                                         Trang 4
TCN để thúc đẩy việc xây dựng đền thờ của Thiên Chúa cho sớm hoàn tất, và được ghi lại trong E-xơ-ra 6:3-12 như sau: "Năm thứ nhứt đời Si-ru, vua Si-ru ra chiếu chỉ về đền của Thiên Chúa tại Giê-ru-sa-lem rằng: Khá xây cất lại đền của Thiên Chúa, đặng làm nơi dâng những của lễ; các nền nó phải lập cho vững bền. Đền thờ sẽ sáu mươi thước bề cao, và sáu mươi thước bề dài; nó sẽ có ba hàng đá nguyên khối và một hàng đòn tay gỗ mới; còn tiền sở phí thì phải cấp phát từ trong nhà vua. Lại, các khí dụng bằng vàng và bạc của nhà Thiên Chúa, mà Nê-bu-cát-nết-sa đã lấy trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem và đem qua Ba-by-lôn, thì phải trả lại, và đem về trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, khí dụng nào trong chỗ nấy; ngươi phải để nó tại chỗ cũ trong nhà Thiên Chúa. Vậy bây giờ, hỡi Tát-tê-nai, tổng đốc của xứ bên kia sông, Sê-ta-Bô-xê-nai, và các đồng liêu người ở A-phạt-sác bên kia sông, hãy dan ra; khá để cho quan cai của người Giu-đa và những người trưởng lão của chúng xây cất lại đền thờ của Thiên Chúa tại nơi cũ nó. Nầy ta ra lịnh, truyền các ngươi phải làm gì đối với các trưởng lão dân Giu-đa, đặng giúp việc cất lại cái đền của Thiên Chúa: Hãy lấy thuế khóa thâu ở bên kia sông, vội cấp phát các tiền chi phí cho những người đó, để công việc chẳng bị dứt chừng. Phàm vật chi cần kíp, hoặc bò tơ đực, chiên đực hay là chiên con, để dùng làm của lễ thiêu dâng cho Thiên Chúa trên trời; hoặc lúa mì, muối, rượu, hay là dầu, theo lời của những thầy tế lễ ở tại Giê-ru-sa- lem, khá giao cho họ mỗi ngày, chớ thiếu, hầu cho họ dâng những của lễ có mùi thơm cho Thiên Chúa trên trời, và cầu nguyện cho sanh mạng của vua và của các vương tử. Ta cũng truyền lịnh rằng: Nếu ai cải chiếu chỉ nầy, thì khá rút một cây đòn tay trong nhà kẻ ấy, rồi treo nó tại đó. và vì cớ tội ấy, làm cho nhà nó thành ra một chỗ đổ rác. Nguyện Thiên Chúa, là Đấng đã khiến danh Ngài ngự trong đền thờ ấy, hủy diệt vua nào, dân tộc nào dám giơ tay ra cải chiếu này đặng phá hủy đền thờ của Thiên Chúa tại Giê-ru-sa-lem. Ta là Đa-ri-út ban chiếu chỉ nầy; khá làm theo nó cách cần mẫn!" 3. Chiếu chỉ của Vua Ạt-ta-xét-xe. Chiếu chỉ này được ban hành vào đầu mùa xuân năm 457 TCN, khiến E-xơ-ra được toàn quyền thiết lập chính quyền cai trị tại Giê-ru-sa- lem theo luật pháp của Thiên Chúa, và được ghi lại trong E-xơ-ra 7:11-26 như sau: "Nầy là bổn sao lại chiếu chỉ mà vua Ạt-ta-xét-xe giao cho E-xơ-ra, thầy tế lễ và văn sĩ, thạo biết trong những điều răn luật lệ của Thiên Chúa đã truyền cho I-sơ-ra-ên.  Vua Ạt- ta-xét-xe, vua của các vua, gởi thơ cho E-xơ-ra, thầy tế lễ và văn sĩ, thạo biết luật pháp của Thiên Chúa trên trời. Nguyện ngươi được trọn bình an. Ta ra chiếu chỉ định rằng phàm người nào trong nước ta, thuộc về dân I-sơ-ra-ên, thầy cả và người Lê-vi, sẵn muốn đi đến Giê-ru-sa-lem, thì hãy đi chung với người. Ta và bảy mưu thần ta sai ngươi đi tra xét về Giu-đa và về Giê-ru-sa-lem, chiếu theo luật pháp của Thiên Chúa ngươi có trong tay ngươi. Ngươi sẽ đem theo mình vàng và bạc mà vua và các mưu thần lạc ý dâng cho Thiên Chúa của I-sơ-ra-ên, có nơi ở tại Giê-ru-sa-lem, luôn các bạc và vàng mà ngươi có được trong tỉnh Ba-by-lôn, và những lễ vật lạc ý của dân sự cùng thầy tế lễ dâng cho đền của Thiên Chúa mình tại Giê-ru-sa-lem. Ngươi hãy dùng bạc nầy cần mẫn mua những bò đực, chiên đực, chiên con, luôn của lễ chay, và của lễ quán cặp theo, rồi dâng lên trên bàn thờ ở nơi đền của Thiên Chúa các ngươi, ở tại Giê-ru-sa- lem. Còn bạc và vàng dư lại, hễ muốn dùng việc gì phải, khá theo ý ngươi và anh em ngươi cho là tốt mà làm thuận ý chỉ của Thiên Chúa các ngươi. Về các khí dụng đã giao cho ngươi để dùng vào cuộc thờ phượng trong đền của Thiên Chúa ngươi, hãy để nó tại trước mặt Thiên Chúa tại Giê-ru-sa-lem. Còn các vật gì khác ngươi cần dùng về chi phí đền thờ của Thiên Chúa ngươi, khá lấy các vật ấy nơi kho tàng vua. Vậy, ta là vua
KTT_006 Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên                                                         Trang 5
Ạt-ta-xét-xe ra chiếu chỉ truyền cho các quan cai kho ở bên phía kia sông rằng hễ vật gì E-xơ-ra, thầy tế lễ và văn sĩ, thạo biết luật pháp của Thiên Chúa trên trời, sẽ cầu cùng các ngươi, các ngươi khá cần mẫn cung cấp cho, đến một trăm ta lâng bạc, một trăm bao lúa miến, một trăm thùng rượu, một trăm thùng dầu, và muối không hạn. Phàm điều gì Thiên Chúa trên trời truyền dạy về đền thờ của Ngài, khá làm cho cần mẫn, e sự tai họa giáng trên nước, trên vua, và trên các vương tử chăng. Lại, ta truyền cho các ngươi biết rằng chẳng được phép thâu thuế hay là tiền mãi lộ nơi thầy tế lễ, người Lê-vi, kẻ ca hát, người giữ cửa, người Nê-thi-nim, hay là nơi những tôi tớ đền thờ của Thiên Chúa. Còn ngươi, hỡi E-xơ-ra, tùy theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa ngươi, đã có trong tay ngươi, hãy lập những quan phủ, quan án, là những kẻ thạo biết luật pháp của Thiên Chúa ngươi để chúng xét đoán cả dân sự ở bên kia sông; còn người nào chẳng biết luật pháp, các ngươi khá dạy cho nó biết. Nếu có ai không tuân luật pháp của Thiên Chúa ngươi và luật lệ của vua, thì các ngươi hãy đoán phạt họ liền, hoặc xử tử, hoặc lưu đày, hoặc tịch biên gia tài, hay là cầm tù." 4. Chiếu chỉ của Vua Ạt-ta-xét-xe. Chiếu chỉ này được ban hành vào năm 444 TCN, cho phép Nê-hê-mi xây dựng lại các tường thành Giê-ru-sa-lem, và được ghi lại trong sách Nê-hê-mi 2:1-9 như sau: "Đương năm thứ hai mươi đời vua Ạt-ta-xét-xe, tháng Ni-san, rượu sẵn ở trước mặt người, tôi lấy rượu dâng cho vua; trước tôi không hề có bộ buồn rầu tại trước mặt người. Vua nói với tôi rằng: Nhân sao ngươi mặt mày buồn, dầu mà ngươi không có bịnh? Điều đó chỉ là sự buồn rầu trong lòng mà thôi. Bấy giờ tôi lấy làm sợ hãi lắm, bèn nói với vua rằng: Nguyện vua vạn tuế! Lẽ nào mặt tôi không buồn, khi cái thành, là nơi có mồ mả của tổ phụ tôi, bị phá hoang, và các cửa thành bị lửa thiêu đốt? Vua hỏi tôi rằng: Ngươi cầu xin cái gì? Tôi bèn cầu nguyện cùng Thiên Chúa của các từng trời, rồi tâu với vua rằng: Nếu vua thấy điều đó là tốt lành, nếu kẻ tôi tớ vua được ơn trước mặt vua, xin vua hãy sai tôi về Giu-đa, đến thành có mồ mả của tổ phụ tôi, để tôi xây cất thành ấy lại. Đương khi ấy hoàng hậu cũng ngồi bên cạnh vua. Vua bèn hỏi tôi rằng: Ngươi đi đường lâu chừng bao nhiêu, và khi nào ngươi trở về? Vậy, vua đẹp lòng sai tôi đi, và tôi định nhựt kỳ cho người. Tôi cũng thưa với vua rằng: Nếu điều này được đẹp lòng vua, xin vua hãy trao cho tôi những bức thơ truyền các quan tổng trấn bên kia sông cho phép tôi đi ngang qua cho đến khi tôi tới Giu-đa lại ban chiếu chỉ cho A-sáp, kẻ giữ rừng vua, truyền người cho tôi gỗ làm khuôn cửa của thành điện giáp với đền và làm vách thành, cùng nhà mà tôi phải vào ở. Vua bèn ban cho tôi các điều đó, tùy theo tay nhân lành của Thiên Chúa tôi giúp đỡ tôi. Vậy, tôi đến cùng các quan tổng trấn bên kia sông, vào trao cho họ những bức thơ của vua. Vả, vua có sai những quan tướng và quân kỵ đi với tôi." Khi chúng ta xét kỷ nội dung của bốn chiếu chỉ trên đây và đối chiếu với Đa-ni-ên 9:24 thì sẽ thấy: • Chỉ có chiếu chỉ thứ ba của Vua Ạt-ta-xét-xe ban hành vào năm 457 TCN là liên quan đến việc tu bổ và xây dựng lại Giê-ru-sa-lem. Trong chiếu chỉ, vua cho phép E-xơ-ra thiết lập chính quyền tại Giê-ru-sa-lem: "lập quan án, quan phủ," tức là lập ra quan cai trị và quan xử án; đồng thời các quan được cai trị Giê-ru- sa-lem theo luật pháp của Thiên Chúa. • Các chiếu chỉ thứ nhất và thứ nhì chỉ liên quan đến việc tái xây dựng đền thờ Thiên Chúa, không hề nói đến việc xây dựng lại Giê-ru-sa-lem.
KTT_006 Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên                                                         Trang 6
• Chiếu chỉ thứ tư chỉ liên quan đến việc xây dựng lại tường thành Giê-ru-sa-lem theo lời xin của Nê-hê-mi, không liên quan gì đến việc tái lập chính quyền tại Giê-ru-sa-lem, là việc mà E-xơ-ra đã thực hiện 13 năm trước đó. Như vậy, chiếu chỉ thứ ba của Vua Ạt-ta-xét-xe truyền cho E-xơ-ra vào đầu mùa xuân năm 457 TCN chính là chiếu chỉ được tiên tri 82 năm trước đó và ghi lại trong Đa-ni-ên 9:25, liên quan đến việc tái xây dựng chính quyền tại Giê-ru-sa-lem. Từ khi chiếu chỉ ấy được ban hành cho đến khi "Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ năm và sáu mươi hai tuần lễ năm." Đấng chịu xức dầu tức là Đức Chúa Jesus Christ. Bảy tuần lễ năm và sáu mươi hai tuần lễ năm là sáu mươi chín tuần lễ năm, là 483 năm. Từ năm 457 TCN đến năm 27 là đúng 483 năm! (Lấy 457 + 27 = 484, lấy 484 - 1 = 483 vì giữa năm 1 TCN và năm 1 không có năm 0). Đức Chúa Jesus Christ tiến vào thành Giê-ru-sa-lem trong tư cách của một nhà vua vào đầu mùa xuân năm 27, tròn 483 năm từ khi Vua Ạt-ta-xét-xe ra chiếu chỉ; cùng một lúc làm ứng nghiệm lời tiên tri mà thiên sứ Gáp-ri-ên đã truyền cho Đa-ni-ên 565 năm trước đó và lời tiên tri của Tiên Tri Xa-cha-ri đã ghi chép trong sách Xa-cha-ri khoảng 520 năm trước đó: "Ngươi khá biết và hiểu rằng, từ khi ra lịnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ năm và sáu mươi hai tuần lễ năm" (Đa-ni- ên 9:25). "Hỡi con gái Si-ôn, hãy mừng rỡ cả thể! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy trổi tiếng reo vui! Nầy, Vua ngươi đến cùng ngươi, Ngài là công bình và ban sự cứu rỗi, nhu mì và cỡi lừa, tức là con của lừa cái" (Xa-cha-ri 9:9). "Vừa khi Đức Chúa Jesus cùng môn đồ đến thành Giê-ru-sa-lem, và đã tới thành Bê- pha-giê, bên núi Ô-li-ve rồi, thì Ngài sai hai môn đồ, mà phán rằng: Hãy đi đến làng ở trước mặt các ngươi, tức thì sẽ gặp một con lừa cái bị cột, với một con lừa con; hãy mở ra và dắt đến cho ta. Nếu có ai nói chi với các ngươi, hãy trả lời rằng Chúa cần dùng hai con lừa đó; tức thì họ sẽ gởi lừa đi. Vả, điều ấy xảy ra để cho ứng nghiệm lời của đấng tiên tri rằng: Hãy nói với con gái thành Si-ôn rằng: Nầy, vua ngươi đến cùng ngươi, Nhu mì, cỡi lừa Và lừa con, là con của lừa cái mang ách. Hai môn đồ bèn đi, và làm y theo lời Đức Chúa Jesus đã dạy. Hai người dắt lừa cái và lừa con, trải áo mình trên lưng lừa, và nâng Ngài cỡi lên. Bấy giờ phần nhiều trong đám dân đông trải áo mình trên đường; kẻ khác chặt nhánh cây mà rải ra giữa đường. Đoàn dân đi trước và theo sau đều kêu lên rằng: Hô-sa-na con vua Đa-vít! Đáng tôn vinh cho Đấng nhân danh Chúa mà đến! Hô-sa-na ở trên nơi rất cao! Khi Ngài đã vào thành Giê-ru-sa-lem, thì cả thành đều xôn xao, nói rằng: Người nầy là ai? Chúng trả lời rằng: Ấy là Đấng tiên tri Jesus ở thành Na-xa-rét, xứ Ga-li-lê" (Ma-thi-ơ 21:1-11). Đức Chúa Jesus Christ tiến vào thành Giê-ru-sa-lem trong tư cách của một nhà vua vào ngày 10 tháng Giêng theo Lịch Thánh Kinh, nhằm ngày Sa-bát cuối tuần, rồi bị giết vào ngày Thứ Tư, 14 tháng Giêng theo Lịch Thánh Kinh (nhằm năm 27), làm ứng nghiệm lời tiên tri Ngài là "Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất đi tội lỗi của thế gian." Khi chúng ta đối chiếu lời tiên tri của Giăng Báp-tít với chỉ thị của Thiên Chúa về con sinh của Lễ Vượt Qua, chúng ta sẽ thấy rõ, cái chết của con sinh trong Lễ Vượt Qua là hình bóng cho cái chết của Đức Chúa Jesus Christ để cất đi tội lỗi của nhân loại. Đồng thời, cũng ấn chứng rằng, Đức Chúa Jesus Christ chính là Đấng Cứu Thế: "Ngày hôm sau, Giăng thấy Đức Chúa Jesus đang đến với mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất đi tội lỗi của thế gian" (Giăng 1:29). KTT_006 Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên                                                         Trang 7
"Tại xứ Ê-díp-tô, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Tháng nầy định làm tháng đầu cho các ngươi, tức là tháng giêng trong quanh năm. Hãy nói cho toàn hội chúng I-sơ-ra- ên rằng: Đến ngày mồng mười tháng nầy, mỗi gia trưởng tùy theo nhà mình phải bắt một con chiên con. Nếu nhà ít người quá ăn không hết một chiên con, hãy chung cùng người rất lân cận mình, tùy theo số người; và hãy tính cho mỗi chiên con tùy sức người ăn hết. Các ngươi hãy bắt hoặc trong bầy chiên, hoặc trong bầy dê, chiên con đực hay là dê con đực, tuổi giáp niên, chẳng tì vít chi, đoạn để dành cho đến ngày mười bốn tháng nầy; rồi cả hội chúng I-sơ-ra-ên sẽ giết nó, vào lối chiều tối. Họ sẽ lấy huyết đem bôi trên hai cây cột và mày cửa của nhà nào ăn thịt chiên con đó. Đêm ấy họ sẽ ăn thịt chiên quay với bánh không men và rau đắng. Chớ ăn thịt nửa chín nửa sống hay là luộc trong nước, nhưng phải quay trên lửa cả và đầu, giò, với bộ lòng. Các ngươi chớ để chi còn lại đến sáng mai; nếu còn lại, hãy thiêu đi. Vậy, ăn thịt đó, phải như vầy: Dây lưng cột, chân mang giày, tay cầm gậy, ăn hối hả; ấy là lễ Vượt-qua của Đức Giê-hô-va. Đêm đó Ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; Ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; Ta là Đức Giê-hô-va. Huyết bôi trên nhà các ngươi ở, sẽ dùng làm dấu hiệu; khi Ta hành hại xứ Ê-díp-tô, thấy huyết đó, thì sẽ vượt qua, chẳng có tai nạn hủy diệt các ngươi. Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Đức Giê-hô-va, tức là một lễ lập ra đời đời" (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:1-14). Khoảng thời gian 490 năm Thiên Chúa định sẵn cho dân I-sơ-ra-ên được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn "bảy tuần lễ năm," giai đoạn "sáu mươi hai tuần lễ năm," và giai đoạn "tuần lễ năm cuối cùng:" • Giai đoạn "bảy tuần lễ năm" tức là 49 năm dân I-sơ-ra-ên được tự trị, từ năm 457 TCN đến năm 408 TCN. Trong giai đoạn này, dân I-sơ-ra-ên được tự thiết lập chính quyền và cai trị theo luật pháp của Thiên Chúa: "Còn ngươi, hỡi E-xơ-ra, tùy theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa ngươi, đã có trong tay ngươi, hãy lập những quan phủ, quan án, là những kẻ thạo biết luật pháp của Thiên Chúa ngươi để chúng xét đoán cả dân sự ở bên kia sông; còn người nào chẳng biết luật pháp, các ngươi khá dạy cho nó biết" (E- xơ-ra 7:25). • Giai đoạn "sáu mươi hai tuần lễ năm" tức là 434 năm dân I-sơ-ra-ên bị cai trị bởi các quan chức và luật pháp của các đế quốc Phe-rơ-sơ, Hy-lạp, và La-mã, từ năm 408 TCN đến năm 27. • Giai đoạn "tuần lễ năm cuối cùng" chính là bảy năm của Kỳ Tận Thế còn gọi là Kỳ Đại Nạn. Chính giữa giai đoạn "sáu mươi hai tuần lễ năm" và giai đoạn "tuần lễ năm cuối cùng" có một khoảng cách chừng 2,000 năm, là thời gian Đức Chúa Trời thành lập và xây dựng Hội Thánh của Ngài. Lịch sử và Thánh Kinh đã cho chúng ta thấy, hai giai đoạn trong lời tiên tri của thiên sứ Gáp-ri- ên truyền cho Đa-ni-ên được ứng nghiệm một cách chính xác! Không còn bao lâu nữa, thế hệ hiện tại của loài người sẽ được nhìn thấy sự ứng nghiệm chính xác của giai đoạn "tuần lễ năm cuối cùng!"
26 Sau sáu mươi hai tuần lễ năm đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi, và sẽ không có chi hết. Có dân của vua hầu đến sẽ hủy phá thành và nơi thánh; cuối cùng nó sẽ như bị nước lụt ngập, và những sự hoang vu đã định cho đến khi chiến tranh chấm dứt.
KTT_006 Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên                                                         Trang 8
Cũng chính sau giai đoạn Giê-ru-sa-lem bị cai trị bởi luật pháp của dân ngoại suốt 434 năm thì Đấng chịu xức dầu, tức là Đức Chúa Jesus Christ, sẽ bị trừ đi. Chỉ vài ngày sau khi tiến vào thành Giê-ru-sa-lem trong tư cách của một vì vua, thì Đức Chúa Jesus Christ đã bị dân I-sơ- ra-ên giao nộp cho người La-mã, để họ đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Sau cái chết của Đức Chúa Jesus Christ sẽ không có điều gì xảy ra cho dân I-sơ-ra-ên, cho đến khi dân của vua hầu đến, tức là dân của AntiChrist, là dân La-mã (dân Ý ngày nay), hủy phá thành Giê-ru-sa-lem và đền thánh của Thiên Chúa vào năm 70. Sự hủy phá đền thánh (sẽ được tái xây dựng tại Giê-ru-sa-lem) sẽ tái diễn một lần nữa trong Kỳ Đại Nạn. Hình ảnh "như bị nước ngập lụt" tiêu biểu cho sự kiện Giê-ru-sa-lem sẽ bị quân lực của AntiChrist bao vây, tấn công vào những ngày cuối cùng. Thành Giê-ru-sa-lem và đất nước I-sơ-ra-ên sẽ bị bỏ hoang cho đến khi chiến tranh chấm dứt, vì Thiên Chúa sẽ đem dân I-sơ-ra-ên vào trong đồng vắng để lánh nạn (Khải Huyền 12:6).
27 Người sẽ tái xác nhận giao ước với nhiều người trong một tuần lễ năm, và đến giữa tuần lễ năm ấy, người sẽ khiến của lễ và của lễ chay dứt đi. Bởi cánh gớm ghiếc người sẽ làm cho hoang vu, cho đến kỳ sau rốt, là kỳ đã định.” Chữ "người" trong câu này là chỉ về "vua hầu đến" của thế gian, là AntiChrist. Sau khi lên cầm quyền Liên Hiệp Quốc, AntiChrist sẽ tái xác nhận một hòa ước với I-sơ-ra-ên và các quốc gia vùng Trung Đông. Rất có thể, đây chính là hòa ước do Liên Hiệp Quốc thiết lập cho dân I-sơ- ra-ên và các quốc gia Hồi Giáo vùng Trung Đông sau cuộc chiến lớn sẽ xảy ra ở Trung Đông trong những ngày sắp tới đây, như đã được tiên tri trong chương 83 của sách Thi Thiên. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết của lời tiên tri này trong chương "Cuộc Chiến Trung Đông Theo Thi Thiên 83." Tuy nhiên, sau ba năm rưởi cầm quyền, khi thế lực đã được vững chắc, thì chính AntiChrist sẽ xua quân tấn công I-sơ-ra-ên, đánh chiếm Giê-ru-sa-lem. AntiChrist sẽ vào ngồi trong đền thờ Thiên Chúa, xưng mình là Đức Chúa Trời, bắt dân I-sơ-ra-ên phải thờ lạy hắn và hắn sẽ chấm dứt mọi sự dâng tế lễ trong đền thờ của Đức Chúa Trời. "Cánh gớm ghiếc" là các quân lực thuộc quyền AntiChrist sẽ tàn phá thành Giê-ru-sa-lem, khiến cho thành sẽ bị hoang vu cho đến cuối của Kỳ Tận Thế, là lúc mà Đức Chúa Jesus Christ sẽ tái lâm trên đất, tiêu diệt AntiChrist và mọi thế lực cầm quyền trên thế gian. Từ ngữ "kỳ đã định" cho chúng ta biết: Mọi sự trong thế gian đều nằm trong sự biết trước và cho phép của Thiên Chúa. Ngài sẽ làm thành mục đích và ý định của Ngài dành cho loài người.
Khoảng Cách Giữa Tuần 69 và 70 Đa-ni-ên 9:26 kết thúc tuần thứ 69 và Đa-ni-ên 9:27 mở đầu cho tuần thứ 70. Tuy nhiên, giữa hai tuần này là một khoảng thời gian dài gần 2,000 năm. Tuần thứ 69 đã kết thúc vào năm 27 với cái chết của Đức Chúa Jesus Christ trên thập tự giá. Tuần thứ 70 sẽ bắt đầu khi AntiChrist tái xác nhận một hòa ước giữa I-sơ-ra-ên và các nước Hồi Giáo tại Trung Đông. Khoảng cách giữa tuần 69 và tuần 70 được gọi là Thời Kỳ của Hội Thánh. Vì dân I-sơ-ra-ên chối bỏ Đức Chúa Jesus Christ nên Đức Chúa Trời đã yên lặng đối với dân I-sơ-ra-ên, và Ngài dùng khoảng thời gian gần 2,000 năm nay để hình thành và phát triển Hội Thánh của Ngài. Hội Thánh là tập thể của những người thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho nhân loại qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và hết lòng sống theo Lời Chúa là Thánh Kinh. Hội Thánh không phải là Giáo Hội Công Giáo. Hội Thánh cũng không phải là một giáo phái Tin Lành nào. Các giáo hội đều do loài người lập ra theo ý riêng KTT_006 Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên                                                         Trang 9
của loài người, thờ phượng Thiên Chúa theo ý riêng của loài người chứ không theo lẽ thật của Thánh Kinh. Giáo hội nào cũng có những điều giảng dạy nghịch lại Thánh Kinh. Lời phán sau đây của Thiên Chúa có thể áp dụng cho các giáo hội: "Vì dân nầy chỉ lấy miệng tới gần Ta, lấy môi miệng tôn Ta, mà lòng chúng nó thì cách xa Ta lắm; sự chúng nó kính sợ Ta chẳng qua là điều răn của loài người, bởi loài người dạy cho" (Ê-sai  29:13). Hội Thánh bao gồm mọi dân tộc, kể cả dân I-sơ-ra-ên. Nếu bạn thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời ban cho nhân loại qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, và hết lòng sống theo Lời Chúa là Thánh Kinh, thì bạn đương nhiên ở trong Hội Thánh. Khi bạn nhóm họp lại với các anh chị em cùng đức tin ở một nơi nào, thì đó là sự nhóm họp của Hội Thánh tại địa phương. Sự nhóm họp của các giáo hội theo các điều lệ, nghi thức của giáo hội trái nghịch với sự dạy dỗ của Thánh Kinh, nhất là sự hủy bỏ ngày Sa-bát thánh của Thiên Chúa hoặc tự ý đổi chuyển ngày Sa-bát sang Chủ Nhật, không phải là sự nhóm họp của Hội Thánh theo mệnh lệnh của Thiên Chúa. Khi số người không phải là I-sơ-ra-ên gia nhập đủ số vào Hội Thánh thì Đức Chúa Jesus Christ sẽ đến giữa chốn không trung để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian, và bắt đầu sự phán xét trên toàn thế gian, đặc biệt là trên dân I-sơ-ra-ên. Thời kỳ đó được gọi là Kỳ Tận Thế hoặc Kỳ Đại Nạn mà chi tiết diễn tiến đã được tiên tri trong sách Khải Huyền. Trong thời kỳ đó, dân I-sơ-ra-ên sẽ nhận biết Đức Chúa Jesus Christ chính là Thiên Chúa và họ sẽ được phục hồi hoàn toàn địa vị dân thánh của Đức Chúa Trời. Nhìn Vào Quá Khứ Để Biết Việc Tương Lai Qua những lời tiên tri trong sách Đa-ni-ên về sự hình thành, sự suy bại của các đế quốc có liên quan đến dân I-sơ-ra-ên và Hội Thánh của Chúa trong suốt khoảng thời gian gần 2,600 năm, chúng ta có thể thấy rõ, Thánh Kinh quả thật là Lời của Đức Chúa Trời, những lời tiên tri trong Thánh Kinh chắc chắn sẽ ứng nghiệm hoàn toàn. Vì thế, để biết được những gì là điềm báo trước về Kỳ Tận Thế, những gì sẽ xảy ra trong Kỳ Tận Thế, chúng ta chỉ cần đọc Thánh Kinh và đối chiếu với tình hình thời sự trên thế giới. Ngoài Thánh Kinh, không hề có một lời tiên tri nào về sự tận thế, về thế giới trong tương lai có từ lâu đời và được đặt nền tảng trên các biến cố lịch sử sẽ xảy ra. Chính vì thế, khi các biến cố lịch sử đã xảy ra chính xác theo những lời tiên tri của Thánh Kinh, thì chúng ta có thể tin rằng, khoảng 1/5 phần còn lại của những lời tiên tri ấy, liên quan đến sự tận thế và thế giới sau tận thế, chắc chắn sẽ ứng nghiệm. Các chương còn lại của sách Đa-ni-ên, từ chương 8 đến chương 12 là diễn tả chi tiết về các lời tiên tri trong chương 2, chương 7, và chương 9. Phạm vi của cuốn sách này không cho phép chúng tôi bao gồm các chương ấy. Xin quý bạn đọc đón xem cuốn "Chú Giải Thánh Kinh: Sách Đa-ni-ên." Lời Kêu Gọi Nếu bạn tin những lời tiên tri trong Thánh Kinh thì bạn cần tin Đấng đã phán ra những lời tiên tri ấy, tức là tin vào Đức Chúa Jesus Christ. Tin và làm theo những gì Đức Chúa Jesus Christ phán dạy, được ghi lại trong Thánh Kinh, thì bạn sẽ kinh nghiệm được quyền năng của Thiên Chúa thể hiện trong thân thể bạn, trong tấm lòng bạn, trong đời sống bạn; bạn sẽ được sống lại, và sống đời đời trong Vương Quốc Đời Đời của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Jesus Christ phán:
KTT_006 Bảy Mươi Tuần Lễ Năm của Đa-ni-ên                                                         Trang 10
"Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ" (Ma-thi-ơ 11:28). "Ta là sự sống lại và sự sống; ai tin nơi Ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi" (Giăng 11:25) Mời bạn hãy đến với Đức Chúa Jesus Christ ngay giờ phút bạn đọc hoặc nghe xong những lời này. Bạn hãy thưa với Đức Chúa Trời rằng: "Lạy Đức Chúa Trời là Cha, con biết con là người có tội. Con xin tiếp nhận sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ; và con tin rằng, Đức Chúa Jesus Christ đã sống lại để ban cho con sự sống lại và sự sống đời đời. Xin Cha tiếp nhận con vào trong vương quốc của Ngài. A-men!" Nếu bạn chưa thể phát âm "Jesus Christ" thì bạn có thể nói "Giê-xu Ki-tô" hoặc "Giê-xu Cơ- đốc." A-men có nghĩa là "thật như vậy!" Cầu xin Đức Chúa Trời Toàn Năng gìn giữ bạn trong ân điển của Ngài, giúp bạn đứng vững trong đức tin và ngày càng thêm hơn trong sự hiểu biết Chúa, cho đến ngày bạn được bước vào trong cõi đời đời với Ngài. A-men!
Ghi Chú [1] Sáng Thế Ký 2:1-3: "Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã sáng tạo và đã làm xong rồi." Xuất Ê-díp-tô Ký 31:15 "Người ta sẽ làm công việc trong sáu ngày, nhưng qua ngày thứ bảy là ngày Sa-bát, tức là ngày nghỉ, biệt riêng ra thánh cho Đức Giê-hô-va. Trong ngày Sa-bát hễ ai làm một việc chi sẽ bị xử tử."
Copyright Notice: All Rights Reserved © 2013 Vietnamese Christian Mission Ministry. Thông Báo Tác Quyền: Mọi tác quyền thuộc về Vietnamese Christian Mission Ministry. Mọi người có thể sao chép, phổ biến dưới mọi hình thức nhưng xin giữ đúng nguyên văn, kể cả thông báo về tác quyền này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét