Sách Truyền đạo chứa đựng nhiều ẩn ngữ và câu đố khó hiểu, lại ý tứ rời rạc, văn thể thiếu mạch lạc và chặt chẽ nên càng khó hiểu hơn. Sách này giống như một tập ghi chú những gì đã xảy ra trong đời, rồi cứ lần lượt thu thập lại viết thành sách. Vì vậy nó không có bố cục hẳn hoi như một tập giảng luận.
Sách này dùng nhiều phong tục, tập quán của Do Thái nên rất khó cho người ngoại bang hiểu, nhưng rất dễ cho người Do Thái lúc bấy giờ. Đành rằng sách Truyền Đạo khó hiểu, nhưng không phải là không hiểu được, miễn là chúng ta dụng công nghiên cứu và tham khảo. Sự dạy dỗ của sách Truyền Đạo rất qúy, vì thích hợp với mọi thời đại.
I. TÁC GIẢ SÁCH TRUYỀN ĐẠO:
Đoạn 1:1,12: "Lời của người Truyền đạo, con trai của Đavit, vua tại Giêrusalem ... Ta là người Truyền đạo, đã làm vua Ysơraên tại Giêrusalem". Trong vòng con của Đavit, ai làm vua tại Giêrusalem?- Chỉ có Salômôn. Dầu tác giả dấu tên, cũng đã nói cho chúng ta biết ông là Salômôn. Hơn nữa, càng bước vào nội dung chúng ta càng thấy rõ con người của Salômôn trong sách Truyền đạo.
Tác giả tự xưng là người Truyền đạo, nhưng không giảng cho nhà thờ mà giảng cho dân chúng. Ôâng là vua, Truyền đạo của dân chúng. Những bài diễn thuyết khi ông xuất hiện trước dân chúng thì ông lần lượt ghi lại. Đây là một tập sách của giáo sư dành cho học sinh là dân trong nước của ông.
II.SÁCH TRUYỀN ĐẠO ĐƯỢC LIỆT VÀO KINH ĐIỂN CỰU ƯỚC:
Khi người ta đọc sáøch Truyền đạo, có nhiều thắc mắc, vì thấy rằng Salômôn ít đề cập đến vấn đề tôn giáo, mà nói nhiều về đời này. Cho đến đoạn 11 và 12 gần kết thúc, thì ông mới đề cập đến vấn đề tôn giáo. Cho nên, có người cho rằng quan niệm của sách truyền đạo không phải là quan niệm của cơ đốc nhân, vì Salômôn tỏ ra yếm thế, tiêu cực, bi quan, không có sự khải thị của Đức Chúa Trời, không được liệt vào kinh điển.
Tác giả sách Thi Thiên cũng đồng ý với sách Truyền đạo:
Thi Thiên 90:5-6: "Chúa làm chúng nó trôi đi như nước chảy cuồn cuộn, chúng nó khác nào một giấc ngủ. Ban mai họ tợ như cây cỏ xanh tươi, sáng ngày cỏ nở bông và tốt tươi, buổi chiều người ta ngắt nó và nó héo". Thi Thiên 39:6: "Qủa thật, mỗi người bước đi khác nào như bóng, ai nấy đều rối động luống công, người chất chứa của cải, nhưng chẳng biết ai sẽ thâu lấy". Tân ước cũng nói con người rất là tạm thời, đời người rất là ngắn ngủi (I Phi1:24;I Giăng2:17)
Salômôn viết ba sách: Châm ngôn, Truyền đạo và Nhã ca. Salômôn viết Nhã ca khi còn thanh xuân,viết sách Châm ngôn vào tuổi trưởng thành và viết sách Truyền đạo khi đã lão nhược. Vì già yếu, ông bị tinh thần bi quan, yếm thế, tiêu cực ám ảnh và chi phối.
Muốn hiểu sách Truyền đạo, chúng ta phải tham khảo với sách Sử ký về các vua của Ysơraên. Salômôn có những đặc điểm mà các vua khác không có.
1-Khôn ngoan. I Vua 4:29-34: "Đức Chúa Trời ban cho Salômôn sự khôn ngoan, sự thông sáng rất cao, cùng lòng rộng rãi như cát trên bờ biển. Sự khôn ngoan của Salômôn trỗi hơn sự khôn ngoan của mọi người phương Đông và sự khôn ngoan của người Eâdíptô. Người khôn ngoan hơn mọi người, người khôn ngoan hơn Eâthan, người Eáchrahít, hơn Hêman, Canhcôn, và Đạtma là con trai Mahôn, danh tiếng người đồn ra trong các dân tộc chung quanh. Người nói ba ngàn câu Châm ngôn và làm một ngàn năm bài thơ. Người luận về ây cối, từ cây bá hương của Liban cho đến chùm kinh giới mọc ra nơi vách, người cũng có luận về loài vật, chim, loài côn trùng và cá. ó kẻ từ các dân tộc đến nghe sự khôn ngoan của người đều sai sứ đến.
Chúng ta có thể dẫn chứng sự khôn ngoan của ông qua câu chuyện hai sản phụ tranh chấp vềá con của ho. (I Vua 3:16 -28)
2-Salômôn còn nổi danh về phương diện tổ chức triều đình của mình. I Vua 10:6-7:" rồi bà nói rằng:Điều tôi nghe nói trong xứ tôi về lời nói và sự khôn ngoan của vua, thì thật lắm. Song trước khi tôi chưa đến đây, và chưa thấy tận mắt những điều nầy, thì tôi chẳng tin, và kìa, ngừơi ta chẳng nói đến đựơc phân nửa ! Sự khôn ngoan và oai nghi của vua nổi hơn tiếng đồn tôi đã nghe " Số là một nữ hoàng của một lân bang nghe thiên hạ đồn về sự khôn ngoan, giàu có, quyền thế của Salômôn. Bà nghĩ rằng chẳng qua người ta phóng đại thôi, chớ chẳng có một người như thế. Bà không tin, nhưng mỗi lúc người ta đồn lên nhiều qúa, đến nỗi bà phải quyết định đến đó để xem thực hư thế nào,
Bà đem theo nhiều báu vật, nhiều thuốc thơm đến tận Giêrusalem,với những câu hõi hóc búa hơn hết để hỏi Salômôn. Nhưng khi gặp Salômôn, bao nhiêu câu hỏi của bà được Salômôn giải đáp hết, tỏ ra Salômôn khôn ngoan hơn bà nhiều. Vua Salômôn cũng dẫn bà đi xem dinh thự và mọi sinh hoạt trong đó, làm cho bà hết sức ngạc nhiên
3-Sự giàu có của Salômôn. I Vua 10:27 " Tại Giêrusalem vua làm cho bạc ra thường như đá, và cây bá hương nhiều như cây sung mọc nơi đồng bằng " Câu này lặp lại mhiều lần, Hầu hết những gì trong đền vua từ cái chén ăn cho đến chiếc ngai đều bằng vàng. Salômôn thật là giàu có.
4-Salômôn có nhiều vợ. I Vua 11:3 " Người có bảy trăm hoàng hậu, và ba trăm cung nữ ; chúng nó bèn làm cho người trở lòng.",tức la một ngàn người vợ. Vì vậy, khi Salômôn trở về gìa, những người vợ ngoại đạo đó càm dỗ Salômôn lìa bỏ Đức Chúa Trời và thờ lạy thần tượng, khiến cho nước của ông bị chia làm đôi: 1 Nam: hai chi phái, lấy tên Giuđa. 2 Bắc:mười chi phái, lấy tên Ysơraên.
5- Salômôn cai trị Ysơraên 40 năm.I Vua 11:42:" Salômôn ở Giêrusalem cai trị trên cả Ysơraên trong bốn mươi năm " Suốt thời gian đó, ông không từ điều gì mắt mình ước ao và lòng mình ưa thích. Oâng muốn gì đựơc nấy, ông có đủ điều kiện để sống cuộc đời hoàn tòan hạnh phúc theo con mắt của đời, nhưng rốt lại, mở đầu sách truyền giáo ông nói: " hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không "
Đức Chúa Trời biết rằng con người lúc nào cũng ham mê những điều mà Salômôn có, như danh vọng, quyền thế, giàu có, vui chơi và tưởng rằng tất cả những điều đó đem lại cho mình hạnh phúc, Vì vậy, Chúa đã cho Salômôn có đủ mọi sự hơn điều chúng ta ước ao, để rồi chính ông làm chứng cho chúng ta rằng hết thảy đều hư khpông. Đó là lý do sách Truyền Đạo đựơc liệt vào Kinh Điển Cựu Ước.
III. Nội dung của sách TRUYỀN ĐẠO:
Đoạn 1: Đại ý nói rằng dòng đời không có gì thay đổi, trứơc sau vẫn như một, nó chỉ ở trong vòng lẩn quẩn, những gì cũ trở thành mới ở trứơc mặt Đức Chúa Trời. Người khôn ngoan đến đâu cuối cùng cũng chết, càng khôn ngoan càng lao khổ.
Đoạn 2: Lòng tham lam vô độ của con người không bao gìơ được thỏa mãn, sồng chỉ lao khổ thôi. Khuyên mọi người phải thỏa mãn trong những điều mình hiện có, mà đừng ham mê cái gì ngòai phạm vi mà mình có đựơc, vì nó sẽ là cái bẩy xui cho mình phạm tội.
Đoạn 3:Đời người là ngắn ngủi, song có lắm điều trái ngựơc hay là mâu thuẩn, như sanh ra rồi chết, trồng rồi nhổ, giết rồi chữa lành, phá đổ rồi xây cất, khóc rồi cười than vãn rồi nhảy múa, ném đá đi rồi gom đá lại. Đời người như một trò hề vậy. Cuối cùng con vật chết, con người cũng chết. vì vậy, hãy vui vẻ để làm lành trọn đời mình và hưởng những gì Chúa ban cho.
Đoạn 4: Người ta tranh đấu nhau, hà hiếp nhau, chém giết nhau, rồi cả hai đều bị khổ, vì trần gian là bể khổ. Bởi người chỉ làm vai tuồng của mình xong rồi thì ra đi. Hết thảy đều là tạm thời.
Đoạn 5: Phải cẩn thận khi đến nhà thờ, tức là cẩn thận trong cuộc thờ phượng. Nếu một người đến đền thờ thì phải cẩn thận trong mỗi bước đi, tức là trong hành động của mình, cẩn thận trong mỗi lời nói của mình, vì Đức Chúa Trời nghe, và cũng cẩn thận trong mỗi lời hứa nguyện, để hoàn nguyện.
Đoạn 6: Người ước ao rất nhiều điều, song khi được điều đó thì chính người không hưởng, mà kẻ khác lại hưởng. Cũng như người đã giàu, muốn làm sao cho thật giàu, nhưng rốt lại mình không hưởng được những gì mà mình đã thu nhặt. Có bao nhiêu con cái thì cũng không để lại cho chúng được một đồng nào.
Đoạn 7: Dạy cách ăn ở của người công bình, bằng các câu Châm ngôn. Có những bài văn xuôi, có những câu văn vần, có những tư tưởng qua kinh nhiệm của ông dạy người công bìnhvà người gian ác.
Đoạn 8: Khuyên mọi người kính sợ Đức Chúa Trời, ăn ở như vậy sẽ được phước, và kẻ ác sẽ bị phạt.
Đoạn 9: Dầu con người phải chết, những ngày còn sống rất qúi báu, hãy lợi dụng thì giờ để phục vụ Chúa. Đừng lười biếng để phải hối tiếc.
Đoạn 10: Sự khôn ngoan rất qúy, sự dại dột rất nguy. Vì vậy, hãy sống khôn ngoan. Con cái của đức chúa trời không phép làm người dại dột nhưng phải là người khôn ngoan.
Đoạn 11: Làm việc với hy vọng. Hãy hết sức làm việc, vì có ngày gieo sẽ có ngày gặt. Hãy cẩn thận về nếp sống của mình, vì ai nấy phải khai trình việc mình với Đức Chúa Trời. Đó là một ngày không xa, ngày chúng ta qua đời, hay là ngày Chúa tái lâm.
Đoạn 12: Vừa khuyên lơn, vừa cảnh cáo. Cả hai đoạn sau này nói rất nhiều về tương quan giữa Đức Chúa Trời với chúng ta và khuyên ai nấy phải tưởng nhớ Đấng tạo hóa của mình.
IV. QUAN HỆ CỦA SÁCH TRUYỀN ĐẠO
1-Quan niệm về Thần học. Tác giả không trực tiếp luận về đức chúa trời, song những câu Oâng nói về Đức Chúa Trời thì Oâng không nghi ngờ chi hết về sự thực hữu của Ngài. Oâng nói Đức Chúa Trời đương nhiên là Tạo hóa vũ trụ, đương nhiên cai quản vũ trụ, đương nhiên là Đấng phán xét nhân loại, mà ai nấy sẽ trình bày công việc của mình với Ngài.
Trong sách, Oâng không dùng từ "Giêhôva", không trưng dẫn Thi Thiên và các sách khác. Oâng không dùng từ "Đấng cứu thế Mêsi", nhưng dùng từ "Đấng Tạo hóa". Vì Oâng viết sách Truyền đạo theo quan niệm của loài người trong thế gian nầy. Oâng không lấy con mắt của một Tiên tri, hoặc của một Cơ đốc nhân, nhưng lấy con mắt của một người có quyền thế, tiền bạc, đầy đủ mọi thứ. Oâng quan sát mọi sự việc theo quan điểm người, chớ không theo quan điểm của Đức Chúa Trời, theo quan điểm của một người thường, chớ không theo quan điểm của một Cơ đốc nhân. Oâng nói theo quan điểm thiên nhiên mà không nói theo quan điểm siêu nhiên.
2-Ý nghĩa của sách Truyền đạo đối với Cơ đốc nhân. Sách Truyền đạo không giới thiệu sự cứu rỗi, không nói về tội lỗi, vì vậy, nó không thể đứng riêng, song nó có thể đứng chung với toàn bộ kinh thánh cựu và tân ước.
Người Do thái rất thích đọc sách Truyền đạo, nhất là trong ngày lễ Lều tạm, kỉ niệm bốn mươi năm lưu lạc trong đồng vắng của tổ phụ họ. Sách Truyền đạo cũng có ý đó là nói về cuộ đời lang thang của con người tại trần gian. Sách Truyền đạo cảnh cáo chúng ta coi chừng dấu xe của Salômôn. Nhưng đồng thời cũng khích lệ chúng ta phục vụ Chúa.
KẾT LUẬN
I Timôthê 6:6-8: "Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn. Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng ch83ng đem gì đi đươc. Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng".Thiết tưởng Phao lô viết câu này mươn trong sách Truyền đạo của Salômôn. Salômôn có một ngàn người vợ, Salômôn có không biết bao nhiêu là vàng, Salômôn có sự khôn không ai bì kịp và ông có nhiều điều khác. Nhưng ông không tìm được sự thỏa lòng trong mọi điều đó. Chúng ta thỏa lòng trên con đường theo Chúa, thỏa lòng trong sự tin kính Ngài, mặc dầu chúng ta không có của cải và mọi sự khác bằng Salômôn.
Châm ngôn 30:7-9; không phải là lời của Salômôn, mà của Agurơ: "Tôi có cầu Chúa hai điều; xin chớ từ chối trước khi tôi thác: Xin dang ra khỏi tôi sự lường gạt và lời dối trá; chớ cho tôi nghèo khổ, hoặc sự giàu sang; hãy nuôi tôi đủ vật thực cần dùng, e khi no đủ, tôi từ chối Chúa, mà rằng:Đức Giê Hô Va là ai? Và lại kẻo e tôi bị nghèo khổ, ăn trộm cắp. Và làm ô danh của Đức Chúa Trời tôi chăng.".Đây là một bài cầu nguyện rất hay, thiết thực lắm, làm mẫu mực cho chúng ta.
Khi đi đường chúng ta cần một cây gậy, chớ không cần một bó gậy trên vai. Nếu chúng ta vác một bó gậy trên vai thì có hại, vì nhu cầu của chúng ta là một cây gậy là đủ rồi. Salômôn có một ngàn người vợ mà ông nói rằng trong một ngàn người, tôi không tìm được người nào. Oâng có một người là đủ rồi, nhưng Oâng tham lam một cách vô lý, nên Oâng không có người nào. Nhu cầu của Oâng là một người vợ, chớ không phải một ngàn người. Chúng ta đi đường cầ một cây gậy, chớ không phải cần một bó gậy! Bài học sách Truyền đạo dạy chúng ta nếp sống thiết thực tại trần gian.
LỜI GIỚI THIỆU (TRUYỀN ĐẠO1:1-11)
Chúng ta bước vào nội dung của sách Truyền đạo.
I. DANH HIỆU CỦA TÁC GIA Û( Truyền đạo1:1,12 ):
Ông tự xưng là người Truyền đạo, con trai của Đavit, vua tại Giêrusalem. Dẫu khi đã già, Salômôn cónhững lỗi lầm đáng tiếc, song Đức Chúa Trời đã nhiều lần hiện ra với Ông, nên sách Truyền đạo của Ông rất có giá trị.
II. ĐỀ MỤC CỦA SÁCH TRUYỀN ĐẠO ( Truyền đạo1:2 )
"Người truyền đạo nói:Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không". Đó là đề mục của sách Truyền đạo. Lập lại hai lần hư không để nhấn mạnh, cũng như "tôi mọi của các tôi mọi"(Sáng9:25), "Nơi thánh của những nơi thánh" (Xuất26:33-34).
"Vả, mọi vật Đức Chúa Trời đã dựng nên đều là tốt lành cả, không có vật chi đáng bỏ"(I Tim4:4), nhưng loài người đã làm cho mọi vật trở thành hư không, vì đặt chúng không đúng chỗ, thay vì đặt chúng dưới chân của Chúa, thì họ đã đặt chúng trên Ngai của Ngài. Sự sai lầm đó không những khiến cho mọi vật trở thành hư không, mà loài người cũng vậy (Thi39:5-6;62:9).
Người ta đã không thờ Đức Chúa Trời mà thờ của cải vật chất, thay vì dùng của cải vật chất làm phương tiện, thì người ta làm cho chúng trở thành mục đích. Tôi cần tiền bạc để sử dụng vào công việc của Chúa, nhưng tôi sai lầm nếu mục đích của tôi là làm ra nhiều tiền bạc và khiến tiền bạc trở thành ông chủ của tôi, tiền bạc trở thành một vị thần tên là Mamôn, mà tôi sắp mình thờ lạy nó.
Vì vậy, Chúa Giêxu đã nói về một người giàu đã thâu góp rất nhiều sản vật vào kho tàng của mình, nhưng một năm nọ, ông thấy kho tàng không đủ chứa hết sản vật. Ông phá mọi kho tàng cũ và làm nên những kho tàng mới lớn hơn. Sau khi đã chứa sản vật đầy mọi kho tàng, ông hoàn toàn thỏa mãn. Nhưng Chúa bảo: "Hỡi kẻ dại, chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại, vậy của cải này dành cho ai?".Người đó rất giàu, nhưng rất dại, vì đã tôn sùng của cải, xem của cải là cứu cánh, là mục đích của đời sống, làm cho của c3i đó trở thành hư không, và đời mình cũng hư không (Luca12:20).
Của cải có ích lợi, nếu chúng ta sử dụng nó làm một phương tiện để sống đẹp lòng Chúa, tôn vinh Chúa. Kinh thánh bảo: "Hãy lấy tài vật và hoa lợi đầu mùa của con mà tôn vinh Chúa", "Hãy đem hết thảy phần mười vào kho, hầu cho có lương thực trong nhà Ta... xem Ta có mở các cửa sổ trên trời đổ phước xuống cho các ngươi đến nỗi không chỗ chứa chăng". Đức Chúa Trời mới là Đấng đáng cho chúng ta thờ phượng và đáng cho chúng ta đem của cải và mọi thứ mình có để tôn vinh Ngài.
Chúa Giêxu bảo: "Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất là nơi có sâu mối, ten rét làm hư và kẻ trộm đào ngạch, khoét vách mà lấy". Nếu chúng ta rước của cải ở dưới đất thì làm cho mọi vật đó trở thành hư không, nhưng nếu chứa của cải ở trên trời là làm cho chúng trở thành không hư.
III. CUỘC SỐNG CỦA CON NGƯỜI LÀ CÁI VÒNG LẨN QUẨN (Truyền đạo1:3-11)
1-Nhân loại lao khổ một cách vô ích (1:3-4): "Các việc lao khổ loài người làm ra dưới mặt trời, thì được ích lợi chi? Đời này qua, đời khác đến; nhưng đất cứ còn luôn luôn". Bao nhiêu lao khổ chúng ta đã chịu để thâu chứa của cải, làm cho mình trở nên giàu có thì ích lợi gì dưới mặt trời? Dầu giàu hay nghèo cũng ăn chừng đó. Dầu thức ăn của người giàu có khác hơn thức ăn củangười nghèo, song cả hai đều ăn ngon như nhau. Nhờ bụng đói, người nghèo cảm thấy ăn ngon hơn hơn người giàu.
Đời người mong manh như hoa cỏ đang sống để chờ chết. Nếu đem cuộc đời ngắn ngủi của loài người mà sánh với qủa đất thì thấy như qủa đất có giá trị hơn, vì từ khi Đức Chúa Trời dựng nên qủa đất này, mấy tỷ năm rồi nó vẫn còn nguyên, nhưng loài người biết bao thay đổi, lớp này chết, lớp kia sanh ra, rồi chết, rồi sanh, cứ như thế mãi. Nếu con người chỉ có cuộc sống tạm thời tại trần gian này thì không hơn qủa đất, vì qủa đất còn sống lâu hơn biết bao nhiêu lần.
Như vậy co n người có giá trị không phải nhờ cuộc sống tại trần gian nhưng nhờ cuộc sống trong cõi đời đời. Con người được khích lệ, can đảm mà sống vì biết mình có giá trị hơn qủa đất, hơn mặt trời, hơn các ngôi sao, hơn cả vũ trụ, là nhờ con người có đời sau.
Tiếc thay,con người đã đánh mất giá trị của mình khi chỉ lo ăn uống, cưới gả, vui chơi, để rồi chết. Salômôn mô tả cuộc sống con người chỉ ở trong cái vòng lẩn quẩn làlao khổ dưới mặt trời. Trong sách Truyền đạo có hai mươi bảy lần lặp lại "dưới mặt trời".
2-Nhân loại trong vòng lẩn quẩn như cõi thiên nhiên (1:5-8). Câu 5: "Mặt trời mọc, mặt trời lặn, nó lật đật trở về nơi nó mọc". Mặt trời như lúc nào cũng lật đật, buổi sáng mọc lên, buổi chiều lặn xuống, lặn xuống để rồi mọc lên, rồi cjiều hôm sau lặn xuống, và cứ như vậy, mọc rồi lặn, lặn rồi mọc. Nó chạy mau lắm, nhưng trong vòng lẩn quẩn, chẳng đi đến đâu.
Con người cũng thế, sáng thức dậy, vội vàng ra đi làm việc hết sức hăng say, để tối về ngủ; sáng hôm sau thức dậy đi làm, để rồi tối lại về ngủ. Suốt ngày này qua ngày khác, tháng nọ qua tháng kia, cả đời chỉ lẩn quẩn bao nhiêu đó, không đi đến đâu,chẳng có gì khác.
Câu 6: "Gió thổi về hướng nam, kế xây qua hướng bắc; nó xây đi vần lại không ngừng, rồi trở về vòng cũ nó". Gió thổi về nam qua bắc, hay về bắc qua nam, về tây qua đông, hay về đông qua tây, rồi đâu cũng về đó y chỗ cũ, không hơn không kém, không gì thay đổi, vì định luật thiên nhiên là như vậy.
Con người đã từng trổ tài, trổ sức để chinh đông phạt tây, chinh nam phạt bắc, nhưng rồi cũng chẳng tới đâu. Một trong bậc anh hùng thế giới là Alịchsơn Đại đế của Hilạp. Ông làm vua rất sớm và chinh phục cả thế giới, nhưng đến 32 tuổi, ông qua đới, trở lại với hai bàn tay trắng như lúc ông ra đời, sự nghiệp không còn.
Câu 7: "Mọi sông đều đổ vào biển, sông không hề làm đầy biển, nơi mà sông thường chảy vào, nó lại chảy về đó nữa". Nước lớn, nước ròng, cứ lên xuống mãi mà cũng chẳng đến đâu, ngày này qua ngày khác, tháng nọ qua tháng kia cũng vậy. Lòng ngườitham lam vô độ, không biết đến bao giờ mới thỏa mãn, "Mắt không hề chán ngó, tai không hề nhàm nghe", một ngàn vợ cũng chưa đủ.
Câu 8: "Muôn vật thảy đều lao khổ, loài người không thể nói ra được, mắt không hề chán ngó, tai chẳng hề nhàm nghe". Oâi! Thật là đáng tiếc cho con người. Họ đã hy sinh cả đời của mình để được những gì mà họ ao ước, nhưng cho đến khi nằm trên giường chết thì họ cũng chưa hề thỏa nguyện. Vì khi Đức Chúa Trời dựng nên con người, thì Ngài đặt trong con người một sự khao khát, mà chỉ có Ngài mới làm cho thỏa nguyện. Ngay như Salômôn là một vị vua giàu có, vinh hiển, khôn ngoan, đủ mọi thứ, Ông đã nói: "Hư không của sự hư không". Nhưng con người sẽ được thỏa mãn khi có Đức Chúa Trời, vì chính mình Chúa là nhu cầu thiết yếu của con người, một mình Ngài làm thỏa mãn sự khao khát của nhân loại, cũng như của từng cánhân.
Một cậu học trò 6 tuổi đi học về, vì đường xa, cậu ta khát nước, đói bụng, ước ao có ai làm rớt củ khoai, trái bắp hay cái bánh để ăn cho đỡ dạ. Thế rồi cậu ta thấy một trái gì tròn tròn, nhỏ hơn nắm tay nằmtrên đường. Cậu rất vui mừng lượm lên, dầu không biết là cái gì. Cậu cắn thử, nghe có mùi hôi và cay cay. Cậu tự nhủ chắc vỏ ngoài như thế, nhưng bên trong ngọt lắm. Cậu lột lớp vỏ ngoài bỏ đi, cắn thêm một cái nữa, cũng thấy cay và hôi hôi. Cậu tự nhủ chắc trái này có hai ba lớp vỏ. Cậu lại bỏ một lớp vỏ nữa thì nó cũng vẫn y như trước, vừa hôi vừa cay. Lạ qúa! Cậu tiếp tục lột lớp vỏ thứ ba, tư, năm, sáu,cho đến chừng hết, lớp nào cũng vậy. Cậu nói: "Trái gì lạ qúa, có vỏ mà không có ruột". Thật ra đó là một củ hành tây, chỉ có vỏ mà không có ruột.
Bởi người là như thế. Năm nay khổ qúa, mong mau bước qua sang năm sẽ được nhiều may mắn, rồi không được gì. Mong nột năm nữa, rồi suốt 50, 70 năm, cho đến khi nằm trên giường chết cũng không được gì. "Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không". Nó chỉ lẩn quẩn, quay đi vòng lại, rồi trở về chỗ cũ. Khi ra đời hai tay không, khi qua đời cũng hai tay không. Cuộc đời không mục đích là cuộc đời không tiến bộ.
IV. NHÂN LOẠI TRONG VÒNG LẨN QUẨN NHƯ LỊCH SỬ CỨ TÁI DIỄN (Truyền đạo1:9-11):
"Điều chi đã có, ấy là điều sẽ có; điều gì đã làm, ấy là điều sẽ làm nữa; chẳng có điều gì mới ở dưới mặt trời". Nếu có một vật chi mà người ta nói rằng; hãy xem cái nầy mới, vật ấy thật đã có rồi trong các thời đời trước ta. Người ta chẳng nhờ các đời trước và các đời sau những người đến sau cũng sẽ chẳng nhớ đến nữa"
Dưới trời không có cái gì mới, lịch sử cứ tái diễn. Nó mới cho đời này, nhưng đã qúa cũ cho đời trước. Đời người giống như một bài đàn độc điệu, quanh quẩn cũng chỉ có chừng đó thôi.
Salômôn tiếp: "Vì người nào đến sau Vua sẽ có thể làm gì? Bất qúa làm điều người khác đã làm từ lâu rồi". "Điều chi hiện có, đã có ngày xưa, điều chi sẽ xảy đến, đã xảy đến từ lâu rồi" (Truyền 3:15). Chúa nhắc lại, làm lại để cho loài người thấy lại những gì đã có từ xưa, chớ không có gì mới.
Những gì mới là Chúa làm chớ không phải người làm. Eâxêchiên 36:26: "Ta sẽ ban lòng mới cho các ngươi và đặt thần mới trong các ngươi". Lòng ngươi từ tổ phụ truyền lại không có gì mới. Nó bại họai, hư xấu, không ai thay đổi được. Nhưng Đức Chúa Trời hứa ai tin nhận Ngài thì Ngài ban cho lòng mới và Thần mới, ngài ghi tạc luật pháp vào để người đó muốn làm theo luật pháp của Ngài.
II Côrinhtô 5:17: " ai ở trong đấng Christ thì nấy là người dựng nên mới, những sự cũ đã qua đi nầy mọi sự đều trở nên mới ". Thật, tất cả chúng ta đều kinh nghiệm đựơc Chúa tái tạo trở nên con người mới, có tấm lòng mới, có cuộc sống mới.
Khải huyền 21:5: "Đấng ngự trên ngôi phán rằng:nầy ta làm mới lại hết thảy muôn vật ". Halêlugia !Chúa sẽ làm mới lại mọi sự, trời mới, đất mới. Con người mới sẽ ở trong trời mới đất mới mà Chúa dành sẵn cho. Nếu Chúa không làm thì dưới mặt trời này không có gì mới cả.
Như vậy, mọi sự hư không tại con người lạm dụng nó. Nhưng mọi sự có thể không hư, nếu chùng ta dâng cả đời mình để Chúa tái tạo, hầu cho chúng ta xứng đáng ở trong trời mới đất mới. Mọi sự ở dưới mặt trời là hư không, nhưng trong Chúa mọi sự khọng hư, còn mãi
CỐ GẮNG NHỜ SỰ KHÔN NGOAN BỊ THẤT BẠI
(Truyền đạo 1:12-18)
Sau lời giới thiệu, Salômôn bắt đầu ghi lại các kinh nghiệm của mình, để làm một bài học cho hậu duệ.
1- NHỜ SỰ KHÔN NGOAN TRA XÉT MỌI SỰ (Truyền đạo 1:12-15)
Salômôn đã làm vua, đang khi viết sách truyền đạo vẫn còn làm vua. Oâng có phương tiện và cơ hội hơn ai hết để thấy xa hiểu rộng, nhất là sự khôn ngoan sẵn có. ông chuyên tâm tra xét mọi sự làm ra dưới mặt trời và thấy rằng ấy là một việc lao khổ.
Đức Chúa Trời đã dựng nên loài người tốt đẹp, đặt họ trong địa vị sung sướng, song loài ngưới đã làm cho mình lao khổ (Sáng 2:15;3:17-19) tội lỗi đã phá huỷ hạnh phúc của loài người, nên dưới trời chỉ còn lao khổ.
Dầu loài người đã cố gắng tối đa, tứ đời này qua đời khác, song cuối cùng đều hư không theo luồng gío thổi, như đuổi theo luồng gío. Salômôn đã ghi lại bảy lần " theo luồng gío thổi (Truyền đạo 1:14; 2:11, 17 26;4:4,6; 5:9)
Câu 15 là một câu châm ngôn rút ra từ kinh nghiệm của một đời sống khôn ngoan, như một triết lý. Loài người yếu đuối qúa, thiếu thốn qúa dầu khôn ngoan đến đâu cũng chẳng qua là một cây gậy có tư tưởng, không ai cóø thể vượt qua quyền hạn và khả năng Đấng tạo hóa đãû ban cho mình. Salômôn đã tái xác nhận ;"Hãy xem xét công việc của Đức Chúa Trời, vật gì Ngài đã đánh cong, ai có thể làm ngay lại được ?"(Truyền đạo 7:13)
Loài người đã lao khổ và sẽ còn lao khổ mãi vì không tự lượng, tưởng mình biết mọi sự, nhưng chưa biết đủ những điều mình đáng phải biết, tưởng mình làm được mọi sự, nhưng chưa làm đựơc những điều mình đáng phải làm. Trước khi gặp Chúa trên đừơng Đamách, Phao lô đã tưởng mình biết đủ mọi sự và làm được mọi sự, nhưng khi gặp Ngài ông đã thưa: "lạy Chúa tôi phải làm chi ?". về sau ông thú nhận: "Tôi ngày trước vốn là người phạm thượng, hay bắt bớ, hung bạo, nhưng tôi đã đội ơn thương xót, vì tôi đã làm những sự đó đương lúc tôi ngu muội (không hiểu ) chưa tin"(I Tim1:13);ông còn thú nhận: "Tôi không hiểu điều mình làm, tôi chẳng làm điều mình muốn, nhưng làm điều mình ghét. Tôi có ý muốn làm điều lành, nhưng không có quyền làm trọn ...khốn nạn cho tôi ! ai sẽ cứu tôi ...? cảm tạ Đức Chúa Trời, nhờ Đức Chúa Giêxu Christ, là Chúa chúng ta "( Rôma7:15-25 ). Mỗi chúng ta phải từng trải con đường Đamách như Phaolô
II. NHỜ SỰ KHÔN NGOAN HỌC BIẾT MỌI SỰ (Truyền đạo 1:16-18):
Salômôn khôn ngoan hơn Saulơ và Đavít, ông cũng khôn ngoan hơn các thầy tế lễ, các trưởng lão đã từng sống trước ông. Oâng khôn ngoan hơn họ. Salônmôn đã không dùng sự khôn ngoan để lo cho dân an cư lạc nghiệp, mà chỉ lo thâu góp vàng bạc, xây dựng cung diện cho mình, nên cuối cùng ông phải than: "Đó cũng theo luồng gió thổi". Chúa cho ông khôn ngoan để ông lo cho người khác, Chúa cho ông gìau có để ông lo cho người khác, Chúa cho ông oai quyền vinh hiển để ông lo cho người khác. Ban cho thì còn, giữ cho mình thì mất, ban cho thì có gía trị, giữ cho mình thì hư không, làm cho người khác được phước là chính mình được phước, làm hại người khác chính mình bị hại. " Người cho có phước hơn kẻ nhận"
Câu 18 cũng là một câu châm ngôn rút ra từ kinh nghiệm của cuộc đời khôn ngoan, như một triết lý, khôn ngoan nhiều hiểu biết nhiều mà không giải quyết được, không làm được thì chỉ thêm nhiều phiền não và đau đớn. Học qúa thật làm mệt nhọc cho xác thịt "( Truyền đạo 12:12) Các triết gia đã thất vọng vì các triết thuyết của mình đã không thay đổi được tình trạng bại hoại của con người. Khoa học ngày càng lên nhiều câu hỏi hơn là lời gỉai đáp các câu hỏi. Nhờ viễn vọng kính tối tân, các thiên văn gia nhìn xem vũ trụ bao la vô cùng, khiến họ phải cúi đầu ngậm miệng.
Phương ngôn Arập nói: " Lòai người khôn ngoan chẳng hề được phước". Kinh thánh chép: "Tri thức sanh kiêu căng" (ICôr8:1). Đức Giêhôva phán như vầy: " Người khôn chớ khoe sự khôn mình, người mạnh chớ khoe sự mạnh mình, người giàu chớ khoe sự gìau mình. Nhưng kẻ nào khoe hãy khoe trí khôn mình biết Ta là Đức Giêhôva, là Đấùng làm ra sự thương xót, chánh trực và công bình trên đất, vì Ta ưa thích những sự ấy "(Giê9:23-24). Kính sợ Đức Giêhôva là khởi đầu sự khôn ngoan, nhìn biết Đấng Thánh ấy là sự tri thức"(Châm9:10).
Sự khôn ngoan ở dưới trời không đủ làm cho loài người được phước mà ai nấy cần "Sự khôn ngoan từ trời xuống "(Gia3:17), là ‘sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời, là lá mầu nhiệm vốn đươc giấu kín "(I Côr2:7). "Vả đương khi người Dothái đòi phép lạ, người Hylạp tìm sự khôn ngoan, thì chúng ta gỉang Đấng Christ bị đóng đinh trên Thập tự ....là quyền phép của Đức Chúa Trời và sự khôn ngoan của Đứ c Chúa Trời ‘(I Côr1:22,24).
Nhờ sự khôn ngoan dưới trời mọi cố gắng đều thất bại, nhờ sự khôn ngoan trên trời xuống, sự khôn ngoan của Đức Chúa Trời ai nấy đều thành công
CỐ GẮNG TỐI ĐA SONG THẤT VỌNG (Truyền đạo2:1-26)
Salômôn đã đem hết tài trí, khả năng, sử dụng mọi phương tiện, làm bất cứ điều gì mình có thể làm, song cuối cùng Ông thú nhận: "Bởi cớ ấy, ta trở lòng thất vọng về mọi công việc ta đã lao khổ mà làm ở dưới mặt trời"(Truyền2:20).
I. CỐ GẮNG ĐẺ HƯỞNG THỤ (Truyền đạo2:1-11)
Salômôn cố gắng nếm thử mọi sự để biết đúng nhu cầu của con người là gì.
1- Hưởng sự khoái lạc (2:1-3). Bất cứ sự đòi hỏi nào của xác thịt, ông đều làm cho nó được thỏa mãn: Nào là ăn uống xa hoa, vui chơi trác táng, cố tìm ra điều gì tốt hơn cho đời người ở dưới mặt trời. "Kìa, đó cũng là hư không". Ông nói: "Cười là điên, vui sướng mà làm chi?"
Có những cái cười vô lý. Cười trên nỗi đau khổ của người khác, cười khi người ta khóc. Vua Aháp âm mưu vu khống giết Nabốt để đoạt vườn nho của người. Khi nghe tin Nabốt đã bị giết, Aháp vui cười(I Vua21:1-16). Trong thời Lamã phú cường, một nhà quí tộc nọ có khách đền thăm, trong khi ăn uống, chuyện trò, vị khách nói: "Tôi chưa hề thấy giết người!". Tức thì, chủ nhà ra lệnh đem một nô lệ chặt đầu cho khách xem chơi, rồi chủ khách vui cười hỉ hả. Cai trị thao chách thể chuyên chế, Salômôn há không có vui cười trên đau khổ của người khác sao? (I Vua5:15-16).
Khi dân Chúa bị khốn khổ, chính Ngài cũng khốn khổ (Eâsai63:9). Chúa Giêxu đã khóc Laxarơ chết (Giăng11:35). "Hãy vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc... Nào có ai yếu đuối mà tôi chẳng yếu đuối ư? Nào có ai vấp ngã mà tôi chẳng như nung như đốt ư?" (Rôma12:15 ; II Côr11:29).
2- Hưởng mọi sự khác (2:4-11). Salômôn quyết tâm làm những việc vĩ đại:
a. Xây dựng lâu đài nguy nga.
b. Lập vườn trồng cây ăntrái trồng hoa đủ thứ.
c. Đào hồ chứa nước đề tưới rừng.
d. Có nhiều tôi trai, tớ gái và nô lệ.
e. Nuôi nhiều bầy bò và chiên hơn hết mọi người trước Ông tại Giêrusalem.
f. Thu góp bao vàng và mọi của báu.
g. Có nhiều ca sĩ nam nữ.
h. Có nhiều vợ và hầu.
Ông đã trở nên vĩ đại, vượt hẳn mọi người trước ông tại Giêrusalem. Ông có thể tóm một lời: "Ta chẳng từ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ưa thích ...". Ông có thừa điều kiện để sống cuộc đời hoàn toàn hanh phúc theo quan niệm của con người: "MỌI SỰ NHƯ Ý".
Song khi ông ngồi lại mà tra xét mọi việc mình đã chịu lao khổ để làm nên, thì ông than: "Kìa, mọi điều đó là hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới mă6t trời". Ông đã khao khát vẫn còn khao khát. Ông chưa biết đúng nhu cầu của mình là gì. Thật như Chúa Giêxu đã phán: "Phàm ai uống nước này vẫn còn khát mãi!" (Giăng4:13).
II. CHÁN NẢN VÀ THẤT VỌNG (Truyền đạo2:12-23):
1-Khôn ngoan và ngu dại cuối cùng đều như nhau (2:12-16). Sau khi tra xét kĩ càng, Salômôn thấy rằng dầu ông hay người sau ông "bất qúa làm điều người khác đã làm từ lâu rồi". Công trình của ông có mới mẻ và lớn lao, chỉ đối với những người trước ông tại Giêrusalem, song không mới m3 và lớn lao gì đối với những người trước ông trong thế giới. Kim tự tháp của Aicập, vườn treo của Babylôn là những công trình vĩ đại, được liệt vào bảy kì quan của thế giới.
Dầu người khôn với kẻ dại có khác nhau, như ánh sáng khác với tối tăm, như người có mắt khác với kẻ đuôi mù, người thấy xa hiểu rộng, người tháy gần hiểu cạn, song bất qúa cũng chỉ như con kiến với con ve, rồi cả hai cũng cùng chung một số phận là chết. Người khôn ngoan cũng như kẻ dại "chẳng biết ngày mai sẽ xảy ra đều gì" (Châm7:21). Cuối cùng "cả hai đều nằm chung trong bụi đất, giòi sâu che lấp họ" (Gióp21:26). "Điều đó là một sự hư không nữa".
Đến đây, Salômôn cảm thấy ghét đời sống, ghét mọi công lao khó nhọc mà mình đã làm ra dưới mặt trời, vì thảy đều hư không theo luồng gió thổi. Hơn nữa, bao nhiêu công lao mình đã làm ra, dầu muốn, dầu không, phải để lại cho người sau cai quản. Nhưng người sau đó khôn hay dại? Nếu dại thì uổng công cho người khôn, mà thường người đó lại là người dại. Salômôn sợ mà không khỏi. Không ai khôn bằng Salômôn, không ai dại bằng con của ông là Rôbôam. Cha gây dựng, con phá hoại(I Vua12:1-24). "Điều đó cũng là hư không". "Cha làm thầy, con bán sách ... Để sách lại cho con, con không đọc, để của lại cho con, con không giữ".
Từ nản lòng đến thất vọng, Salômôn thấy mình đã chịu lao khổ qúa, đến nỗi ban đêm tâm trí cũng không được nghỉ ngơi, cả đời đem tài năng, sức lực dựng nên cơ đồ, rồi để lại cho kẻ không hề lao khổ, kẻ có hưởng thụ mà không bảo quản, còn phá hoại. Người khôn làm, kẻ dại ăn và phá.Các ngày củ Salômôn chỉ la đau đớn, buồn rầu, đưa đến chán nản, thất vọng vì vô ích. Hư không chồng trên hư không. Trong đoạn này có 8 lần ông lặp lại:" Điều đó cũng là sự hư không ".
Ahderrhaman là quốc vương hồi gíao của triều Oâmmiades, cai trị gần hết hai xứ Iphanho và Bồđàonha. Đó là một người giàu quá sức tưởng tượng. Ông có đủ mọi sự thuộc đời này để sống hạnh phúc. Sau khi ông qua đò¬I, người ta tìm thấy một mảnh giấy trong tủ, ông đã viết như vầy:"Tôi đã cai trị năm mươi năm trong thắng lợi và hoà bình. Tôi được thần dân yêu mến và kẻ thù sợ hãi, đồng mình kính nể. Tôi có đủ bất cứ điều gì tôi muốn như danh vọng, tiền tài, thế lực, thú vui. Trong địa vị nầy, tôi đã cẩn thận đếm những ngày thật hạnh phúc đựơc rơi vào số phận của tôi ;số nó la mười bốn !Hỡi con người đừng để lòng tin cậy vào mọi sự đời này !
III THỨC TỈNH VÀ TỰ NHỦ (Truyền đạo 2:24-26)
Đến đây, Salômôn bước vào thực tế, thấy rằng bấy lâu ông như người bỏ hình bắt bóng, đứng núi nầy trông núi nọ.. Hạnh phúc Chúa đã ban cho ông thật qúa nhiều thì ông không hưởng, mà cứ hưởng về những gì không đâu, chỉ làn cho ông lao khổ. Đáng lẽ ông là người sung sướng hơn hết, lại phải nhọc nhằn hơn hết, vì ông không chịu "lấy điều mình có làm đủ" (Hêb 13:5). Chúa cho phép kẻ có tội thu góp, chất chứa của cải, nhưng không được hưởng mà để dành cho người công bình (Gióp27:16-17);(Châm13:22;28:8)Đại ý câu 24-26, Salômôn nhắc lại luôn d8ể tự nhủ (Truyền3:12-13,22;5:18; 6:12; 8:13; 9:7)
Dẫu hình thức khác nhau, song tâm trạng của Sallômôn với của cậu con hoang dàng và của bà Samari giống nhau:của cải đầy nhà cậu ta không hưởng, lại đi phương xa để tìm những gì tốt hơn, song cuối cùng muốn ăn vỏ đậu của heo cũng không có. Đáng le "õ trăm năm trăm tuổi, may rủi một chồng "; dầu ai thêu phương vẽ rông cũng không, nhưng bà Samari đã không nghĩ vậy, nên bà đã bỏ chồng thứ nhất, lấy chồng thứ hai, chồng thứ ba, chồng thứ tư, chồng thứ năm, để rồi cướp chồng người ta mà vẫn còn khác mãi !
Vậy, Chẳng gì tốt cho người hơn la ăn uống, khiến linh hồn hưởng phứơc của lao khổ mình. Ta xem thấy điều đó cũng bởi tayĐức Chúa Trời mà đến
MỌI CỐ GẮNG CỦA LOÀI NGƯỜI ĐỀU VÔ ÍCH (Truyền đạo 3:1-15)
Đành rằng chúng ta phải cố gắng hằng ngày, song chỉ cố gắng trong phạm vi của mình để làm tròn trách nhiệm. Đừng cố gắng vô ích trong phạm vi đó
I MỌI SỰ ĐỀU CÓ KÌ ĐỊNH (Truyền đạo 3:1-8):
Mọi sự mà Chúa đã dựng nên nằm trong luật thiên nhiên, bất di bất dịch, là không dời đổi. Tạo hóa đã an bài rồi. Vì vậy chúng ta không thắc mắc về những điều đã xảy ra, nhưng phải khôn ngoan biết sống thế nào trong thời kì mà mình đang sống ;Như đã chép:"Mọi việc dưới trời đều có kì định ". Chữ "kì định " thường trái nhau.
"Có kì sanh ra và có kì chết ; có kì trồng và có kí nhổ vật đã trồng ; có kì giết và có kì chữa lành ; có kì phá vỡ và có kì xây cất ; có kì khóc và có kì cười ..."; Có hai kì là hai điều trái nhau, mà đó là luật thiên nhiên không thể nào không có được. Như hết sáng đến tối, hết tối đến sáng ; hết nắng đến mưa; hết nóng đến lạnh. Chúng ta phải khôn ngoan, biết sống trong mỗi thời kỳ một cách thích hiệp. Chúng ta không thể ngăn trở mặt trời lặn, cũng không thể ngăn trở mặt trời mọc. Bây giờ ta phải làm sao? Khi mặt trời lặn, chúng ta đốt đèn lên cho sáng, chớ không ngồi khoanh tay bó gối mà than: Trời tối qúa! Khi trời sáng, chúng ta muốn tối thì không thể xóa mặt trời được, nhưng vào phòng tối như những người thợ rửa hình đã làm. Sáng và tối đều rất cần. Nếu sáng luôn,con người không thể sống, nếu tối luôn cũng vậy.
Đại ý dạy chúng ta phải biết sống hiệp thời, song đúng với hoàn cảnh.
Người Việt Nam có câu: "Nước ở trong bầu thì tròn, ở trong ống thì dài". Ở trong ống hay ở trong bầu, bình nước có thay đổi, song chất nước vẫn y nguyên.
Ba bạn Hêbơrơ cũng như Đaniên trung thành theo Chúa tại quê hương của mình là Do thái, nhưng khi bị lưu đày qua Babilôn, Dầu hoàn cảnh chung quanh có khác, nhưng lòng yêu Chúa của họ vẫn y nguyên. Dầu khi được làm quan Thượng thơ hay khi bị quăng vào hang sư tử, hoặc lò lửa hừng, cách nào cũng được, nhưng niềm tin cứ giữ, lòng yêu Chúa vẫn y nguyên. Đó là con người đạo đức, con người thuộc linh.
"Sông có khúc, người có lúc", nếu chúng ta đi thuyền trong một con sông, đến khúc ngay thì chúng ta đi ngay, nhưng đến khúc cong thì chúng ta phải đi cong. Nhưng lòng của mình không hề thay đổ, cứ nhắm mục đích mà tiến lên. Tùy hoàn cảnh, tùy thòi thế, đi chậm, đi mau, đi ngay, đi cong, lúc nào cũng cứ đi.
Dầu kỳ này cười, kỳ kia khóc, kỳ này dễ, kỳ kia khó, cảnh này thuận, cảnh kia nghịch, có thay đổ, có trái nhau, nhưng chúng ta phải sống đúng với hoàn cảnh của mình. Trời nóng, chúng ta mặc áo mỏng, trời lạnh, chúng ta mặc áo dày. Người Trung Hoa nói: "Thuận thiên giả tồn, nghịch thi6n giả vọng", thuận với thiên nhiên, với Trời thì còn, nghịch với Trời thì chết. Đi nhằm lúc nắng phải che dù, nhằm lúc mưa phải mặc áo đi mưa, thuận là như vậy. Nghịch với thiên nhiên, nghịch với trời sẽ nguy hiểm.
Phaolô dạy: "Hãy lợi dụng thì giờ, vì những ngày là xấu" (Eâph 5:16). Những dân tộc sống dưới thời Đế quốc Lamã cai trị hầu hết đều là nô lệ. Nô lệ đây không phải là những người dốt nát, dã man đâu, nô lệ đây có Nhạc sĩ, Thi sĩ, Bác sĩ, là những nhà trí thức. Nhưng khi thất trận thì bị bắt làm nô lệ. Vì vậy, hội thánh trong Thế kỷ thứ 1 đa số là nô lệ, không có thì giờ nào là của riêng mình, mà là của chủ, nên phải lợi dụng thì giờ đến nhà thờ, đọc Kinh thánh, cầu nguyện. Nếu có năm phút thì sử dụng vào việc gây dựng sự sống thuộc linh của mình hay chia xẻ cho người khác.
Chúng ta ngày nay cũng vậy,, Tôi cảm tạ Chúa vì một số anh chị em đã triệt để sử dụng thì giờ, triệt để sử dụng cơ hội để phục vụ Chúa, tôn thờ Chúa, đem nhiều linh hồn về với Ngài. Xin Chúa cho anh em biết sống hiệp thời và hoạt động không ngừng, dầu trong hoàn cảnh nào cũng vậy.
Phaolô nói: "Hãy biết rằng trong ngày sau rốt, có những thời kỳ khó khăn". Chúng ta không thể khoanh tay bó gối ngồi chớ. Nếu ai chờ khi nào dễ dàng sẽ hầu việc Chúa, thì người đó bị lừa gạt, vì sẽ không bao giờ dễ dàng, mà mỗi lúc một khó khăn hơn. Nếu không hầu việc Chúa ngay bây giờ, vô luận dễ hay khó thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội hay thì giờ để phục vụ Chúa. Trước đậy, chúng ta giảng đạo khắp mọi nơi, giảng bằng nhiều hình thức như báo chí, sách vở ... Ngày nay, chúng ta chỉ còn giảng trong nhà thờ, thì hãy triệt để sử dụng cánh cửa còn mở đó, cơ hội mà Chúa cho đó. Phương pháp truyền giảng Tin lành dầu có thay đổ, nhưng khả năng, tâm trí và mục đích của chúng ta không hề thay đổi. Đó là bài học mà Salômôn dạy chúng ta trong đoạn 5:1-8.
Tôi chỉ ngại những người có phương tiện, có thì giờ, có tiền bạc mà không biết sử dụng chúng. Tôi thấy có những Tín đồ ngồi đánh cờ, nếu giải trí trong một, hai giờ thì được, nhưng nếu đánh cờ ngày này qua ngày kia thì không được. Không nên phí thì giờ như vậy, có những việc chúng ta có thể làm. Có những thanh niên la cà trong quán ăn, lang thang ngoài đường phố, tôi thấy tiếc thì giờ của họ qúa! Khi đến tuổi của tôi, họ sẽ tiếc những thì giờ như thế, nhưng không thể nào tìm lại được và không ăn năn kịp. Tôi khuyên các thanh niên hãy nhớ rằng tuổi thanh niên qúy là dường nào, sức mạnh của thanh niên qúy là dường nào, thì giờ của thanh niên cũng qúy là dường nào! Đó là những ta lâng Chúa đặt trong tay chúng ta, đừng bao giờ chôn giấu mà phải đem ra sử dụng, để một thành hai, hai thành bốn, năm thành mười.
II. SỰ CỐ GẮNG CỦA CON NGƯỜI VÔ ÍCH LÀ THẾ NÀO (Truyền đạo 3:9-15)
Câu 9-10: "Kẻ nào làm việc có được ích lợi gì trong sự lao khổ mình chăng? Ta đã thấy công việc mà Đức Chúa Trời ban cho loài người là để loài người cùng tập rèn lấy mình".
Công việc chúng ta là lao khổ, chính sự lao khổ đó là bài học cho mình. Nếu một người phải lao khổ từ nhỏ thì chính sự lao khổ đó là bài họa cho người đó. Trong mọi hoàn cảnh đều có bài học cho chúng ta. Nếu Chúa đặt chúng ta trong hoàn cảnh nào thì chúng ta thưa với Chúa: "Ngài muốn con được rèn luyện như thế nào? Ngài muốn con học hỏi điều gì?".
Có lần tôi đau, nằm trên giường bệnh. Tôi thưa với Chúa: "Chúa muốn dây con điều chi?". Chúa liền cho tôi thấy bài học mà Ngài muốn dạy tôi. Có lần tôi đau, phải nghỉ 6 tháng, tôi cảm thấy nó dài qúa đi. Tôi thưa với Chúa: "Ngài bắt con nghỉ 6 tháng để làm gì? Có bài học gì cho con?. Tức thì, Chúa trả lời cho tôi. Có bài học mà tôi phải học, học xong thì Chúa cho hết bệnh.
Chúa không muốn cho ai lao khổ, vì lao khổ là kết qủa của tội lỗi. Sau khi phạm tội, Ađam và Eâva mới bị lao khổ. Song Chúa muốn chúng ta làm việc là để được rèn luyện. Mỗi một hoàn, mỗi một trường hợp đều có một bài học tốt. Chúng ta không cần phải thắc mắc hỏi: Tại sao? Tại sao? Tại sao?Nói như vậy không gỉai quyết được vấn đề, mà trái lại, làm cho mình đau đầu, huyết áp cao, đức gân máu. Những sự bực tức, đau đớn, buồn thảm gây nhiều tình trạng nguy hiểm lám. Chúng ta hãy vui vẻ, thản nhiên bình tĩnh thưa với Chúa:"Xin dạy con bài học tốt nhất trong việc nầy ". Và khi chúng ta học được, Chúa cho mình qua khỏi.
Khi tôi mới ra hầu việc Chúa thì ở trong một hộ thánh rất nhỏ, rất nghèo. Vả lại, năm 1937, 1938 kinh tế khủng hoảng lắm. Gia đình tôi có lúc không gạo nấu, chớ đừng nói đến thức ăn ngon. Trong một tháng, mỗi tuần lễ gia đình tôi phải ăn cháo trong hai ngày. Tôi cứ thản nhiên xin Chúa thêm sức cho tôi có thể chịu được. Thật lạ lùng thay, từ đó đến nay, tôi không bao giờ trở lại bài học đó nữa, như đã lên lớp, học xong bài đó rồi.
Mỗi chúng ta tiến bộ thì học bài mới luôn. Hôm nay học bài này, ngày mai học bài khác, năm ngoái học bài này, năm nay lại học bài khác. Lắm khi Chúa cho chúng ta ở trong hoàn cảnh đặc biệt như Giôna trong bụng cá. Chúng ta đang học bài nào ?cụ hay mới ?
Câu 11: "Phàm vật Đức Chúa Trời đã làm nên điều tốt lành trong thì nó. Lại Ngài khiến cho sự đời đời ở trong lòng loài người ; dầu vậy, công việc Đức Chúa Trờitừ ban đần đến cuối cùng, người không thể hiểu được ". Khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật thì đều tốt lành, như thiên sứ la trọn vẹn, con người la trọng vẹn và muôn vật đều trọng vẹn khi được dựng nên. Nhưng thiên sứ và con người đã lạm dụng sự tự do của mình để phạm tội. Đó là điều đáng tiếc.
Dầu loài người sống bê tha, bướng bỉnh, sống không có ngày mai, nhưng trong mỗi người Đức Chúa Trời đặt một sự khao khát về cõi đời đời. Nên người ta tiếc lắm, khi mình phải chết, dầu đã sống bao nhiêu năm cũng vậy. Vì Đức Chúa Trời đã đặt trong con người ý thức về cõi đời đời, nên người ta muốn bôi xoá đi cũng không bôi xóa được:Đó là lý do chúng ta phải tin Chúa Giêxu làm Cứu Chúa, để có hy vọng vào thiên đàng, vào trời mới đất mới, vào cõi đời đời
Phần cuối cùng: " Dầu vậy, công việc Đức Chúa Trời làm từ ban đầu cho đến cuối cùng, lòai người không thể hiểu được " Lòai người không thể hiểu được, vì lòai người đã lạm dụng sự tự do mà phạm tội, không còn mục đích đời đời, mà chỉ còn mục đích tạm thời. Khi nào chúng ta đặt sai mục đích, thì chúng ta không hiểu được dường lối của Chúa. Hường về vật chất tạm thời, chúng ta trở thành đui mù, cận thị. chúng ta thấy được, biết được đường lối của Đức Chúa Trời hay không, tuỳ thuộc vào chí hướng của mình là đời đời hay tạm thời, thuộc linh hay vật chất.
Câu 12-13: " Vật ta nhìn biết chắc có điều gì tốt cho lòai người hơn là vui vẻ và làm lành trọn đời mình. Lại ai nấy, phải ăn uống và hưởng phước của công lao mình, ấy cũng là sự ban cho của Đức Chúa Trời". Sự ban cho của Chúa là ăn uống, vui vẻ trọn đời mình và cũng phải làm lành trọn đời mình. Hai điều đó đi song song với nhau. Tội lỗi làm cho con người lệch lạc, chỉ đi một bên là ăn uống, vui vẻ và hưởng phước, tức là ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, đang khi chúng ta phải làm lành cho kẻ khác trọn đời mình. Phải như đường rầy xe lửa, nếu không có một trong hai thì không đi được. Hễ ngày nào Chúa cho chúng ta còn sống để ăn uống, hưởng phước thì phải phục vụ Chúa trọn đời mình.
Câu 14-15: "Ta biết rằng mọi việc Đức Chúa Trời làm nên còn có đời đời. Người ta chẳng thêm gì được, chẳng bớt chi được ; Đức Chúa Trời làm như thể để loài người kính sợ Ngài. Điều chi hiện có, đã có ngày xưa, điều chi sẽ xảy đến, đã xảy đến từ lâu rồi; Đức Chúa Trời tìm kiếm việc gì đã qua". Như người ta thường nói: Lịch sử cứ tái diễn mãi. Những gì mà người ta thường thấy, thường nghe hôm nay thì đã có từ trước rồi. Không có gì là mới ở dưới mặt trời đâu. Nên không có gì phải lo nghĩ, tất cả đều tạm thời, rồi sẽ qua đi. Nhưng chúng ta phải biết sử dụng những gì Chúa cho mình để sống xứng đáng, phục vụ Ngài. "Vì mọi việc Đức Chúa Trời làm nên còn có đời đời".
Có một người Ả rập đi trog sa mạc, bị lạc đường và thiếu nước. Anh đến một giếng nước đã khô, ngo ùbên kia miệng giếng thấy một cái bao khá lớn và anh hy vọng trong đó có một vài trái chà là ăn đỡ đói, đỡ khát, để có thể đi về đến nhà. Anh mở miệng bao ra rồi nói: "Trời ơi, chỉ có ngọc không mà thôi!". Ngọc thì qúy lắm, nhưng trong trường hợp này ngọc không qúy bằng vài trái chà là. Chắc có người nào đã chết vì túi ngọc này!
Đối với chúng ta hôm nay, cái gì là qúy?- Có lẽ thì giờ, vì thì giờ qúy hơn tiền bạc. Nhưng có một điều qúy hơn hết. Amốt 8:11: "Chúa Giêhôva phán: Nầy, những ngày sẽ đến, là khi ta khiến sự đói kém đến trong đất, chẳng phải là đói về bánh, cũng chẳng phải khát về nước, bèn là về nghe lới của Đức Giêhôva".
Cảm ta Chúa, chắc các Oâng Bà Anh Chị đến đây là do đói khát về lời của Chúa. Ai đói khát về lời của Chúa sẽ thấy đời mình có phước. Tôi rất vui mừng vì các ông bà đến đây nghe lời của Chúa và mong cứ tiếp tục nghe lời của Chúa nhiều hơn.
SỰ CÔNG BÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Truyền đạo 3:16;4:3)
Những gì ở trần gian mà Salômôn gọi là "dưới mặt trời", ông phải thú nhận rằng ông không tìm thấy sự công bình, thậm chí chốn công đường, tức là tòa án cũng không có Công lý. Chúng ta không ngạc nhiên, việc đó đã trải qua dòng lịch sử nhân loại, từ khi Ađam sa ngã cho đến ngày nay. Ai cũng thích công bình, bác ái, nhưng không phải ai cũng thực hiện được, vì con người đã bị tội lỗi xâm chiếm, không cho phép con người thi hành những điều mình ao ước. Đức Chúa Trời sẽ báo ứng cho mỗi người tùy theo việc họ làm.
I. ĐỨC CHÚA TRỜI SẼ BÁO ỨNG (Truyền đạo 5:16-17):
"Ta lại còn thấy dưới mặt trời, trong nơi công đường có sự gian ác, và tại chốn công bình có sự bất nghĩa. Ta bèn nói trong lòng rằng: Đức Chúa Trời sẽ đoán xét kẻ công bình và người gian ác, vì ở đó có kỳ định cho mọi sự, mọi việc". Ngay chỗ mà người ta trông đợi công bằnglại không có, mà chỉ có gian ác. Phương trời nào cũng vậy, thời đại nào cũng vậy. Có lẽ Salômôn muốn tìm kiếm nơi nào có sự công bình được thực hiện, nhưng ông phải ngạc nhiên mà nói rằng ngay chốn công bình lại bất nghĩa: Dầu vậy, không phải tại Đức Chúa Trời bỏ qua, mặc tình người ta muốn làm gì thì làm, nhưng Ngài sẽ đoán xét mọi người theo công việc họ làm.
Có người hỏi: "Tại sao Chúa không diệt kẻ ác đi?". Không phải Ngài không làm, nhưng Ngài chưa làm. Trong câu 17 có mấy chữ: "Vì ở đó có kỳ định". Có kỳ định ban thưởng cho người công bình. Theo Chúa, chúng ta không được hưởng đúng mức trong đời này, nhưng chúng ta sẽ được thưởng qúa sức tưởng tượng khi chúng ta gặp Ngài. Vì Chúa hứa rằng: "Ta đến mau chóng, đem phần thưởng theo với Ta ...". Chúng ta không mong được thưởng tại trần gian, đành rằng có, nhưng không đáng kể gì. Kinh thánh bảo: "Những sự đau đớn bây giờ không đáng so sánh với sự vinh hiển hầu đến ... Sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng tasanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời vô lượng vô biên". Không có phần thưởng cho người công nghĩa tong đời này, nhưng có một kỳ định là ngày Chúa trở lại. Về người gian ác, không phải Đức Chúa Trời không nghĩ đến những việc họ đã làm. Hết thảy mọi lời nói, tư tưởng, hành động dầu kín đáo đến đâu. Đức Chúa Trời thấy rõ từng chi tiết một, Ngài sẽ đoán xét họ trong một kỳ định, đó là sau khi họ qua đời (Hêb 9:27). Và Truyền đạo 12:14.
Chúng ta biết rằng con người bại hoại, hư xấu từ đời Ađam không thể làm điều công bình. Một suối nước đắng không bao giờ chảy ra nước ngọt.
II. ĐỨC CHÚA TRỜI ĐẮT LOÀI NGƯỜI NGANG HÀNG VỚI LOÀI THÚ
(Truyền đạo 5:16-22)
Câu 16: "Ta lại nói trong lòng rằng: Phải như vậy, bởi vì Đức Chúa Trời muốn thử thách con loài người và chỉ cho chúng biết rằng họ không hơn gì loài thú". "Phải như vậy" có nghĩa là họ đã hành động đúng như vậy, không thể nào hơn được. "Phải như vậy" là phải hành động xấu xa, bất công, gian ác. Loài người không hơn gì loài thú, như vậy giống nhau ở chỗ nào?- Vì "việc xảy đến cho con người làm sao, thì xảy đến cho loài thú cũng vậy, sự xảy đến cho hai loài giống hẳn nhau. Sự chết của loài này cũng như sự chết của loài kia, hai loài đều thở một thứ hơi, loài người chẳng hơn gì loài thú, vì hết thảy đều hư không". Vì, loài người sanh ra thì loài thú cũng sanh ra. Loài người ăn uống và lớn lên, thì loài thú cũng vậy; loài người sanh sản, loài thú cũng vậy; loài người chết, loài thú cũng vậy; loài người sanh sản, loài thú cũng vậy; loài người chết, loài thú cũng vậy. Nhưng có một điểm cho chúng ta thấy loài người hơn loài thú. Điểm đó là loài người dầu từ bụi đất mà ra, nhưng khi Đức Chúa Trời dựng nên loài người, thì Ngài bảo rằng: "Chúng ta"- tức là Ba Ngôi Đức Chúa Trời họp hội đồng trọng thể và biểu quyết: "Chúng ta hãy làm nên loài người giống như hình Ta và theo tượng Ta", tức là dự phần bản tánh Thánh khiết và Công bình của Ngài. Đó là điểm loài người giống Đức Chúa Trời, mà loài thú không có được. Chỉ có loài người là một loài sanh linh, nên loài thú không có tình nghĩa vợ chồng, không có tình nghĩa cha con, không có tình nghĩa anh em, nhưng loài người thì có. Không ai đem luân lý mà giảng cho con vật, vì chúng không cần. Loài người cần luân lý, đạo đức, vì loài người có linh hồn. Ngoài ra, loài thú không có tư tưởng, không có tri thức, nên không có tiến bộ như loài người, dầu đã mấy ngàn năm. Theo Kinh thánh thì có một khoảng cách rất xa giữa loài này với loài kia mà không ai có thể bắt cầu qua được.
Cảm tạ Chúa, con người được dựng nên hết sức cao trọng, qúy báu, vinh hiển, được kể là mão triều thiên của công cuộc tạo hóa. Nhưng, con người đã tự làm cho mình trở nên thấp hèn, đó là do sự sa ngã của con người. Khi Ađam và Eâva chưa phạm tội, thì thờ lạy Đấng Tạo hóa của vũ trụ và của chính mình. Nhưng khi ông bà đã phạm tội và dòng dõi ông bà đã sa sút, thì bắt đầu thờ lạy mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, bầu trời và qủa đất, và lần hồi họ đã thờ lạy những anh hùng, rồi đến thờ lạy điểu thú, côn trùng, những vị thần bằng gỗ, bằng đá, bằng vàng.
II Phierơ 2:12 chép: "Nhưng chúng nó cũng như con vật, chẳng biết chi, sanh ra chỉ làm thú vật để bị bắt mà làm thịt, hay chê bai điều mình không biết, rồi chết như con vật, đường ấy chúng nó lãnh tiền công về tội ác của mình ". Dầu loài người yếu như cây sậy có tư tưởng, tư tưởng đó làm cho con người khác hơn con vật, làm cho con người mạnh hơn con vật.
Truyền đạo 3:20-21: "Cả thảy đềy quy vào một chổ ; cả thảy đều do bụi đất mà ra ; cả thảy đều trở về bụi đất. Ai bíêt hoặc thần của loài người thăng lên, hoặïc hồn của loài thú sa xuống đất
". Salômôn không phải là Tiên Tri, không phải là nhà thần đạo. Oâng luận theo quan điểm của con người. Hỏi như vậy không phải là ông không tin đâu ; Oâng tin rằng loài người đi lên, nhờ có linh hồn, loài thú đi xuống, vì chúng nó có giác hồn.
Thiết tưởng trong tiếng việt của chúng ta có nhiều từ rất hay khi nói về người chết, như: Trút linh hồn, qua đời, từ trần hay theo Oâng Bà ... Những từ đẹp đó nói lên rằng con người chết không phải là hết. Qua đời là bỏ đời này qua đời khác, bỏ đời tạm thời qua đời vĩmh viễn. Từ trần là bỏ trần tục mà về Thiên đàng hay Địa ngục. Theo Oâng Bà là đến nơi nào mà Oâng Bà mình đã đi trước. Như vậy, người Việt Nam quan niệm con người chết không phải là hết. Khi nói về con vật chết, có ai nói nó qua đời, từ trần hay theo Oâng Bà? Nhưng chỉ có một chữ là "chết"mà thôi.
Câu 22: "Thế thì, ta thấy chẳng chi tốt cho loài người hơn là vui vẻ trong công việc mình; ấy là kỷ phần mình; vì ai sẽ đem mình trở lại đặng xem thấy điều sẽ xảy ra sau mình?". Con người phải tận hưởng những gì Chúa cho mình, vui vẻ trong bổn phận của mình, không cần phải đi xa hơn trong vấn đề này. Một người sống tại trần gian lâu hay mau, chết già hay chết trẻ không phải là vấn đề, nhưng mỗi chúng ta có làm trọn bổn phận hàng ngày của mình ở trước mặt Chúa hay không? Chúa cho mỗi người có hai bàn tay, hai bàn chân và một bộ óc để làm trọn bổn phận của mình, đó là tốt lắm rồi.
Thiết tưởng sống bất cứ cách nào, tại đâu cũng chán cả, trừ ra làm việc là không bao giờ chán. Khi Ađam và Eâva chưa phạm tội, Oâng bà làm việc trong vườn để tiêu khiển. Khi lên Thiên đàng, chúng ta sẽ tiếp tục làm việc (Luca 19:16-19; Mat 25:21-23; Khải 22:5). Tại đó chúng ta làm việc không bao giờ chán, vì không có sự bất công, bất nghĩa hay bất cứ một thứ tội ác nào.
III. CON NGƯỜI KHÔNG CÓ HY VỌNG GÌ Ở ĐỜI NÀY (Truyền đạo 4:1-3):
Salômôn muốn chúng ta hướng tư tưởng và hy vọng của mình về trời, Thiên đàng, Trời mới đất mới. Oâng nói: " Ta xây lại xem xét mọi sự hà hiếp làm ra ở dưới mặt trời, kìa, trước mắt của kẻ bị hà hiếp, song không ai an ủi họ. Kẻ hà hiếp có quyền phép, song không ai an ủi kẻ bị hà hiếp. Vậy, ta khen những kẻ chết đã lâu rồi là sướng hơn kẻ còn sống ; còn kẻ chưa được sanh ra, chưa thấy những sự gian ác làm ra dưới mặt trời, ta cho là có phước hơn hai đàng kia ". Đừng bao giờ nghĩ sai, hướng lòng m2inh không đúng chỗ. Nếu chúng ta đặt hy vọng ở trần gian, thì ông nói rằng người chết sướng hơn người sống, người chưa sanh ra sướng hơn cả hai. Thấy một người sống, chúng ta nói là người có phước, thấy một người chết, thì nói đó là người vô phước. Tại sao có sự khác nhau đó ? - Vì ở trần gian nầy có nhiều kẻ hà hiếp, lại có quyền thế, bên cạnh đó vô số kẻ bị hà hiếp mà không ai an ủi. Như vậy con người sống làm gì ? Nếu sống làm kẻ hà hiếp thì không đáng sống, nếu sống làm kẻ bịi hà hiếp thì cũng không đáng sống. Nhưng xưa nay đều có một số người sống vui vẻ, sống thỏa mãn, sống cao thượng, sống có ý nghĩa, sống cuộc đời đáng sống, vì họ sống có niềm tin, có mục đích, có hy vọng. Họ thừa sức chịu đựng mọi sự hà hiếp, ngược đãi, vu oan, (Hê-b 11:33-35). Họ là những bậc anh hùng.
Đức tin là những điều mình chưa thấy, song nắm chặt. Lời hứa, phần thưởng của đức tin là sẽ thấy điều mình đã tin. Nếu chúng ta tin thì sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúa đã bảo:" Ngươi sẽ thấy việc lớn hơn việc đó "
Salômôn không làm cho chúng ta bi quan, vô tín, nhưng nói theo khía cạnh tiêu cực để khích lệ chúng ta theo khía cạnh tích cực. Thế gian như vậy, nhưng chúng ta phải sống cho xứng đáng danh của Chúa, đừng ganh tị với người khác mà hạ phẩm giá mình, nhưng chúng ta phải đi lên, đi lên trên con đường đạo đức cho đến khi Chúa tái lâm.
CUỘC ĐỜI HƯ KHÔNG (Truyền đạo 4:4- 16):
Con người sai lầm về nhiều phương diện, người sai lầm thế này, người sai lầm thế khác, song hết thảy đều sai lầm và hư không.
I DẦU THÀNH CÔNG CŨNG HƯ KHÔNG (Truyền đạo 4:4-6):
Câu 4: "Ta cũng thấy mọi công lao và mọi nghề khéo đều gây cho người nầy, kẻ khác ganh ghét nhau. Điều đó cũng là hư không theo luồng gío thổi "
Nếu một người rất giỏi thành công trong kỷ nghệ và chiếm độc quyền sản xuất, kiếm đươc nhiều tiền thì điềi đó gây ganh tị cho bao nhiêu người khác xung quanh mình. Người thành công sẽ tự cao, ích kỷ, dùng thế lực dìm người khác để mình cứ gữi độc quyền. Nếu chúng ta có một nghề khéo, thành công trong một ngành nghề nào chẳng hạn, thì phải chia xẻ cho kẻ khác. Nếu chúng ta biết điều gì thì dạy cho người chưa biết ; nếu chúng ta có điều gì thì chia cho người không có. Đó là cách cứu mình khỏi ích kỷ, tự cao. Có câu:" Thấy ai hơn ta, ta muốn bằng họ ; và thấy ai kém ta, ta muốn họ băng ta ". Chúng ta không ganh tỵ mà đua tranh để bằng người hơn mình, nhưng đối với người không bằng mình thì tìm cách nâng đỡ họ lên. Lòng ganh tỵ muốn hạ người khác xuống, lòng kiêu ngạo, muốn người thấp hơn mình cứ thấp mãi ; Cả hai đều hư không !
Cạnh tranh nghề nghiệp không những ganh ghét ma có khi còn giết nhau nữa. Một vua kia có nhiều con trai. Theo luật thì người con trưởng đươc nối ngôi vua, nhưng người con thứ giết anh của mình để đoạt ngôi vua. Dầu chễm che ngồi trên ngôi, nhưng đâu có phước gì. Ngày nọ, vua dự tiệc với các đại thần, đang ăn chẳng may vua cắn lưỡi, Vua hỏi các đại thần ai có thể đặt được bài thơ "RĂNG CẮN LƯỠI "Một vị quan làm ngay bài thơ, đại ý như vầy: "Ta sanh ra trước làm anh, nầy sanh sau làm em ( vì lưỡi có trước răng ), ngọt bùi cùng hưởng, tại sao mầy nỡ cắn ta, để cho cốt nhục thương tàn ". - Ý mượn chuyện răng cắn lưỡi đễ mô tả cái cảnh anh em tranh giành quyền lợi đến nỗi giết nhau. Vị quan đó được khen đã làm bài thơ tuyệt hay, nhưng xúc phạm đến vua, nên bị căng ra đánh 20 trượng. Câu chuyện đó kể lại cho chúng ta thấy rằng sự cạnh tranh quyền lợi, cũng như bất cứ nghề nghiệp nào cũng đều sanh tai hại. Nếu có ai nhờ khéo léo thành công thì không nên hưởng trọn một mình mà phải nghĩ đến người khác. Nếu ngồi cao quá thì ngồi một mình, nếu muốn có bạn bè thì phải tự hạ để có người ngồi với mình.
Câu 5:" Kẻ ngu muội khoanh tay, ăn lấy thịt mình. Có hai cái cực đoan ở đây: Một bên sốt sắng làm việc, chiếm độc quyền, không ai theo kịp, còn một bên thì quá bi quan, không làm gì hết, lười biếng. " Kẻ ngu muội " lười biếng ngồi khoanh tay, ăn lấy thịt tức là ăn mòn tài sản của mình, và khi ăn hết thì ăn thịt mình, có nghĩa là mỗi lúc một hao gầy đi. Salômôn nói về người lười biếng sống như thế nào ? - Hỡi kẻ biếng nhác, ngươi nằm cho đến chùng nào ? Bao giờ ngươi sẽ thức dậy ? Ngủ một chút, chợp mắt một chút, khoanh tay nằm một chút, thì sự nghèo khó của ngươi sẽ đến như kẻ đi rảo, và sự thiếu thốn của ngươi đến như người cầm binh khí "? " Kẻ biếng nhác nói: Có con sư tử ngoài đường, một con sư tử ở trong đường phố. Kẻ biếng nhác lăn trở trên giường mính khác nào cửa xây trên bản lề nó: Kẻ biếng nhác thò tay mình trong dĩa, lấy làm mệt nhọc mà đưa nó lên miệng. Kẻ biếng nhác tự nghĩ mình khôn ngoan hơn bảy người đáp lại cách có lý "(Châm 6:9-11 ;26:13-16). Kẻ biếng nhác có nhiều lý luận lắm!
Đọc câu chuyện ba người đầy tớ đươc chủ giao talâng: Người nhận năm đem đến năm, người nhận hai đem thêm hai, nhưng người nhận một không làm gì cả. Anh ta dài dòng:" Tôi biết chủ là người nghiêm ngặt, gặt trong chỗ mình không gieo, lượm lặt trong chỗ mình không rãi rạ, nên tôi sợ mà đem đi chôn, bây gời tôi xin trả lại cho chủ " Gian ác và biếng nhác ngang hàng với nhau. Nếu chúng ta biếng nhác, cũng bị kết án là gian ác. Nếu không phục vụ Chúa, không làm ích cho hội thánh Ngài là biếng nhác
Tôi cảm tạ Chúa, vì các ông bà anh chị đã vượt qua bao trỡ lực đến nhà thờ tối nay. xin Chúa thêm ơn, thêm sức cho mọi người không thấy mệt mỏi, không thấy mệt nhọc, nhưng càng sốt sắng và yêu Chúa, yêu Hội thánh.
Câu 6: "Thà đầy một lòng bàn tay mà được bình an, hơn là đầy cả hai mà bị lao khổ theo luồng gió thổi". Anh ở trên có đầy hai lòng bàn tay (câu 4). Anh ở dưới không có chút gì trong tay cả (câu 5). Vì vậy, anh thứ ba "Phải có đầy một lòng bàn tay mà được bình an" tức là đủ rồi. Đừng ao ước được cả hai. Lịch sử cho chúng ta thấy rằng có những người chưa biết mình đã đủ rồi, nếu có bao nhiêu cũng cho là mình chưa đủ, thành ra khổ sở, đau đớn. Tất cả những cuộc chiến tranh Thế giới xưa nay đều vì cớ người ta không muốn đầy một lòng bàn tay, mà muốn đầy cả hai. Chúa cho mỗi người có xứ mình, nhưng có người muốn đi chiếm xứ người ta để làm đầy bàn tay thứ hai của mình. Vì vậy đã gây cảnh thịt nát xương tan.
Trong nếp sống hàng ngày của chúng ta, phải siêng năng làm việc cách tận tâm, mà đừng tham lam. Hãy lấy điều mình có làm đủ rồi. Nếu Chúa cho có cơ hội làm được nhiều, thì nên chia xẻ cho người không có, để cứu mình khỏi tánh ích kỷ, nâng đỡ người khác khỏi bi quan. Đó là nếp sống của con người đạo đức, hy sinh, phước hạnh. Nếu làm cho người khác được phước là mình được phước, ngược lại, nếu làm hại ai thì cũng làm hại mình. Làm lành rất vui!
II. SỐNG CÔ ĐỘC LÀ HƯ KHÔNG (Truyền đạo 4:7-12)
Câu 7-8: "Ta bèn xây lại xem thấy sự hư không ở dưới mặt trời: Nầy một người cô độc, chẳng có ai hoặc con trai hay là anh em; dầu vậy, lao khổ nó không thôi, mắt nó không hề chán của cải; nó không hề nghĩ rằng: Vậy ta lao khổ, ta bắt linh hồn nhịn các phước là vì ai? Điều đó cũng là hư không, thật là công việc cực nhọc". Có người giàu và lúc nào cũng muốn giàu thêm, mặc dầu không vợ không con, hay có vợ mà không con. Lúc nào cũng muốn của cải thêm nhiều, nhưng chẳng biết để dành cho ai mà chính mình cũng không dám ăn. Những người đó chỉ làm cái tủ giữ tiền mà không biết tiêu tiền, thờ tiền chớ không làm chủ của tiền.
Lâu lắm trước đây, bên Mỹ có một nhà triệu phú, không nghe nói ông ta có vợ con gì. Oâng muớn thợ xây một cái hầm rất sâu mà chỉ một mình ông và người thợ xây biết thôi. Oâng trả cho người thợ đó nhiều tiền để đừng lộ bí mật. Oâng đặt một cửa tự động, chỉ ông có chìa khóa thôi. Thỉnh thoảng ông xuống đó đốt một cây đèn sáp, rồi chơi với vàng. Ngày nọ, ông cầm cây đèn sáp xuống hầm, nhưng ông vô ý thế nào làm cánh cửa tự động khóa lại không mở được. Oâng ta ở trong một ngày, hai ngày, ba ngày không ai biết; cho đến một tuần sau, người nhà đăng báo là ông đã mất tích. Chính người thợ hồ đã xây hầm đó biết được, tới báo tin cho người nhà của ông ta. Học phá hầm ra thì thấy ông ta đã ăn hết cây đèn sáp. Oâng cạp hai cánh tay của mình mà ăn, rồi chết tại đó. Oâng này đã không biết dùng của cải để kết bạn (Luca 16:9).
Câu 9-12: "Hai người hơn một, vì họ sẽ được công giá tốt về công việc của mình. Nếu người nầy sa ngã, thì người kia sẽ đỡ bạn mình lên; nhưng khốn thay cho kẻ ở một mình mà sa ngã, không có ai đỡ mình lên! Cũng vậy nếu hai người ngủ chung thì ấm; còn một mình thì làm sao ấm được? Lại nếu kẻ ở một mình bị người khác thắng, thì hai người có thể chống cự nó; một sợi dây bện ba lấy làm khó đứt". Salômôn dùng nhiều hình ảnh khác nhau để dạy về sự hiệp một, vì nó làm nên sức mạnh. Nếu một người làm tiền công có một nếu hai người làm tiền công bằng hai; nếu hai người gặp khó khăn thì nâng đỡ nhau, "anh ngã, em nâng". Nếu ngủ một mình thì lạnh, ngủ hai người thì ấm; nếu một người bị kẻ thù đánh thì không thắng được, nhưng hai người thì có thể cự địch lại. Sợi dây một tao thì mãnh lắm, dễ đứt, ba tao thì khó đứt hơn. Đừng sống cô đơn, phải có bạn bè, phải có anh em, phải sống với người bên cạnh mình. Sợi dây ba tao lấy làm khó đứt là chồng, vợ và con cái. Đó là gia đình hạnh phúc. Thi thiên 126: Chồng kính sợ Chúa, vợ như cây nho thạnh mậu trong nhà, con cái như những chồi ôlive chung quanh bàn là sợi dây ba tao, có sức mạnh.
Salômôn dầu là vua, nhưng ông sống lẻ loi. Oâng có một ngàn hoàng hậu và cung phi, nhưng ông nói: "Trong cả thảy người đàn bà ta không tìm được một ai hết". Cả sách Truyền đạo ông dùng chữ "Ta": "Ta đã thấy dưới mặt trời". Ta đã thấy dưới mặt trời nghĩa là không có ai chia xẻ nỗi băn khoăn, đau đớn mà ông nghe thấy dưới mặt trời. Oâng ngồi trên ngôi một mình, khôn ngoan xuất chúng, giàu có tột bậc, quyền thế vô song, nhưng không có bạn bè, có một ngàn vợ mà không có người nào.
Một thanh niên Aán độ là Sundar Sadhou Singh, một người đã tận hiến đời mình để đem tin lành cho đồng bào. Ngày nọ, ông đi bộ ngang qua Hi mã Lạp sơn, nhằm mùa đông tuyết rơi rất nhiều. Oâng gặp một người đi cùng đường với ông. Thế là hai người làm bạn với với nhau. Đang đi thì thấy một người đang nằm bên vệ đường sắp chết, vì qúa lạnh. Sudar Singh nói với bạn: "Anh ơi, chúng ta hãy thay phiên nhau cõng người này để khỏi chết". Người bạn lắc đầu nói: "Chúng ta lo cho mình còn chưaxong, làm sao nghĩ đến người khác?" Sudar Singh giải thích: "Khi giúp đỡ thì cũng có lợi là người đó ấm, mình cũng ấm". Người bạn kia không đồng, bỏ đi trước. Suder Singh cúi xuống, vác người sắp chết lên vai và đi thật nặng nhọc. Dầu vậy, ông ráng sức vác, càng lúc mồ hôi ra càng nhiều, làm cho ấm lại người ông vác trên lưng. Người đó lần lần tỉnh lại, đi từng bước, rồi hai người cùng đi với nhau. Khi họ đi tới thì thấy người bạn đi trước nằm sóng sượt trên đống tuyết và đã chết, vì cớ đi một mình. Giúp người là giúp mình, ích kỷ, sống cô độc là tự sát.
Chúa cho chúng ta có gia đình, có xã hội, nhất là có hội thánh. Hội thánh bao gồm các dân tộc trên thế giới, rãi rác khắp đó đây. Cảm tạ Chúa, tôi là ai mà được thuộc vào đoàn thể tốt nhất trần gian nầy. Vũ trụ chỉ có hội thánh là kỳ quan duy nhất, đẹp nhất và còn lại lâu dài nhất cho đến cuối cùng. Tối nay, ai chưa tin Chúa, tôi tha thei61t khuyên nài các anh chị hãy nghĩ đến cái đoàn thể qúy nhất trần gian này, mà Chúa Giêxu đã đổ huyết ra trên thập tự giá để sáng, để kêu gọi, để hiệp nhất chúng ta, vô luận trắng, đen, vàng, đỏ,người Hoa, người Việt, người Anh, người Pháp, người Nga, người Mỹ, không cứ dân tộc nào. Chúng ta trở thành anh em trong đại gia đình mà Đức Chúa Trời là cha. Được ở với Chúa và với nhau là phước vô cùng (Thi 23:6; Khải 14:1-3).
III. DANH VỌNG CŨNG LÀ HƯ KHÔNG (Truyền đạo 4:13-16)
Một người trẻ tuổi nghèo mà khôn hơn một ông vua gìa cả mà dại, chẳng còn biết nghe lời khuyên can. Vì kẻ trẻ ra khỏi ngục khám đặng làm vua, dầu sanh ra nghèo trong nước mình. Ta thấy mọi người sống đi đi lại lại dưới mặt trời, đều theo kẻ trẻ ấy, là người kế vị cho vua kia. Dân phục dưới quyền người đông vô số; dầu vậy, những kẻ đến sau sẽ chẳng vui thích về người. "Điều đó cũng là sự hư không theo luồng gió thổi ".
Salômôn so sánh một gã trẻ nghèo mà khôn, còn hơn một ông vua giàu mà dại. Tại sao ? - Vì người trẻ đó biết nghe lời khuyên can, còn ông vua gìa có bao nhiêu lời khuyên can cũng không thèm nghe. Thường có như vậy: Những người gìa, nhất là những người có quyên thế thì lòng cứng cỏi, kiêu căng, nếu có ai khuyên cũng không chịu nghe. Từ trước đến nay có biết bao nhiêu ông vua mất ngôi, mất nước mất mạng, vì cớ không biết nghe lời khuyên can. Người gìa cả lại giàu có càng khó tin Chúa
Thiết tưởng Salômôn nói câu đó ngụ ý chỉ về chính mình ông. Lúc đã gìa, Salômôn bị các bà vợ không tin Chúa cám dỗ thờ thần tượng, lòng nguộâi lạnh, xa cách Chúa. Ngày kia, Giêrôbôam là một đầy tớ phục vụ Salômôn được một tiên tri cho biết Đức Chúa Trời sẽ lấy nước khỏi Salômôn mà cho Giêrôbôam. Salômôn nghe tin ấy, ông tìm cách giết Giêrôbôam.Giêrôbôam chạy trốn sang Aicập và ở đó một thời gian cho đến khi Salômôn thăng hà. Giêrôbôam trở về, được toàn dân hoan nghênh nhiệt liệt, mười chi phái theo Giêrôbôam, chỉ còn hai chi phái theo Rôbôam, là con trai của Salômôn.
Khi kính sợ Chúa, Ngài ban cho Salômôn sự khôn ngoan lạ lùng, nhưng khi phạm tội, ông trởi nên một ông vua già mà dại. Chính ông biết điều đó. Chẳng những vật thôi, nước của ông cũng thuộc về kẻ khác. Tội lỗi làm cho ông mất mọi sự khôn ngoan, địa vị, giàu có, quyền thế, ngoài ra linh hồn mình
CUỘC ĐỜI HƯ KHÔNG (II) (Truyền đạo 5:1-20)
Salômôn là vua, ông có nhiều dịp đến nhiều nơi, thấy gì thì ông nghi lại. Một chõ mà ông thấy là trong đền thờ của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải thờ phượng Chúa một cách xứng đáng, vì Ngài vô cùng cao cả. Khi Ngài hiện ra trong bụi gai cháy thì bảo Môise rằng: "Chớ lại gần chốn này, hãy cởi giày người ra, vì chỗ ngươi đang đứng là đất thánh ", và Môise che mặt lại, không dám nhìn sự vinh hiển của Chúa (Xuất3:5)
I HÃY COI CHÙNG SỰ THỜ PHƯỢNG HƯ KHÔNG (Truyền đạo 5:1-9)
Câu 1:" Khi ngươi vào nhà của Đức Chúa Trời hãy giữ chừng chân mình. Thà lại gần mà nghe, hơn là dâng của tế lễ kẻ ngu muội ; vì nó không hiểu biết mình làm ác ". Chữ quan trọng trong câu này là " hãy coi chừng " tức là hãy cần thận khi bước vào Đền thờ cùa Đức Chúa Trời hay Nhà thờ. Đời xưa là Đền thờ tại Giêrusalem, hôm nay là bất cứ nơi nào chúng ta nhơn danh Chú amà nhóm lại, hãy cẩn thận chân mình bước đi một cách xu81ng đáng, kẻo e chúng ta đến đây thờ phượng lại dâng một tế lễ ngu dại, một tế lễ không xứng hiện với Đức Chúa Trời Chí thánh, Chí tôn, Chí đại, Vô song, Vô thựong, Vô thuỷ, Vô chung. Oâi, chúng ta không biết dùng lời nào để tôn vinh Chúa cho vừa ; hãy cẩn thận, kẻo chúng ta khôn được phước mà còn mắc tội với Chúa. Nên im lặng đủ để lắng nghe !
Câu 2: Chớ vội mở miệng và lòng ngươi chớ lật đật nói lời trước mặt Đức Chúa Trời, vì v o83 trên trời, còn nguơi ở dưới đất. Vậy nên ngươi khá ít lời. Hễ nhiều sự lo lắng ắt sanh ra chiêm bao; còn nhiều lời sanh ra sự ngu dại ". Trước mắt Chúa chúng ta không những cẩn thận hành vi của mình, song cũng phải vẩn thận lời nói của mình, vì chúng ta nói đây trước mặt chúa nghe. Khi một người dân đến với Chánh quyển, cũng phải cẩn thận môi miệng của mình, để không nói những lời vô ý thức mà mắc tội, phương chi khi chúng ta đến với Đức Chúa Trời.
Tôi giải bày lời Chúa cho Hội thánh nhưng Chúa nghe trước hết. Vì vậy xin Chúa giữ gìn môi miệng tôi. Hội thánh nói với Chúa bằng sự cầu nguyện. cầu nguyện la một tế lễ dâng lên như đời xưa người ta đã dâng hương trong đền thờ. dâng hương la một việc trọng đại lắm mà các thầy tế lễ phải làm hằng ngày, thì chúng ta cầu nguyện cũng như dâng hương. Vì vậy chúng ta phải rất cẩn thận trong mỗi lời nói đó. lắm khi chúng ta bị cám dỗ cầu nguyện để được người chung quanh nghe, hầu cho họ khen mình gỉoi thuộc linh. Nếu vậy thì sự cầu nguyện đó không dó gía trị gì trước mặt Chúa (Eâsai 1:15; Mat 5:7-8) Khi cầu nguyên chúng ta không cần nghĩ đến ai chung quanh, mà chỉ nghĩ đến đấng đang lắng tai nghe lời của chúng ta. Chúng ta cẩn thận về hành vi ( chân ), ngôn ngữ (miệng ), và đời sống (lòng ).
Câu 4-5:"Khi người khấn hứa sự gì với Đức Chúa Trời, chớ châm mà hóan nguyện, vì Ngài nchẳng ưa thích kẻ dại ; vậy khá tra điều gì ngươi hứa. Thà đừng khấn hứa, hơn là khấn hứa mà lại không trả ". Mỗi khi chúng ta cầu xin, có lời khấn hứa, phải cẩn thận mà hoàn nguyện. Đức Chúa Trời rất cẩn thận về lời hứa của Ngài đối với chúng ta.Những người đã theo dõi lời hứa của Chúa như Giôsuê, thì nói rằng " Trong các lời lành mà Đức Giêhôva đã hứa cho nhà Ysơraên, chẳng có một lời nào mà không thành, thảy đều ứng nghiệm hết "(Giôsuê 21:45; 23:14). Chúng ta đối với Chúa cũng vậy, phải giữ lời khấn hứa cũa mình. Khi chúng ta lâm nguy, như đau ốm, thiếu thốn, hay gặp bất cứ khó khăn nào chẳng hạn, chúng ta xin Chúa tha thứ, gỉai cứu, ban ơn và đồng thời chúng ta hứasẽ làm gì, làm gì ...nhưng sau khi mọi sự bình an, chúng ta lại quyên bẳng bi lời hứa của mình.
Chúng ta đọc kinh thánh thấy có những người hứa bừa bãi qúa:Giépthê đ1anh giặc với kẻ thù, ông hứa nguyện với Chúa rằng:"Nếu Chúa cho tôi thắng trận, khi về nhà bất cứ gặp ai ra đón trước hết, thì tôi sẽ dâng làm của lễ thiêu cho Chúa ". Oâng không dự liệu những việc sẽ xảy ra ra, khi ông dắc thắng trở về, thì con gái ông chạy ra mừng cha, ông la lên một tiếng não nề (Quan11:30-31;35). Đang khi trận chiến kéo dài cả ngày đến chiều tối. Sau lơ khấn hứa không hề có ai được ăn gì trước khi toàn thắng. Quân lính đã kiệt sức vì đói, họ thấy một tổ ong rất lớn, mật rất nhiều. Nhưng Saulơ đã thề làm cho toàn dân không ai dámăn, vì ăn thì bị rủa sả. Saulơ đã khấn hứa một cách vô ý thức, không lường sự nguy hiểm, không biết gía trị sự việc ra làm sao (Isam 14:24-35).
Trong khi chịu Báptêm, dự tiệc thánh, chúng ta đã hứa gì ? Khi chúng ta xuống nước là long trọng tuyên bố rằng tôi đã chết, đời cũ tôi đến đây đã chấm dức và tôi bị chôn dưới mồ mã của lễ Báptêm, và khi từ nước lên, long trọng tuyên bố rằng bây giờ không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi (Gal 2:20). Khi dự tiệc thánh, Chúa bảo rằng: " Nầy là huyết Ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người d8ược tha tội ". Đó là giao ước của chúng ta với Chúa Giêxu, được đóng dấu bằng huyết của Ngài. Như vậy mỗi lần chúng ta dự tiêc thánh, cầm miếng bánh mà ăn, cầmchén nướcx mà uống là hai vật làm tượng trưng cho Thân và huyết của Chúa, nhắc lại cho chúng ta rằng giao ước giữa Chúa với chúng ta và giừa chúng ta với Chúa là không huỷ được, giao ước nầy còn lại đời đời.
Câu 6-7: " Đừng để miệng ngươi làm cho xác thịt mình phạm tội và chớ nói trước mặt sứ gỉa của Đức Chúa Trờirằng ấy là lầm lỗi. Sao làm cho Đức Chúa Trời nổi giận vì lời nói ngươi và Ngài làm hư hỏng công việc của tay ngươi ?. Đâu có chiêm bao vô sốvà nhiếu lời quá, đó cũng có sự hư không nhiều, song ngươi hãy kính sợ Đức Chúa Trời". Đừng xem vô luận việc nào có tương quan đến Đức Chúa Trời là nhỏ mọn như một lầm lỗi không đáng kể. Khi chúng ta bước đi hkông xứng đáng, nói năng không phải lời, khấn hứa không hoàn nguyện, thì chúng ta có lỗi, phải ăn năn và sửa đổi chớ không nên coi là việc nhỏ mọn, không đáøng kể rồi cứ tiếp tục hành động một cách vô lễ bất kính. Đối với Đức Chúa Trời cao cả, Chí Thánh thì những việc đó không phải là nhỏ mọn đâu.
Uxa là một người đã giữ hòm giao ước của Chúa trong nhà mình, nhu6ng khi Đavít cho đem hòm giao ứơc và ông ngã ra chết ngay lập tức. Tại sao ông dám làm như vậy ? - Vì hàng ngày ông thấy hòm giao ước của Đức Chúa Trời đặt trong nhà mình. Dầu biết rằng đặt tay trên hòm giao ước là đụng đến Đức Chúa Trời, vì hòm giao ước là hiện diện của Ngài. Nhưng Uxa đã đặt tay vào, vì ông xem việc đó là nhỏ mọn (IISam 6:1-11).
Hai con trai của thầy tế lễ Arôn vào đền thờ dâng dương cho Chúa. Họ phải lấy lửa tại bàn thờ của lễ thiêu, chỉ về thập tự giá của Chúa Giêxu. Nhưng hai thầy tế lễ nghĩ rằng đó là việc nhỏ mọn, lửa nào cũng d8ươc, miễn hương cháy lên là đỷ rồi, nên thay vì lấy lửa tại bàn thờ của lễ thiêu, họ lấy lửa một nơi khác mà Kinh Thánh gọi là "lửa lạ" và hai ông phải ngã ra chết ngay trong đền thờ, đang khi còn mặc áo lễ (Lêviký 10:1-2).
Người ta có nhiều tưởng tượng qúa,có nhiều lý luận qúa, nói lung tung mà không căn cứ vào đâu hết: Hãy bớt lời vô ý thức và hư không của mình mà kính sợ Đức Chúa Trời. Giữ tấm lòng tôn kính, trang nghiêm trong cuộc thờ phượng, chúng ta được phước. Vì tất cả cuộc thờ phượng từ sự giảng dạy, dâng tiền, cầu nguyện, ca hát đều tương quan đến chính mình Đức Chúa Trời. Bất cứ điều gì tương quan đến Chúa, không phép kể là nhỏ mọn, hoặc lỗi lầm không đáng trách, nhưng trước mặt Đấng chí thánh trên trời thì mầm lỗi nhỏ nhất cũng xúc phạm đền Ngài. Nếu chúng ta mặc áo đen trong bóng tối thì chúng ta có hành động gì cũng không ai thấy; nếu mặc áo trắng giữa ánh sáng, dầu một chấm nhỏ cũng thấy lớn qúa!
Câu 8-9: "Khi ngươi thấy trong xứ có kẻ nghèo bị hà hiếp, hoặc thấy sự phạm đến lẽ chánh trực, sự trái phép công bình, thì chó lấy làm lạ; vì có kẻ cao hơn kẻ cao vẫn coi chừng, lại còn có Đấng cao hơn nữa. Song một vua hay cày cấy ruộng, ấy vẫn ích lợi cho xứ mọi bề". Đây nói về hai phương khách quan và chủ quan. Về phương diện khách quan, khi chúng ta thấy có kẻ nghèo bị hà hiếp, có sự bất công xảy ra, thì đừng vội can thiệp, nhưng phải nhường cho Đức Chúa Trời là Đấng đoán xét mọi việc, Ngài sẽ báo trả xứng đáng. "Có Đấng coa hơn hết", có một Tòa thượng thẩm mà toàn thể nhân loại phải ứng hầu để chịu sửa đoán mọi việc của mình. Nói như thế không phải chúng ta chấp nhận sự bất công, chúng ta có thể khóc lên trước mặt Chúa, nài xin Ngài giải cứu loài người, song chúng ta đừng đặt tay vào việc của Ngài.
Ngày nọ, Môise ra khỏi hoàng cung, thấy một người Aicập hà hiếp một người Ysơraên, ông nóng lòng, giết người Aicập chôn vùi dưới cát. Oâng tưởng làm vậy là anh hùng, có thể giải cứu dân tộc. Hôm sau, trở ra, ông thấy hai người Ysơraên đánh nhau. Oâng nói: "Anh em sao lại đánh nhau?". Họ phản ứng: "Anh muốn giết chúng tôi như người Aicập hôm qua phải không? Ai đặt anh làm quan xử đoán chúng tôi?". Thế là hành động của ông bị bại lộ, Hoàng đế Aicập ra lệnh truy nã ông, Môise phải chạy trốn. Sau 40 năm, Đức Chúa Trời mới kêu gọi ông và sai ông ra lãnh đạo dân Ysơraên, giải phóng họ khỏi cảnh nô lệ tại Aicập.
Về phương diện chủ quan, thì nói như vậy: "Song một vua hay cày cấy ruộng, ấy vẫn ích lợi cho xứ mọi bề". Dầu chúng ta là vua đi nữa, thì hãy làm việc của mình. Nếu ông vua trong nước o cày cấy ruộng của mình, thì dân chúng được phước hơn là đem quân đi đánh chiếm xứ người. Dĩ nhiên là như vậy. Chúng ta đừng xen vào việc của người khác, ai nấy phải làm trọn bổn phận của mình thì giúp đỡ được người khác. Nếu ngừoi làm ruộng hết sức làm thì dân trong thành phố có gạo ăn, dầu họ làm bổn phận của họ thôi.
Sự thờ phượng Đức Chúa Trời là rất phước hạnh, song phải cẩn thận, kẻo nó trở thành tai họa và hư không.
II. HÃY COI CHỪNG SỰ GIÀU CÓ HƯ KHÔNG (Truyền đạo 5:10-20)
Sự giàu có thật không phải bằng của cải, bạc vàng, mà bằng đạo đức.
Câu 10-11: Kẻ ham giàu có chỉ thu góp, chất chứa của tiền mà không biết sử dụng. Người đó không được phước gì, của tiền cũng hư không như người.
Câu 12: Làm việc thì ngủ ngon, ăn ngon, dầu ăn ít hay nhiều. Người giàu chán ngán tiền của, ăn không nhiều, ngủ không ngon. Tiền của làm cho tâm trí nặng nề, mệt nhọc.
Câu 13-17: Biết đem tiền của ra sử dụng để kết bạn, tức là giúp kẻ khác thì tiền của có ích lợi, còn chỉ biết tích trữ tiền của cho mình, thì trong ngày tai họa vì tiền của, tất mà mất sự sống. Cướp củ thì giết người luôn. Tưởng tích trữ tiền của để dành cho con, nhưng ra khỏi lòng me trần truồng với hai bàn tay trắng, cuối cùng cũng vậy thôi, con cái không được gì. Hết thảy đều theo luồng gió thổi mà làm cho người giàu cả đời sống trong tối tăm, buồn rầu, đau ốm, bất mãn.
Câu 18-20: Hãy lấy điều mình có làm đủ rp62i. Kẻ giàu ăn ở theo giàu, người nghèo ăn ở theo nghèo. Dầu thức ăn của kẻ giàu người nghèo có khác nhau, nhưng cả hai ăn ngon như nhau. Người nghèo ăn đơn sơ, đạm bạc, nhưng cũng ngon như kẻ giàu ăn cao lương mỹ vị. Đó là sự ban cho rất công bằng của Đức Chúa Trời, mà ai nấy hãy hưởng lấy. Biết huởng lấy để quên đi những ngày nhọc nhằn của đời mình (Sáng 41:51).
Một triệu phú nọ lúc gần qua đới, trối lại như vầy: "Khi khâm liệm thi hài của tôi, phải soi lỗ hai bên quan tài và để hai bàn tay tôi ra ngoài. Trước khi chôn, khiêng linh cửu đi khắp các nẻo đường của thành phố". Mọi người ngạc nhiên hỏi ông làm vậy có nghĩa gì?- Đáp: "Tôi muốn mọi người thấy và biết rằng dấu là triệu phú, tôi chết với hai bàn tay không". Nếu khi còn sống ông đã không hưởng sự giàu có, không biết sử dụng nó như một tôi tớ, thì ông đã sống cuộc đời hư không
HY VỌNG ẢO HUYỀN (Truyền đạo 6:1-12)
Con người ai cũng có hy vọng. Người này hy vọng làm quan, người kia hy vọng làm giàu, người khác hy vọng học giỏi. Khi đạt đến thì hy vọng đã trở thành thất vọng, hay là hư không, ảo huyền. Tại sao? Vì chúng ta hy vọng không đúng chỗ Thế gian bị rủa sả, vật chất sẽ qua đi. Nếu đặt hy vọng mình nơi thế gian thì hy vọng đó là hư không, ảo huyền.
Ở các nước tây phương, mùa đông lạnh lắm, nên mỗi nhà đều có lò sưởi, trên có một ống khói. Qua mùa hạ, người ta không đốt lửa, chim sẻ dại dột làm tổ trên ống khói. Không ngờ qua mùa đông, người ta đốt lửa lên để cho ấm cả nhà thì cả cơ nghiệp của chim sẽ thành tro bụi. Chim sẻ không biết chỗ làm tổ, con người không biết chỗ đặt hy vọng của mình, đang khi trần gian đ63 dành cho lửa thì chúng ta làm tổ tại đó.
I. HY VỌNG THÀNH THẤT VỌNG (Truyền đạo 6:1-9):
1-Hy vọng của người giàu (6:1-2). "Có một tai nạn khác mà ta thấy dưới mặt trời, thường làm nặng nề cho loài người. Kìa, có một người mà Đức Chúa Trời đã ban cho sự giàu có, của cải và sự sang trong, đến nỗi mọi sự lòng người ước ao, chẳng thiếu gì hết; nhưng Đức Chúa Trời không cho người có thể ăn lấy, bèn làm một người khác được ăn. Aáy là một sự hư không, một tai nạn cực khổ".
Người ta có thể làm giàu nhưng không thể hưởng sự giàu có của mình. Nếu không được Đức Chúa Trời cho phép, kẻ giàu chỉ gom góp của cải để dành cho người khác. Nói như vậy không có nghĩa là Đức Chúa Trời bất công, vì không phải hết thảy những người giàu chung số phận đó. Aùpraham rất giàu, đến nỗi cả xứ Canaan không có đủ cỏ cho bầy vật của ông và Lót. Nhưng ông đã hưởng được sự giàu có của mình. Oâng Gióp giàu có hơn hết trong cả dân Đông Phương, nhưng Gióp đâu phải là người không được hưởng, mà ngược lại, Gióp cũng như Aùpraham hưởng được bất cứ sự giàu có mà Chúa cho họ. Không những cho họ mà cho con cháu, chắt chít của họ nữa. Đức Chúa Trời đã hứa với Aùpraham: "Ta ban cho ngươi và dòng dõi ngươi xứ này", tức là Canaan. Bây giờ, sau hơn 5000 năm, xứ đó còn ở trong tay của người Dothái, gọi là Palestin.
Tại sao có trường hợp khác? - Vì có người làm giàu bằng những cách khác nhau và sử dụng của cải khác nhau.
Người giàu mà Salômôn nói đây là giàu bất chánh, thừa cơ, lợi dụng hoàn cảnh để bóc lột thiên hạ, làm giàu cho mình và giữ hết cho mình. Đức Chúa Trời thấy rằng một người như thế không đáng hưởng sự giàu có mình. Còn Aùpraham và Gióp đã giàu có hơn người mà Salômôn nói, nhưng họ kính sợ Đức Chúa Trời. Chúng ta thấy thái độ của Aùpraham đối với Lót: Lót đã chiếm hết phần đất tốt của mình, để phần đất xấu lại cho Aùpraham. Aùpraham vẫn chấp nhận như thường. Cơ nghiệp của Aùpraham là cơ nghiệp Chúa cho Oâng. Gióp cũng vậy, cùng một ngày mười đứa con chết, cả một gia tài vĩ đại tiêu tán hết. Gióp qùy xuống mà thờ lạy: "Chúa đã ban cho, Chúa lại cất đi. Đáng ngợi khen danh Chúa". Oâng không hề có nửa lời phạm thượng với Đức Chúa Trời. Thân thể ông bị đau một thứ ghẻ từ đầu đến chân, thật là khó tả. Nhưng Gióp vẫn chịu đựng với lòng tin cậy Chúa mà nói rằng: "Dẫu Chúa giết tôi, tôi cũng còn nhờ cậy Ngài".
Đối với Chúa là như vậy. Chúng ta hãy nghe ông nói về cách ông đối với người chung quanh: "Aáy vì tôi giải cứu kẻ khốn cùng kêu cầu và kẻ mồ côi không ai giúp đỡ. Kẻ gần chết chúc phước cho tôi và tôi làm cho lòng người góa bục nức nỡ vui mừng. Tôi mặc lấy sự công bình và nó che phủ tôi. Sự ngay thẳng tôi khác nào áo ngoài và mũ triều thiên. Tôi đã như con mắt cho kẻ mù và như chân cho kẻ qùe. Tôi đã làm cho kẻ nghèo khó, còn duyên cớ của kẻ lạ tôi tra xét cho rõ ràng" (Gióp 29:12-16).
Gióp 31:16-22: "Nếu tôi từ chối kẻ nghèo khổ ước ao, gây cho mắt người góa bụa bị hao mòn, nếu tôi có ăn bánh tôi một mình và kẻ mồ côi chẳng có được ăn với; thật như lúc tôi còn trẻ, nó đã cùng lớn lên với tôi như con với cha; còn người góa bụa, tôi đã từng nâng đỡ từ khi tôi lọt lòng mẹ tôi ... Nếu tôi có thấy người nào khác vì không quần áo và kẻ nghèo thiếu chẳng có mền; nếu lòng người không chúc phước cho tôi, và người không nhờ lông chiên tôi mà được ấm áp; nếu tôi có giơ tay hiếp kẻ mồ côi, bởi vì tôi thấy có kẻ phù trợ tôi trong cửa thành; nguyện cho vai tôi rớt ra khỏi nơi khác, và cánh tay tôi bị gãy rứt ra đi!".
2- Hi vọng của người đông con (6:3-5). "Nếu một người sanh trăm con và sống cao niên trường thọ, mà lòng chẳng được hưởng phước và chết chẳng được chôn ; ta nói đứa con sảo còn hơn người ấy.Vì đứa con sáo ra hư không, lại trở về sự tối tăm và tên nó bị sự u ám vùi lấp. Nó không thấy mặt trời, cũng không biết đến, nó có được phần an ủi hơn người kia"
Vua AttaxétxeIII của Batư có 115 con trai, vì ông có nhiều vợ. Một trongnnhững con trai của ông lên ngôi cai trị 20 năm, rồi bị ám sát quăng thây ngoài đồng không ai chôn. Giêsabên, một hoàng hậu của Ysơraên, bị người ta quăng từ trên lầu xuồng và chó ăn hết thịt của bà, chỉ còn hai bàn tay và hai bàn chân. Hoàng đế Giêhôgiakim của Dothái, bị lưu đày tại Babylôn, khi chết người ta chôn ông như chôn một con lừa (IIVua 9:30-37; Giê22:18-19)
Aùpraham được phướcvà dòng dõi của ông cho tới giờ vẫn được phước. Mỗi chúng ta giàu hay nghèo, đông con hay ít con đều được phước, miễn chúng ta sống tin kính, sống đạo đức. Nếu con mình không sống đạo đức mà sống gian ác, thì càng đông con càng khổ cho mình và khổ cho người khác. Vì vậy, giàu không phải là sướng, đông con không hpải là phước, nếu chúng ta sống gian ác. Ngược lại giàu là phước, đông con là phước nếu tất cả đều dâng cho Chúa, thuộc về Ngài và đặt dưới quyền sử dụng của Ngài." Lạy Chúa, bao nhiêu tài sản của con xin Chúa sử dụng, con chỉ là quản lý. Con cái của con là của Chúa, là cơ nghiệp Chúa cho con, con dâng cho Chúa để phục vụ Ngài "
3-hi vọng của người sống lâu (6:6). " Người đều sống đến hai ngàn năm, mà không hưởng được chút phước nào, cuối cùng cả thảy há chẳng về chung một chỗ sao ?".
Sống đến hai ngàn năm, thật là cao niên trường thọ, chưa từng có. Nếu có người đó mà người không được hưởng phước, thì thật hư không, ảo huyền, thà làm một đứa con sảo còn hơn.
Được sống lâu là phước Chúa ban, sống một cách thỏa mãn (Phục 6:2; Thi 91:16; Châm 10:27). Aùp ra ham, Ysác là những người đó (Sáng 25:7-8; 35:28-29)
4-Hi vọng của người thích ăn uống (6:7). "Mọi sự lao khổ của loài người là vì miệng mình, song không hề được thỏa nguyện "
Lao khổ là vì cái miệng đòi hỏi, đòi hỏi mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, suốt đời, nhưng không bao giờ thỏa nguyện, mặc dầu " thịt tràn ra lỗ mũi "( Dân 11:20). Toàn thân đau dớn vì muốn làm thỏa cái miệng. Ai nấy tự hỏi: "Tôi sẽ ăn gì, uống gì ?. Dạ dày nói với miệng: "Anh ơi tôi đầy quá rồi, không còn có chỗ, anh làm ơn đừng nuốt vô nữa ". Anh miệng nói:"Được ta đạ có thuốc tiêu, thuốc tán ". Dầu dạ dày đã đầy, nhưng miệng cứ muốn nuốt vô mãi, thuốc tiêu, thuốc tán không sao chữa hết khi dạ dầy giãn ra, gây cho toàn thân đau đớn vì không ăn được nữa.
Thiết tưởng con người ăn nhiều quá: khi mới lọt lòng mẹ, chứa có cái răng nào đã ăn rồi. Aên cho đến khi hàm răng sữa rụng đi, thay vào hàm răng trưởng thành, cũng cứ ăn, lại ăn nhiều hơn. Từ mười hai, mười ba tuổi cho đến khi bảy, tám mươi tuổi, ăn cho đến nỗi hàm răng trưởng thành chịu không nỗi, phải rụng lần cũng chưa chịu thua, trồng răng gỉa để ăn. Thử hỏi: Aên bao nhiêu ? Thế nhưng con người không thỏa mãn, cứ đòi ăn, và chính vì lý do đó mà con người phạm tội. Bao nhiêu bệnh do ăn mà ra. Đau gan, đau ruột, đau bao tử, đau đủ mọi thứ trong bộ tiêu hóa. Đành rằng chúng ta phải ăn, nhưng ăn đủ để sống, chớ đừng đòi hỏi sống để ăn.
Tiên tri Eâli bị hoàng hậu Giêsabên đe doạ sẽ giết chết, ông nản lòng chạy trốn. Đến một chỗ, õng nằm dưới gốc cây xin Chúa cho ông chết. Oâng tuyệt thực để chờ chết: Nhưng Chúa thật là nhân từ, không nhậm lời ông. Oâng nhủ một giấc dài, thức dậy biết đói. Oâng thấy bên cạnh có bình nước, có bánh mì đang nướng trên lửa, cũng có cả thịt nữa. Oâng ăn uống ngon lành, rồi nằm xuống ngủ. Oâng thức dậy lần thứ hai lại thấy cũng có bình nước sẵn, trên cửa có bành mì đang nướng, và cũng có cả thịt như lần trước. Oâng ăn nhờ đó có sức tiếp tục chức vụ. Như vậy, Đức Chúa Trời đâu có muốn chúng ta không ăn. Eâli không ăn, Chúa ép ăn và nói rằng: " Đường còn xa quá cho ngươi ". Chúa chăm sóc chu đáo, muốn chúng ta ăn đủ để có thể sống hầu việc Ngài.
Hi vọng của người khôn ngoan (6:8). " Người khôn ngoan hơn chi kẻ ngu muội ? Người nghèo biết đạo ăn ở trước mặt người ta nào có ích chi ? " Salômôn là người khôn ngoan, nhưng ông nhì thấy không ngoan cũng không hơn kẻ ngu muội, cả hai đều như nhau, không ai hơn, không ai kém, Đức Chúa Trời là đấng khôn ngoan, đòi hỏi chúng ta phải khôn ngoan vì có lời hứa rằng: " Kẻ kén khôn ngoan hay cầu xin clà Đấng ban cho con người cách rời rộng " ( Gia 1:5). Tại sao Salômôn nói rằng người khôn ngoan khôn hơn kẻ ngu muội ?. - Đó là tuỳ theo cách người ta sử dụng sự khô ngoan. Khôn ngoan để lừa gảt người khác, bóc lột người khác thì sự khôn ngoan đó là ngu dại, đưa đến sự rủa sả. Nhưng nếu chúng ta khôn ngoan để tìm kiếm Chúa, phục vụ, thờ phượng Ngài học hỏi lời Ngài, thì sự khôn ngoan đó quý vô cùng. Kinh thánh chép rằng:"Sự kính sợ Đức Giêhôva là khởi đầu sự khôn ngoan " (Châm 1:7; 9:10). Người khôn ngoan hơn hết là người kính sợ Chúa. Đavít nói: "Tôi không hiểu hơn người gìa cả, vì cớ gìn giữ các giềng mối Chúa " (thi 119:100)
"Người nghèo biết đạo ăn ở trước mặt người ta, nào có ích chi ?. Chúng ta phải lưu ý: Người nghèo biết đạo ăn ở trước mặt người ta là không ích, nhưng phải ăn ở trước mặt chúa mới có ích. Người Pharisi đời xưa cũng như bất cứ ai trong đời nầy, mỗi khi bố thí thì đánh trống, thổi kèn cho mọi người biết rằng: Đây, tôi bố thí. Đó đạo đức trước mặt người ta, mà Chúa bảo rằng: " Những kẻ đó được phần thưởng rồi, tức là được người ta khen, còn trước mặt Chúa là con số không. Người Pharisi thường đứng tại ngã ba, ngã tư đường cái, cầu nguyện lớn tiếng để cho mọi người trông thấy nghe thấy: À, ông nãy sốt sằng qúa, đạo đức qúa !Cầu nguyện như thể được người ta khen, Chúa không nghe vì cầu nguyện với người người chớ không cầu nguyện với chúa. Người Pharisi một tuần lễ hai lần kiêng ăn, làm bộ đầu bù tóc rối, để ai nấy biết mình kiêng ăn. Đó là đạo đức gỉa bề ngoài, ở trước mặt người ta. Ngược lại nếu chúng ta ăn ở đạo đức trước mặt Đức Chúa Trời, thì phước biết bao ; Bố thí cách kín đáo, người nhận chỉ biết nói một lời: Cảm tạ Chúa, Đạo đức đó có gía trị. Chúng ta áp dụng vào bất cứ hành vi nào, vào một mục đích là tôn vinh Chúa, hầu cho mọi người cảm tạ ơn Chúa.
6-Hi vọng của người sống buông tuồng (6:9)."Sự gì thấy bằng mắt hơn là sự buông tuồng ; điều đó lại là một sự hư không theo luồng gió thổi " Đây nói về cuộc sống thực tế. Chúng ta phải hưởng những gì Chúa hưởng trong tay mình, mà đừng hướng về ảo ảnh, hư không. " Một con ở trong tay hơn mười con ở trên cây ". Có người không làm việc đàng làm hôm nay, mà hy vọng mình sẽ làm việc lớn ở ngày mai. Người đó sẽ không làm gì hết. Hôm nay có thể dâng cho Chúa muời đồng, mà nói ít qúa nên không dâng. Tôi sẽ dâng cho Chúa một ngàn đồng. Chừng nào có một ngàn đồng?- Không bao giờ! Như vậy là tự lừa gạt, hay là bị ma qủi lừa gạt. Nếu muốn dâng tiền, hãy dâng như bà góa (Mác 12:41-44; Luca 21:1-4). Hầu việc Chúa cũng vậy, hôm nay thấy chiếc ghế dơ, lau cho sạch. "Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn" (Luca 16:10).
Một cửa hàng kia bán ế, không biết làm sao, bèn nghĩ ra một kế;Oâng chủ viết một tấm bảng lớn treo trước cửa, với hàng chữ: ‘Hôm nay bán trả tiền mặc, ngày mai bán chịu' mấy ông thất nghiệp mừng qúa. Ngày mai họ đến mua đủ thứ hàng. Người chủ đòi tiền, thì họ bảo: ‘ông ghi trên bảng hôm nay bán mặt, ngày mai bán chịu mà'. Người chủ đáp: ‘Anh mua hôm nay chớ đâu phải ngày mai'. Nếu trở lại mười lần đều là hôm nay, chớ không bao giờ có ngày mai.
II. SỐ PHẬN CỦA LOÀI NGƯỜI ĐÃ ĐỊNH RỒI (Truyền đạo 6:10-12):
"Phàm điều gì có trước thì đã được đặt tên từ lâu rồi. Loài người sẽ ra thể nào thì đã biết từ trước rồi. Người không thể cải trả với Đấng mạnh hơn mình. Có nhiều điều gia thêm sự hư không. Vậy, người ta được ích chi hơn. Vả, trong những ngày của đời hư không mà loài người phải trải qua như bóng, ai biết điều gì là ích cho mình? Vì ai có thể nói trước cho người nào về điều sẽ xảy ra sau mình ở dưới mặt trời?".
Đức Chúa Trời đã dựng nên con người và đặt một luật bất di dịch mà ai nấy phải tuân theo, tức là con người phải sinh ra, phải ăn, phải mặc, phải lớn lên, phải làmviệc, rồi chết. Không bao giớ người ta vượt khỏi luật đó. Chúng ta là người khôn ngoan, tin kính, xứng đáng, phải phục tùng luật của Đấng dựng nên mình. Đừng làm trái lại, vì Chúa đã định rồi. Dầu thế giới văn minh đến đâu, người ta cũng phải ăn, phải uống, phải sống và chết. Tất cả những điều đó đã được an bày cho chúng ta.
Đời người ngắn ngủi như bóng thì chúng ta phải sử dụng cuộc đời ngắn ngủi của mình thếâ nào cho có giá trị. Thí dụ: Tôi có một ngàn đồng; tôi có thể tiêu bừa bãi, đi ra chợ thấy món nào cũng mua. Nhưng nếu tôi chỉ có mười đồng, thì tôi phải ngồi lại tính mua gì, tính từng đồng một, vì nó ích qúa. Đời người ngắn ngủi như bóng, nên phải triệt để sử dụng, đừng để phí một năm nào, một tháng nào, một ngày nào. Mỗi chúng ta phải khôn ngoan lợi dụng thì giờ, tiền bạc và bất cứ điều gì mình có thể phục vụ Chúa. Thi thiên 90:12 ghi lời cầu nguyện của Môise: "Cầu xin Chúa dạy tôi biết đếm các ngày của chúng tôi, hầu cho chúng tôi được lòng khôn ngoan". Không ai đếm cát, vì nó nhiều qúa, nhưng chúng ta đếm bạc, vàng, kim cương. Nếu vật qúy bao nhiêu thì càng đếm kỹ càng bấy nhiêu, vì ích qúa! Chúng ta phải đếm từng ngày một, và xin Chúa dạy mình biết sử dụng mỗi ngày Chúa cho mình sống. Tại sao?- "Vì ai sẽ nói trước cho người nào về điều sẽ xảy ra sau mình ở dưới mặt trời?". Không ai biết ngày mai sẽ xảy ra điều gì, thế thì phải tận dụng thì giớ mỗi ngày, nhất là ngày hôm nay.
‘Không ai biết tương lai, trước mặt loài người có những cái cửa mà không ai có chìa khóa'. Nhưng có một cái cửa đang mở cho chúng ta là Chúa Giêxu. Ngài bảo: "Ta là đường đi". Chúa Giêxu chết trên cây thập tự giá là mở cho chúng ta một cái cửa, một con đường về với Đức Chúa Trời, về thên đàng. Đó là cái cửa duy nhất, là con đường duy nhất. Ngoài ra không có cửa nào khác, không có con đường nào khác.
SỰ KHÔN NGOAN (Truyền đạo 7:1-29)
Đoạn 7 chia ra làm hai phần: I. Người khôn ngoan: Từ câu 1-14. II. Nguồn khôn ngoan: Từ câu 15-29. Thế nào là khôn ngoan và làm sao để được khôn ngoa?
I. NGƯỜI KHÔN NGOAN (Truyền đạo 7:1-14):
1- Người khôn ngoan chọn danh tốt hơn dầu qúy gía (7:1) "Người khôn ngoan chọn danh tốt hơn dầu qúy giá; ngày chết hơn ngày sanh". Dầu thơm rất qúy giá, nhưng mùi thơm nó mau qua, mau hết. Danh tốt thì còn lại lâu dài. Khi bà Mari dâng một cân dầu cam tòng hương xức cho Chúa, thì cả nhà thơm nức mùi dầu đó. Nó đãqua đi sau một vài ngày, nhưng danh tốt của bà là người yêu Chúa, đã tận hiến mọi sự mình có cho Ngài đến nay vẫn còn vang dội, vì Chúa báo rằng: "hễ nơi nào tin lành này được giảng ra, thì cũng thuật lại việc người ấy đã làm để nhớ đến người"(Mat 26:13).
Nếu ai đi ngược lại điều này thì không phải là khôn ngoan. Phải tránh danh vọng hảo huyền (Philíp 2:3). Chúng ta là con cái của Chúa, biết rằng mình có tên được ghi vào sổ sống trên trời. Đó là danh còn lại đời đời. Danh tiếng đời này chỉ một sớm một chiều, rồi mai một theo thời gian. Khi các môn đồ khoevề việc họ được quyền năng giảng dạy, chữa bệnh, đuổi qủy, thì Chúa bảo: "Dầu vậy, chớ vui mừng vì các qủy phục các ngươi; nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên thiên đàng" (Luca 10:20). Phước cho ai được ghi tên vào sổ sống trên trời (Khải 3:5; Thi 87:5-7). Khốn cho ai không được như vậy (Khải 13:8; 17:8; 20:15; 21:27; Thi thiên 69:28). Laxarơ được Chúa nói đến, người nhà giàu thì không (Luca 16:19-21).
"Ngày chết hơn ngày sanh". Ngày sanh đáng mừng nhưng chưa mừng trọn vẹn vì chưa thấy kết qủa. Ngày chết mới đáng mừng hơn, vì chính lúc đó mới biết người tận trung đến mức nào. Chưa có thể đánh giá một người mới ra đời, nhưng khi người đó qua đời mới có thể đánh giá được. Cũng như câu 8 nói rằng: "Cuối cùng của một việc hơn sự khởi đầu nó". Vì khởi đầu chưa biết ra sao, nhưng cuối cùng mới thấy rõ sự thật. Chúng ta đánh giá được Phaolô khi ôngnói rằng: "Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong cuộc đua, đã giữ được đức tin ..." (II Tim 4:6-8).
2- Người khôn ngoan đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc (7:2-4) "Đi đến nhà tang chế hơn là đến nhà yến tiệc; vì tại đó thấy sự cuối cùng của mọi người và người sống để vào lòng". Đến nhà yến tiệc ai cũng thích vì rất vui vẻ, nhưng sau yến tiệc thường đến chỗ rất buồn.
Hoàng đế Bênxátxa của Babylôn mở một đại yến thết đãi các Đại thần. Khi say rồi, ông bảo người ta lấy những khí mạng trong đền thờ của Đức Chúa Trời tại Giêrusalem mà cha ông đã đem về để uống rượu. Thình lình có một bàn tay hiện ra trên tường, viết mấy chữ: "ĐẾM,ĐẾM,CÂN,CHIA" Chúa đã đếm nước ông và chia nước ông cho kẻ khác. Ngay đêm đó, đạo quân của Batư đã phá hỏng thành Babylôn, chiếm xứ và giết Bênxátxa (Đaniên 5:1-31).
Một vua của Hylạp là Archiao cũng vậy. Oâng đã làm những điều gian ác khiến cho những người yêu nước phải trốn ra khỏi xứ và họ tìm cơ hội trở về giết ông. Một đêm nọ, ông mời các đại thần dự tiệc. Một người bạn của ông từ xa biết chính đêm đó các nhà ái quốc sẽ trở về, bao vây kinh thành để giết ông, nên ông ta cho một người tin cẩn mang thư đến cho ông. Người lính mang bức thư vào và thưa rằng: ‘Bạn chí thân của bệ hạ gởi bức thư này, yêu cầu bệ hạ đọc ngay và thi hành lập tức. Vua cười ha hả: ‘Được, việc quan trọng này ngày mai sẽ hay'. Rồi vua để bức thư dưới gối dựa, chống tay lên, tiếp tục uống rượu. Nhưng ngày mai đâu có. Ngay đêm đó, vua bị giết, hôm sau chỉ còn là một cái xác không hồn.
Chúng ta đã từng đứng trước thi hài của những người chết, đã từng xúc động mà nghĩ rằng, đến một ngày nào đó mình cũng như vậy. Kinh thánh bảo: "Ngươi khá sửa soạn mà gặp Đức Chúa Trời ngươi". Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng để khi nằm trên giường chết, chúng ta không hối tiếc. Đừng như hai vị hoàng đế kể trên.
"Buồn rầu hơn vui vẻ, vì nhờ mặt buồn, lòng được vui". Buồn rầu đưa đến sự ăn năn, ma khi ăn năn được tha tội thì vui vẻ hơn bao giờ hết. Chúa kêu gọi mọi người: "Đức Giêhôva phán: Bây giờ cũng hãy hết lòng trở về cùng ta, kiên ăn, khóc lóc và buồn rầu. Hãy xé lòng các ngươi và đừng xé áo các ngươi. Khá trở lại cùng Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi, vì Ngài là nhân từ và hay thương xót, chậm giận và giàu ơn, đổi ý về sự tai vạ". "Hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa, thì Ngài sẽ nhắc anh em lên" (Gia 4:7). Nếu người con trai hoang đàng không đổi cười ra khóc, đổi vui ra buồn, quay về với cha mà được sự vui mừng lớn lao, vui cho mình, vui cho cha, vui cho cả một dòng họ. Nếu hành động như vậy, chúng ta sẽ thấy niềm vui lạ lùng tràn vào đời sống mà chúng ta chưa từng biết. Kinh thánh bảo: "Trên trời cũng vậy". Không có điều gì xảy ra dưới đất mà trên trời vui mừng bằng thấy một tội nhân an năn.
3- Người khôn ngoan thà nghe lời quở trách của người khôn ngoan hơn là nghe câu hát của kẻ ngu dại (7:5-6). Nghe lời quở trách của người khôn ngaon, mình được khôn ngoan hơn. Nhờ chịu quở trách, chúng ta tránh được điều sai theo điều đúng. Tránh đường gian ác, đi đường thánh khiết. Kinh thánh là lời của Đức Chúa Trời. Nghe lời kinh thánh chúng ta được an vui, khích lệ, đồng thời cũng bị quở trách, sửa trị, làm cho chúng ta khôn ngoan hơn. Câu hát của kẻ ngu muội không làm cho ai khôn ngoan hơn, mà làm cho người khôn ngoan ra ngu muội. Phải tránh câu hát của kẻ ngu muội, là tiếng ru êm, nịnh hót, làm cho linh hồn ngủ mê trong tội lỗi đến chết.
"Vì tiếng cười của kẻ ngu muội giống như tiếng gai nhọn nổ dưới nồi. Điều đó cũng là sự hư không". Tiếng cười và câu hát của kẻ ngu muội rất vô duyên, vô ích. Chúng nó giống như gai nổ dưới nồi, nghe lốp đốp mà chẳng ra tiếng gì cả, chỉ chán tai mà thôi. Chúng ta không nên đến chỗ có tiếng cười, giọng hát của kẻ ngu muội, thà đến chỗ nghe lời quở trách của Đức Chúa Trời thì hơn. Một bên đưa mình đến sự ngu muội hơn, một bên đưa mình đến sự khôn ngoan hơn. Phải chọn chỗ xứng đáng!
4- Người khôn ngoan thành ngu dại khi cưỡng bách và hối lộ(7:7-9). "Phải, sự sách thủ tiền tài làm cho kẻ khôn ra ngu, và của hối lộ khiến cho hư hại lòng". Sách thủ tiền tài là áp bức người ta, cưỡng bách người ta để tống tiền, đồng thời cũng được của hối lộ. Điều đó làm cho người khôn trở thành người ngu, trí khôn lần lần bị giảm sút, không còn phân biệt phải trái, không thấy đâu là đường ngay thẳng, sự tham lam tiền bạc, ham mê thếgian làm cho con người mỗi lúc một thấp hèn (Truyền 3:16; 4:1).
5- Người khôn ngoan thà kiên nhẫn hơn là giận dữ (7:8). "Cuối cùng của một việc hơn là khởi đầu của nó. Lòng kiên nhẫn hơnlòng kiêu ngạo". Người khôn ngoan kiên nhẫn, chịu đựng những điều bất công, bất nghĩa xảy đến cho mình mà không giận dữ vì kiêu ngạo. Phaolô cầu nguyện cho các hội thánh: "Nhờ quyền phép, vinh hiển Ngài được có sức mạnh mọi bề để nhịn nhục, vui vẻ mà chịu mọi sự (Côl 1:11). Bị hiểu lầm, vu khống, nói chung là bắt bớ mà chịu đựng một cách vui vẻ, vỉkiên nhẫn, kẻ iêu ngạo không hể nào chịu đựng như vậy.
Câu 9: "Chớ vội giận; vì sự giận ở trong lòng kẻ ngu muội". Kẻ kiêu ngạo dễ nổi giận. Có người nói: "Kẻ kiêu ngạo có làn da mỏng qúa!" Hễ bị đụng đến là cảm xúc đau liền, giận ngay. Vội giận thì thua, trở thành ngu dại (Gia 1:19). Sống trong gia đình, trong hội thánh là sống giữa tập thể, giữa cộng đồng. Chúng ta thường dễ thấy bị đụng chạm chỉ vì một lời nói, một hành vi nhỏ nhặt, nên ai nấy phải sẵn sàng chịu đựng. Có người thấy một người bạn không chào mình, đã giận rồi, nghĩ rằng chắc là người đó ghét mình, khinh mình. Có lẽ người bạn đó vô tình, không bao giờ nghĩ như vậy, nếu mình vội giận vì kiêu ngạo- cũng gọi là tự ái, thành ra nghi ngờ xấu cho bạn. Có khi một chị em nào đó nói một lời lẽ sổ sàng, nhưng vô tình thôi, thì chúng ta phải nhẫn nại mà chịu đựng để mọi sự được êm đẹp. Vì vậy, trong gia đình, vợ chồng, anh em, cha con có thể xung đột với nhau chỉ vì một lời nói, một hành vi. Nếu chúng ta thiếu khôn ngoan, kiên nhẫn chịu đựng, vì lòng kiêu ngạo, vội giận, cố chấp, thì làm cho nhiều khi chuyện không đâu cũng thành ra lớn (Châm 14:29; 16:32).
6- Sự khôn ngoan ví như cơ nghiệp (7;10-12). "Chớ nói rằng: Nhơn sao những ngày trước tốt hơn những ngày này? Vì nói vậy là chẳng khôn".Hỏi vậy la thoái bộ rồi. Tiến bộ là ngày trước tốt, ngày nay tốt hơn. Chúa trách hội thánh Eâph6sô bỏ lòng kính mến ban đầu, tức là nguội lạnh. Từ 100 độ, xuống còn 99, 98 97,96,95,.. đó là trước thì tốt, sau không tốt. Người khôn ngoan nói: "Ngày trước tốt, ngày sau tốt hơn, ngày mai tốt hơn nữa. Tôi hôm nay phải tốt hơn tôi hôm qua, và tôi ngày mai phải tốt hơn tôi ngày nay. Tôi năm nay phải tốt hơn tôi năm ngoái, và tôi sang năm phải tốt hơn tôi năm nay". Mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày phải tiến bộ, thì đó là ng::10Ỳ6:: khôn ngoan.
Trên đường theo Chúa, chúng ta thường than thở: "Bây giờ khó qúa, ước gì được như ngày trước". Nói như vậy là mình không chấp nhận hoàn cảnhmà mình đang sống. Ngược lại, chúng ta phải cầu nguyện nài xin Chúa ban thêm ơn, thêm sức, thêm quyền, để ngày nay phải tốt hơn ngày qua. Chúa đã trách hội thánh Laođixe mà bảo rằng: "Vì ngươi hâm hẫm, không nóng cũng không lạnh, nên Ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng Ta". Câu đó đúng với hoàn cảnh của hội thánh ấy. Nhà thớ của hội thánh Laođixe được xây trên một bờ sông, bắt từ một suối nước sôi. Nhưng nước trong suối nóng bỏng chảy ra đến ngoài trộn lẫn với nuớc lạnh, và khi tới ngang nhà thờ của hội thánh Laođixe thì nước đó trở thành hâm hẩm. Chúa mượn thực sự ấy để nói rằng hội thánh Laođixe bị thế gian chi phối, tin thần thế gian đã chen vào, làm cho lòng sốt sắng ban đầu đả trở nên hâm hẩm, và chắc chắn lần hồi sẽ nguội ngắt! Chúa Giêxu bảo: "Vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều thì lòng yêu mến của nhiều người sẽ nguội lần" (Mat 24:12).
Câu 11-12: "Sự khôn ngoan cũng có ich bằng cơ nghiệp. Nó có ích cho những người thấy mặt trời. Vì sự khôn ngoan che thân, cũng như tiền bạc che thân vậy. Nhưng sự khôn ngoan thắng hơn, vì nó giữ mạng sống cho người nào đã được nó". So sánh sự khôn ngoan với tiền bạc, tiền bạc che thân, sự khôn ngoan còn che thân tốt hơn. Những người có tiền bạc mà không biết dùng tiền bạc che thân, thì chính tiền bạc sẽ làm hại thân mình, nên đành rằng phải có tiền bạc để che thân, nhưng phải có sự khôn ngoan, biết sử dụng tiền bạc thì tiền bạc mới trở thành một vật che thân mình được. Cần tiền bạc, nhưng trên hết chúng ta cần sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan là cơ nghiệp cũng như tiền bạc.
7- Người khôn ngoan nhận biết công việc của Đức Chúa Trời (7:13-14). "Hãy xem xét công việc của Đức Chúa Trời; vì vật gì Ngài đã đánh cong, ai có thể làm ngay lại được?". Luật thiê nhiên là bất di bất dịch. Năm tháng, ngày giờ, mùa tiết do mặt trời chiếu sáng, qủa đất xoay vần, chúng ta không thể nào cãi lại mà phải phục tùng. Chúng ta sống trong thời đại nào, hoàn cảnh nào, phải biết làm sao để sống được. Không cần nhục chí mà bỏ niềm tin, song vẫn giữ niềm tin mà sống đúng với hoàn cảnh đó một cách bình an, đắc thắng. Nước trong bầu thì tròn,trong ống thì dài. Hình dáng của nước có thể thay đổi, nhưng cái chất nước vẫn y nguyên. Chúng ta ở trong bình cong thì cong, ở trong bình dài thì dài, nhưng bản chất thuộc linh trong mỗi người không bao giờ thay đổi. Bản chất đạo đức của chúng ta phải giữ nguyên. Đó là người khôn ngoan.
"Trong ngày thới thạnh hãy vui mừng, trong ngày tai nạn hãy coi chừng; vì Đức Chúa Trời đặt ngày này đối với ngày kia, hầu cho người đời chẳng thấy trước đặng điều sẽ xảy ra sau mình". Ngày thới thạnh và ngày tai nạn thường xen lẫn với nhau, chúng ta không thể nào đòi hỏi ngày thới thạnh luôn luôn, cũng không thể nào chúng ta ở trong ngày hoạn nạn mãi. Vì vậy, trong ngày thới thạnh hãy vui mừng đi, nhưng rồi sẽ có ngày tai nạn. Đừng bao giờ thắc mắc ngày trước tại sao thới thạnh, mà bây giờ tai nạn. Điều đó là lẽ đương nhiên, không thể nào có sáng hoài, mà phải có tối, không thể nào tối hoài, mà phải sáng. Hết ngày lại đêm, hết đêm lại ngày. Ngày thới thạnh hãy tận hưởng, ngày tai nạn hãy chấp nhận. Xin Chúa cho mình chịu đựng được, để cảm tạ Chúa trong ngày thới thạnh, thì cũng cảm tạ Chúa trong ngày tai nạn. Phaolô bảo rằng: "Hãy cảm tạ Chúa trong mọi sự, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời". Chúng ta thường dễ cảm tạ Chúa trong ngày thới thạnh mà không cảm tạ Chúa trong ngày tai nạn. Cảm tạ Chúa trong ngày yến tiệc mà không cảm tạ Chúa trong ngày tan chế. Cả hai ngày đều cần thiết, không thể chỉ có một. Chúng ta đã hầu việc Chúa trong ngày thới thạnh, thì phải hầu việc Chúa trong ngày tai họa. Chính ngày tai họa Chúa cần chúng ta hầu việc Ngài hơn. Chúng ta cần phải bày tỏ niềm tin, tình thương và mọi đức tánh cao thượng của mình trong ngày tai họa.
Khi đọc mấy câu đầu của sách Gióp: "Người ấy vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời và lánh khỏi điều ác ...". Nếu chỉ chừng đó thôi, thì chúng ta không biết ông Gióp đạo đức đến mức nào. D0ọc đến hết đoạn ba mới thấy ông Gióp thật là nhà đạo đức. Vì đang khi mất hết của cải, trở thành hai bàn tay trắng, mất mười đứa con, Gióp vẫn cuối đầu cảm tạ, ca ngợi Chúia mà nói rằng: "Chúa ban cho, Chúa lấy lại, đáng ngợi khen Đức Giêhôva". Qua việc đó, chúng ta mới thấy được đạo đức của Gióp. Trong những lúc khó khăn này là cơ hội để chúng ta bày tỏ cuộc đời đạo đức như Gióp.
II. NGUỒN CỦA SỰ KHÔN NGOAN (Truyền đạo 7:15-19):
1- Kính sợ Đức Chúa Trời (7:15-19). "Trong những ngày hư không của ta, ta đã thấy cả điều này: Người công bình tuy công bình cũng phải hư mất, kẻ hung ác tuy hung ác lại được trường thọ" (câu 15). Chữ "hư mất" đây có nghĩa là chết. Người công bình cuối cùng cũng phải chết và có lẽ chết sớm hơn. Kẻ hung ác dầu chết, nhưng chết muộn, tức là trường thọ. Oâng thắc mắc về đều đó. Chúng ta khó phân biệt người công bình với kẻ gian ác, vì cả hai đều chết, và có khi người công bình chết sớm. Chúng ta hiểu rằng chết sớm hay muộn không phải phước hay họa đâu. Sống lâu chưa hẳn là phước, chết sớm chưa hẳn là họa. Có biết bao người sống mãi trong sự khổ sở, muốn chết lắm mà chết không được. Kinh thánh chép: "Phước thay cho người chết là chết trong Chúa". Không phải sớm hay muộn, nhưng chết trong Chúa là có phước. Đừng đem hai người công bình và gian ác mà so sánh về cái chết của họ. Nếu so sánh như vậy, chúng ta có thể nản lòng. Dầu người công bình và kẻ ác đều chết, nhưng phước cho người công bình được chết trong Chúa, được về với Chúa, đoàn tụ gia đình trên trời, và khốn cho người gian ác cũng chết, phải vào chốn khổ hình.
Câu chuyện về Laxarơ và người nhà giàu (Luca 16:19-21). Laxarơ chết, người giàu cũng chết, cả hai đều chết. Song Laxarơ được thiên sứ 9em vào lòng Aùpraham, chỉ về thiên đàng. Còn người nhà giàu phải xuống hồ lửa. Oâng ta đã kêu la: "Xin sai Laxarơ nhúng đầu ngón tay vào nước đặng làm cho mát lưỡi tôi, vì tôi bị khổ trong lửa này qúa đỗi". Như vậy, chúng ta phải thấy sự cuối cùng của người công bình và người gian ác khác nhau, chớ đừng thấy sự chết mà thôi, vì sau khi chết chúng ta còn bước vào cõi đời đời, hoặc được phước, hay chịu phạt.
"Chớ có công bình qúa, cũng đừng làm ra mình khôn ngoan qúa, cớ sao làm thiệt hại cho mình?"(câu 16,17). Đừng làm bộ công bình qúa, đừng làm bộ khôn ngoan qúa, thành ra thách đố người khác. Người Phrisi muốn làm cho mình công bình nên đứng trước đền thờ nói rằng: "Lạy Đức Chúa Trời tôi, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế này". Oâng làm bộ công bình mà kỳ thật không công binh gì cả. Sự gian ác cự điểm giấu dưới sự công bình cực điểm. Đừng làm bộ khôn ngoan qúa mà không khôn ngoan gì, thì chỉ làm cho người ta ghét mình mà thôi. "Người ta chết trước kỳ định" vì lòng kiêu ngạo, cho mình công bình hơn hết.
"Ngươi giữ đươc điều nầy, ấy là tốt, mà lại cũng đừng nới tay khỏi điều kia, vì ai kính sợ Đức Chúa Trời ắt tránh khỏi mọi điều đó" (câu 18). Con người có những cái thái qúa. Rất gian ác, làm bộ rất công bình. Rất ngu muội, làm bộ rất khôn ngoan. Song "ai kính sợ Đức Chúa Trời ắt tránh khỏi mọi điều đó". Chúng ta được hưởng sự công bình của Chúa, là sự công bình thật, hưởng được sự khôn ngoan của Chúa, là sự khôn ngoan thật, nhờ kính sợ Chúa (Châm 3:3-7).
"Sự khôn ngoan khiến cho người khôn có sức mạnh hơn là mười kẻ cai trị ở trong thành" (câu 19). Sự khôn ngoan giải quyết được nhiều việc mà người có sức mạnh nhưng thiếu khôn ngoan thì không giải quyết được. "Mạnh dùng sức, yếu dùng chước". Thà yếu mà khôn ngoan, hơn mạnh mà dại dột.
2- Sự khôn ngoan của loài người là bất toàn (7:20-24). "Thật, chẳng có người công bình ở trên đất làm điều thiện, mà không hề phạm tội. Chớ để lòng về mọi lời người ta nói, e ngươi nghe kẻ tôi tớ mình chưởi rủa mình chăng. Vì thường khi lòng ngươi cũng biết mình đã rủa kẻ khác" (20-24). Không người nào trọn vẹn, ai nấy đều thiếu sót, nên đừng ai khoe khoang. Chớ nghe, chớ đồng ý với ai đoán xét người khác, e ngươi nghe kẻ tôi tớ mình rủa mình. Chúng ta nghe người người này đoán xét người kia và chúng ta đồng ý với họ, thì chính người đó một ngày nào cũng đoán xét mình như vậy. Đừng đoán xét ai để mình khỏi bị đoán xét. Nếu chúng ta kính trọng người trên mình thì người dưới mình sẽ kính trọng mình. Bằng ngược lại, nếu chúng ta không kính trọng người trên mình, thì người dưới cũng không kính trọng mình. Mình rủa sả người trên mình, thì người dưới cũng rủa sả mình, mình nghe lời người nầy rủa sảkẻ khác, thì người nầy cũng rủa sả mình y như vậy.
"Ta đã lấy sự khôn ngoan nghiệm xét mọi sự ấy, ta nói rằng: "Ta sẽ ở khôn ngoan, nhưng sự khôn ngoan cách xa ta. Và điều chi xa qúa, điều chi sâu thẳm lắm, ai có thể tìm được?" (23-24). Salômôn là người khôn ngoan, song ông chưa đạt đến tiêu chuẩn, dầu ông khôn ngoan hơn người khác. Mức độ khôn ngoan còn xa lắm, còn sâu lắm. Nếu thấy mình công bình hơn người khác, thì nên nhớ rằng mình cũng chưa đạt đến mức trọn vẹn, đừng xét đoán người khác. Người khôn ngoan cũng không nên khoe khoang sự khôn ngoan của mình mà xét đoán người khác. Cả hai phải nhận biết sự thiếu thốn của mình.
3- Ai ở đẹp lòng Đức Chúa Trời là khôn ngoan (7:25-26). "Ta lại hết lòng chuyên lo hiểu biết, xét nét, kiếm tìm sự khôn ngoan và chánh lý muôn vật, lại cho biết rằng gian ác là dại dột, và sự dại dột là điên cuồng. Ta tìm thấy một điều cay đắng hơn sự chết, ấy là một người đàn bà có lòng giống như lưới bẫy, tai tợ như dây tói: Ai ở đẹp lòng Đức Chúa Trời sẽ thoát khỏi nó; còn kẻ có tội sẽ bị nó vấn lấy". Con người khoe mình khôn ngoan nhưng nhiều khi ăn ở điên cuồng, dại dột. Một trong những điều đó là sa vào tay của một người đàn bàkhông tốt, như Salômôn đã sa vào tay của Đalila. Nếu muốn tránh khỏi điều đó chúng ta phải ăn ở đẹp lòng Đức Chúa Trời như Giôsép (Sáng 39;9-10). Người công bình, người khôn ngoan hãy coi chừng, vì đó là cái bẫy rất dễ mắc. Người khôn ngoan, công bình phải kính sợ Đức Chúa Trời trong mọi việc, hầu cho tránh khỏi tội lỗi như cái bậy giăng trước mặt mình, nhất là đối với phụ nữ.
4- Đức Chúa Trời dựng nên con người kh6n ngoan, nhưng con người làm ra ngu dại (7:27-28). "Kẻ truyền đạo nói" Sau khi xem xét muôn sự từng điều từng vật, đặng tìm chánh lý, thì nầy là điều ta tìm được: Aáy là lòng ta hãy còn tìm mà chưa tìm ra: Trong một ngàn người đàn ông ta đã tìm được một người, còn trong cả thảy người đàn bà ta chẳng tìm được một ai hết". Salômôn muốn tìm người khôn ngoan, nhưn trong một ngàn người đàn ông thì ông chỉ tìm được một người, có lẽ ám chỉ về ông. Còn trong hết thảy đàn bà, không có một người nào khôn ngoan. Oâng nói theo kinh nghiệm của chính mình chớ không phải khinh dễ mấy Bà đâu. Salômôn có một ngàn người vợ, chính những người vợ đó thờ lạy hình tượng, mà kinh thánh nói rằng: "Thờ lạy hình tượng là ngu dại" (Rôma 1:22-23; Công 17:29-30). Các bà vợ của Salômôn đã làm cái việc dại dột ấy, và cám dỗ ông làm theo, tức là họ thờ lạy hình tượng, và khi ông trở về già, họ cám dỗ ông cũng thờ lạy hình tượng như họ.
"Nhưng này là điều ta tìm được: Đức Chúa Trời đã dựng nên người ngay thẳng; song loài người có tìm kiếm ra lắm mưu kế." (câu 29). Con người được dựng nên vô tội, nhưng họ đã làm cho mình trở thành gian ác do mưu kế của mình, như Ađam đã hái trái cấm mà ăn. Con người được Chúa dựng nên là khôn ngoan, nhưng họ làm cho mình trở thành dại dột, vì bỏ sự kính sợ Đức Chúa Trời (Gióp 28;28
NGƯỜI KHÔN NGOAN (Truyền đạo 8:1-17)
"Kinh thánh khiến chúng ta khôn ngoan" (II Tim 3:15). Con cái Đức Chúa Trời không có phép sống dại dột. Vì mê tín là dại dột, mà chúng ta không mê tín, tức là tin điều đáng tin, tin Đấng đáng tin, tin với lòng rất khôn ngoan, sáng suốt. Vì vậy, chúng ta phải học lời của Chúa hằng ngày, để đứng vững trong niềm tin của mình, lại có đủ khả năng, ân tứ, chia sẻ niềm tin cho người khác nữa. Thế thì, người khôn ngoan xử thế ra sao?.
I. NGƯỜI KHÔN NGOAN BIẾT DUNG HÒA TRONG NẾP SỐNG (Truyền đạo 8:1-10):
1- Người khôn ngoan luôn chiếu sáng (8:1). "Ai sánh được với người khôn ngoan? Ai biết giải nghĩa các vật? Sự khôn ngoan làm cho sáng sủa mắt người, và đổi sắc nghiêm trang đi". Người khôn ngoan có một giá trị lớn lao không ai sánh được, vì người có thể giải quyết mọi việc, vô luận trong hoàn cảnh nào. Người khôn ngoan chiếu sáng, nghĩa là mặt mày lúc nào cũng bình tĩnh, vui vẻ, thản nhiên.
Khi Giacốp gặp Eâsau, anh mình, thì nói: "Vì em thấy được mặt anh khác nào người ta thấy được Mặt Đức Chúa Trời" (Sáng 33:10). Tại sao ông nói như vậy?- Vì Eâsau đã mỉm cười đón em mình, mà trước đó Giacốp sợ bị anh giết. Khi Eâtiên đứng trước tòa công luận Dothái, bao nhiêu người nghiến răng, toan giết ông, nhưng họ ngạc nhiên thây mặt ông sáng lòa như mặt thiên sứ vậy. Eâtiên rất khôn ngoan, đến nỗi không ai chống nỗi ông. Đó là sự khôn ngoan chiếu sáng.
2- Người khôn tuân lệnh vua (8:2-4). "Ta khuyên rằng: Vì cớ lời thề của Đức Chúa Trời, khá gìn giữ mạng vua". Người Dothái đã hứa nguyện với Đức Chúa Trời là khi nào họ có một vua, thì họ sẽ vâng phục vua đó. Nên ở đây Salômôn nhắc lại lời hứa nguyện của họ. Chớ vội vàng hành động mà phải đắn đo cân nhắc kỹ càng, vì vua có trọn quyền sanh sát ở trong tay. Oâng nói theo thời đại quân chủ chuyên chế. Như vậy, chúng ta đang sống ở trong thời đại nào, thì phải sáng suốt nhận định đúng thời đại mình đang sống. Chúng ta biết chanùh trị của loài người đã bao nhiêu lần thay đổiå, nhân loại đã từng sống dưới nhiều chế độ khác nhau. Chúng ta phải biết mình đang sống ở đâu, dưới chế độ nào, để dung hòa nếp sống, hầu cho chúng ta hưởng được sự bình an, vui vẻ (I Phi 2:17).
3- Người khôn ngoan biết thời thế (8:5-7). "Ai tuân theo lệnh người thì chẳng biết sự tai nạn, và lòng người khôn ngoan biết thì thế và phép lệ. Vì tuy loài người bị sự tai nạn bối rối nhiều, phàm sự gì cũng có thì thế và phép lệ. Vì người chẳng biết điều chi sẽ xảy đến; ai có thể nói trước được các việc sẽ xảy ra làm sao?". Dầu chế độ nào cũng bất toàn, nhưng có trật tự xã hội còn hơn không có. Ngược lại, nếu chẳng may sống trong thời loạn lạc, không có chánh phủ, thì con người điêu đứng không thể nào tả. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết mình đang sống trong thời thế nào. Trong câu 5 và 6 lặp lại hai lần chữ "thời thế". Biết mình đang sống đây là thời thế nào và phép lệ nào mà mình phải giữ. Biết vậy để chúng ta sống và hoạt động làm sao cho xứng hiệp. Biết thời thế nào và phép lệ thì tránh khỏi những tai họa đáng tiếc, cũng như chúng ta biết hôm nay trời nóng thì phải mặc áo gì, nếu trời lạnh phải mặc áo gì. Đó là sống theo thời thế và phép lệ.
Một danh nhân Việt Nam đã nói: " Thế chiến quốc thế xuân thu, gặp thời thế thế thời phải thế ". Thế chiến quốc thế xuân thu là hai thời thế khác nhau: Người sống thời Xuân Thu ở nước Trung Hoa được thái bình thạnh trị. Thế Chiến Quốc, nước Trung Hoa chia làm bảy nước đánh nhau. Người sống trong thời Chiến quốc không thể nào được như người sống trong thời Xuân Thu, nên tác gỉa nói: " Gặp thời thế thế thời phải thế ". Nghĩa là gặp thời thế nào phải sống theo thời thế đó. Nếu biết sống theo thời thế và phép lệ, chúng ta hưởng được sự bình an, vì đó là nếp sống khôn ngoan của con người, dầu chúng ta không biết điều gì xảy ra sau mình, nhưng sự khôn ngoan sẽ giúp mình biết sống vô luận ở thời thế nào.
- Người khôn ngoan không thắc mắc trước những bất công của đời (8:8-10). Câu8: " Chẳng có ai cai trị được sanh khí đế cầm sanh khí lại ;lại chẳng ai có quyền về ngày chết ; trong khi tranh chiến chẳng có sự miễn trừ ; sự gian ác nào cứu được kẻ làm ra nó ". Không ai cầm giữ mạng sống mình được, dẫu rằng mọi người cố gắng tối đa để bảo vệ nó. Sanh khí mà mình thở, đến lúc nó tắt đi thì không ai có thể làm gì cho nó trở lại được, chỉ xuôi tay, nhắm mắt mà thôi. Ví vậy trong khi chiến tranh, người ở trong nạn chiến tranh chết, ngưới gây ra chiến tranh cũng không gì cớ đó mà khỏi chết.
Câu 9: Ta có thấy các điều đó ta chuyên lòng suy nghĩ về mọi việc làn ra ở dưới mặt trời. Có khi người nầy cai trị trên người kia mà làm tại hại cho người ấy ". Salômôn cai trị rất tốt là vì dân vì nước. Chính ông đãõ xin Chúa cho mình có lòng khôn ngoan dể biết cai trị dân của Ngài. Oâng là người yêu dân, yêu nước rất đáng khen. Nhưng ở d8ây ông thú nhận rằng: " Người cai trị làm hại người bị cai trị. Dẫu rằng không ai muốn như vậy, nhưng sự bất toàn của con người, lòng gian ác của con người gây tai họa đó cho cả hai bên.
Khi Salômôn dã lên ngôi, bắt đầu cai trị thì rất tốt, nhưng sau một thời gian ngắn, ông đã thay đổi hẳn. Lo làm tất cả những gì cho mình. Oâng xây bao nhiêu lâu đài, thậm chí cái ngai của ông cũng được bọc vàng hoàn tòan. Oâng gìau có không kể xiết. Trong thời của ông người ta coi bạc như đá, chỉ có vàng mới có giá trị. Tuy nhiên, về sau, dân sự trong nước đã than thở với con ông là Rôbôam: " Thân phụ vua đã làm cho ách chúng tôi nặng qúa ". Những lời than đó cho chúng ta thấy rằng vua Salômôn khi mới lên ngôi nhu mì, khiêm nhường, chỉ nhằm đem ích lợi cho dân. Nhưng về sau ông trở thành con người vừa giàu có, quyền thế vừa tham lam ích kỷ. Vì vậy chính trị không có luật lệ bất di bất dịch như luật thiên nhiên đâu, chính trị luôn luôn thay đổi. Lịch sử loài người đã chuyển từ chế độ quân chủ chuyên chế, tức là vua, nắm quyền sanh sát trong tay, đến quân chủ lập hiến, rồi đến dân chủ, lại có nhiều lối dân chủ. Mục đích của mọi chế độ là muốn cho dân, cho nước được giàu mạnh, ai nấy sung sướng. Nhưng không phải chế độ nào cũng thành công. Khi người ta tưởng thế này là tốt, nhưng đến khi đưa ra thực hành thì nó cũng có chỗ tốt, có chỗ xấu. Rôma 3:23: "Vì mọi người đều đã phạm tội, thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời". Thiếu hụt sự vinh hiển của Đức Chúa Trời có nghĩa là không đạt đến được như mình mong muốn, vì cớ tội lỗi đã gây nên.
Câu 10: "Ta cũng thấy những kẻ gian ác qua đời, và được chôn bình yên; còn những người làm lành lại phải lìa khỏi nơi thánh, bị người đồng thành quên đi. Aáy cũng là sự hư không". Có nhiều bất công và trái ngược trong đời. Người khôn ngoan không cần thắc mắc, vì đó là điều không thể tránh được, không cứ ở thời đại nào hay phương trời nào, dầu dưới nhiều hình thức khác nhau, nhung nguyên nhân chỉ có một, là sự bất toàn của con ngừơi. Một trong những bất công là kẻ gian ác qua đời được chôn bình yên, còn người làm lành phải lìa khỏi nơi thánh, bị người đồng thành quên đi. Có phải Đức Chúa Trời cho điều đó xảy ra để chúng ta thất vọng, không cần phải làm lành, lánh giữ, không cần phải sống công nghĩa, đạo đức chăng?- Chúng ta biết ý chỉ của Đức Chúa Trời màu nhiệm và kín đáo mà kẻ phàm tục không thấy được, không hiểu được. Dầu con người luôn luôn làm sự bất công, điều trái ngược, nhưng Đức Chúa Trời không cho họ làm mãi đâu. Có một thời Ngài sẽ báo trả cho mỗi người tùy theo việc họ làm, để thực hiện sự công bình của Ngài.
Thí dụ: Người nhà giàu và Laxarơ thật là trái ngược. Oâng nhà giàu không kính sợ Đức Chúa Trời, thế mà hằng ngày ông ăn ở rất là sung sướng, và khi ông qua đời, chắc là đám tang ông được cử hành trọng thể, linh đình lắm. Biết bao người đến dự, biết bao tràng hoa phúng điếu. Còn Laxarơ hết lòng tin cậy Chúa, lại nghèo khổ đến nỗi không có bạn bè, thân nhân. Hằng ngày ông ngồi trước cổng của người nhà giàu để ăn những thức ăn thừa thải, rơi rớt, mà những đầy tớ của người nhà giàu đem cho. Nhưng không ai biết người nhà giàu tên gì. Còn người đàn ông nghèo mạc đó tên Laxarơ. Lạ không? Nếu kinh thánh chép theo quan điểm của con người thì tên của người nhà giàu phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, còn anh Laxarơ nghèo mạc kia thì không. Kinh thánh cho chúng ta thấy rằng người nhà giàu không được ghi tên vào sổ thiên đàng, nhưng Laxarơ lại được. Cuối cùng thật trái ngược. Trên đời, Laxarơ xin ăn bánh vụn thì được, khi qua đời, thì người nhà giàu chỉ xin một giọt nước thôi, cũng không được. Đời tạm này, giàu hay nghèo không đáng kể. Chúng ta hãy nghe người nhà giàu than: "Tôi bị khổ trong lửa này qúa đỗi!". Hãy nghĩ đến ngày đó, đừng thắc mắc những điều bất công đời này, nó thách thức lòng đạo đức của chúng ta. Đức Chúa Trờii sẽ thưởng phạt thiện ác cách công bình.
II. NGƯỜI KHÔN NGOAN BIẾT SỰ CÔNG BÌNH CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Truyền đạo 8:11-17):
Đây là câu trả lời cho phần trước. Phần trước có nhiều thắc mắc, vì những bất công khắp đó đây trên thế giới mà con người không hiểu được lý do. Người khôn ngoan biết sự công bình của Đức Chúa Trời. Dầu loài người bất công, Chúa vẫn là Đấng chí công. Ngài thi hành sự công bình của Ngài cách kín đáo, mà kẻ không kính sợ Ngài không thể nào hiểu được.
1- Chúa se õphán xét loài người (8:11-15). "Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những việc ác, nên lòng con người chuyên làm điều ác". Chúa đã định một ngày để phán xét loài người, và ngày đó là ngày chết. "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét". "Bởi chẳng thi hành ngay án phạt" nghĩa là người làm ác không thấy bị báo trả ngay, người phạm tội không thấy hình phạt ngay. Vì vậy, họ lầm tưởng rằng không có sự hình phạt, không có sự báo trả, nên con người bị cám dỗ mà miệt mài trong tội ác mỗi lúc một nhiều hơn. Nhưng chúng ta là con cái của Chúa, biết rằng Ngài đã định một ngày để thưởng và phạt kẻ công bình và người gian ác. Nếu người nào làm ác mà chưa bị Chúa phạt, thì phải nhớ rằng Đức Chúa Trời không phải không phạt kẻ ác đâu, nhưng Ngài khoan dung, nhẫn nại, chờ đợi tội nhân ăn năn, hầu cho khi tội nhân không ăn năn mà bị hình phạt, miệng nào cũng phải ngậm lại đầu nào cũng phải cũng cuối xuống, không có nửa lời chữa chối. Nếu không ăn năn thì tội chồng trên tội, và án phạt chồng trên án phạt.
"Vì kẻ có tội làm ác một trăm lần vẫn được trường thọ. Dầu vậy, ta biết rằng kẻ kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời sau rốt ắt được phước. Nhưng kẻ ác chẳng được phước, chũng sẽ không được sống lâu, vì đời nó giống như bóng qua; ấy tại nó không kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời". Chữ "trường thọ" đây là kéo dài, đời sống của kẻ ác được kéo dài, vì Chúa chờ đợi họ ăn năn.
Trước mặt Đức Chúa Trời, kẻ ác kể như không còn được sống, vì đã bị lên án rồi. "Người tội đã chết". Động từ "chết" đó dùng theo thời qúa khứ chớ không phải là thời tương lai- không phải là sẽ chết, nhưng đã chết - Đức Chúa Trời đã lên án tử hình kẻ đó rồi, dầu đang sống, nhưng Ngài kể như đã chết. Vì vậy, người công bình sẽ được phước chớ không phải là kẻ gian ác. Kẻ gian ác dầu sống bao nhiêu lâu, kéo dài cuộc đời mình thì mỗi giờ phút kéo dài đó họ mắc tội thêm. "Phước thay cho người chết là chết trong Chúa". Người công bình hoặc chết sớm hoặc chết muộn, sống lâu hay không, đều được phước vì kính sợ Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là quan án thưởng và phạt. Vì vậy, nếu ai chưa biết Chúa, xin cho phép tôi nài khuyên ai đó hãy nghĩ lại, khi đang còn có cơ hội hãy ăn năn, thay vì tiếp tục con đường gian ác, để không hối tiếc đời đời trong hỏa ngục, mà được vui mừng đời đời trong thiên đàng.
2- Sự bất công của loài người (8:14). "Lại còn có một sự hư không khác trên thế gian: Lắm người công bình bị đãi theo công việc kẻ ác, và lắm kẻ ác lại được đãi theo công việc người công bình. Ta nói rằng điều đó cũng là sự hư không". Thật hoàn toàn trái ngược, người làm lành chịu khổ, người làm dữ được phước. Người làm lành bị đãi như kẻ làm ác, kẻ làm ác được đãi như người làm lành. Vì vậy, phải có một tòa thượng thẩm, một tòa án tối cao của Đức Chúa Trời. Ngài sẽ báo trả một cách xứng đáng.
Ai gieo gì sẽ gặt nấy. Chính Chúa đã qủa quyết: Nếu chúng ta cho đầy tớ của Ngài uống chỉ một chén nước lạnh thôi, cũng không mất phần thưởng (Mat 10:42). Dầu là việc nhỏ nhất, Ngài cũng ghi nhận. Đức Chúa Trời không bao giờ bỏ quên lòng yêu thương của chúng ta đã làm bất cứ điều gì cho kẻ thuộc về Ngài (Hêb 6:10). Ngược lại, ai làm điều bất nghĩa, dầu nhỏ hay lớn thì cũng không thể nào bỏ qua được đâu. Mỗi người đều phải gặt lấy điều mình đã gieo. Ai nấy phải cẩn thận trong nếp sống hằng ngày của mình. Xin Chúa cho chúng ta ăn năn kịp trước khi trễ qúa.
3- Hãy sống vừa mực (8:15). "Ta bèn khen sự vui mừng, bởi vì dưới mặt trời chẳng có điều gì tốt cho loài người hơn là ăn, uống, và vui sướng; vì ấy là điều còn lại cho mình về công lao trọn trong các ngày của đời mình, mà Đức Chúa Trời ban cho mình dưới mặt trời". Đây là nếp sống bình thường của người khôn ngoan. Chúa không bảo chúng ta ăn uống khắc khổ, mặc rách rưới. Ngài ban cho chúng ta vật thực đầy đủ trong trần gian, ai có gì ăn nấy. I Tim 4:4: "Vả, mọi vật Đức Chúa Trời dựng nên đều tốt lành cả, không có vật chi là đáng bỏ, miễn là mình cảm tạ Đức Chúa Trời mà ăn lấy thì được". Vì vậy, chúng ta hãy vui mừng hưởng những gì Chúa ban cho, mi64n là biết sống cuộc đời công bình, đạo đức. Nếu chúng ta có tiền, mặc sang, ăn ngon không có gì là tội lỗi, miễn là đừng bị cám dỗõ tham lam, dối trá để được. Hãy lấy điều mình có làm đủ rồi.
4- Thế giới là sự mầu nhiệm (8:16-17). "Khi ta chuyên lòng để học biết sự khôn ngoan, để hiểu mọi việc làm ra trên đất, thì ta thấy có người ngày và đêm không cho mắt ngủ, cũng thấy mọi công việc của Đức Chúa Trời, và hiểu biết người ta không thể dò được mọi việc làm ra dưới mặt trời, dầu chịu cực nhọc ngần nào đặng tìm biết, cũng chẳng tìm được và dầu cho người khôn ngoan tưởng rằng sẽ chắc biết, thì cũng chẳng tìm được". Có nhiều điều trong đời nầy- gọi là dưới mặt trời- rất mầu nhiệm,kín đáo. Người khôn ngoan lắm cụng không thể nào hiểu được. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta trí khôn và bảo chúng ta mỗi lúc một khôn hơn để hiểu biết Chúa, hiểu biết đường lối của Ngài, hầu cho được cứu rỗi chớ không phải để thỏa mãn tất cả những hiếu kỳ của chúng ta.
Quyển sách luật pháp này làm cho người ngu dại trở thành khôn ngoan, người tối tăm trở thành sáng láng, con trẻ trở thành người nhân, nhưng là trong phạm vi cứu rỗi. II Tim 3:15: "Từ khi con còn thơ ấu đã biết kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan đểå được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Giêxu Christ". Còn nếu muốn hiểu th6m những gì ngoài sự cứu rỗi thì phải chờ đợi. I Côr 13:11-12: "Khi tôi còn là con trẻ, tôi nói như con trẻ, tư tưởng như con trẻ, suy xét như con trẻ. Khi tôi đã thành nhân, bèn bỏ những điều thuộc về con trẻ. Ngày nay chúng ta xem như trong một cái gương cách mập mờ, đến bấy giờ, chúng ta sẽ thấy hai mặt đối nhau. Ngày nay tôi biết chưa hết, đến bấy giờ, tôi sẽ biết như Chúa đã biết tôi vậy". Bây giờ chúng ta như con trẻ, nói năng, tư tưởng, suy xét đều giống như con trẻ, nghĩa là chúng ta chưa hiểu hết bí mật của vũ trụ. Dầu vậy, không phải là thất vọng đâu, một ngày gần đây, chúng ta sẽ thấy Chúa, mọi bí mật không còn là bí mật nữa!
Xin Chúa cho chúng ta cứ tiếp tục học lời Ngài, để càng ngày càng được khôn ngoan hơn trong vấn đề cứu rỗi
CHẾT LÀ SỐ PHẬN CHUNG CỦA LOÀI NGƯỜI (Truyền đạo 9:1-16)
Đoạn 9 là phần kết của các đoạn trước ; các đoạn trước so sánh giữa người khôn ngoan với người dại dột, người công bình với người gian ác. Cuối cùng, chết là số phận chung của loài người, vô luận công bình hay gian ác, khôn ngoan hay dại dột. "Vì theo như đã định cho loài người phải chết một lần", nhưng chết chưa phải là hết, sẽ bị phán xét. Sau khi chết, con người phải gặt hái tốt hay xấu tùy theo điều mình đã gieo.
I. ĐỜI NẦY CHƯA CÓ SỰ THƯỞNG PHẠT CÔNG BÌNH (Truyền đạo 9:1-6):
1- Người công bình ở trong tay Chúa (9:1). "Nầy là các việc khác mà ta đã suy nghĩ và chuyên lòng hiểu rõ ràng: Ta thấy người công bình và khôn ngoan, luôn với việc làm của họ, đều ở trong tay Đức Chúa Trời ; hoặc sự yêu hay là sự ghét, loài người chẳng biết rõ: Thảy đều về cuộc tương lai". Dầu người khôn ngoan và người công bình cũng chết, nhưng Đức Chúa Trời bảo vệ họ và công việc của họ. Ngài không bỏ họ bao giờ. Đavít qủa quyết: "Trước tôi trẻ, rày đã già, nhưng chẳng hề thấy người công bình bị bỏ" (Thi 37:25). Đức Chúa Trời không bỏ người công bình đâu, vì chính họ cũng như công việc của ho ïđều ở trong tay Ngài. Ngài bảo vệ, Ngài giải cứu, Ngài lo liệu và chăm sóc họ chu toàn (Phục 32:51). Nhưng trong quan điểm của con người thì khó hiểu. "Hoặc sự yêu hay là sự ghét, loài người chẳng biết rõ: Thảy đều thuộc về tương lai". Người công bình được yêu hay bị ghét, không ai biết, người gian ác được yêu hay bị ghét, cũng không ai biết. Với cặp mắt bình thường, thì ngạc nhiên, vì người công bình cũng bị hoạn nạn như người gian ác, có khi người gian ác được may mắn hơn người công bình. Vì vậy, người ta đặt một câu hỏi: "Thựơng đế yêu người công bình hay là ghét?. Nếu ghét thì không đúng. Thượng đế là công bình, phải yêu người công bình chứ. Nếu yêu thì tại sao người công bình gặp nạn? Người gian ác Thượng đế yêu hay ghét? Thượng đế ghét người gian ác. Nếu ghét thì tại sao người gian ác có khi được may mắn hơn người công bình? Sự mâu thuẫn đó làm cho con người thắc mắc không hiểu được: "Thượng đế yêu hay ghét đối với người gian ác và người công bình? Câu này trả lời: "Thảy đều thuộc về tương lai!". Tương lai Thượng đế Chí công sẽ thưởng xứng đáng cho người công bình, và cũng phạt xứng đáng cho người gian ác. Vì vậy, mỗi chúng ta đừng ngạc nhiên, nếu mình theo Chúa cũng chết như người không theo Chúa, hay mình tin Chúa cũng gặp hoạn nạn khó khăn như người không tin Chúa. Chúng ta phải nhìn vào tương lai, tương lai sẽ trả lời kết qủa của người công bình như thế nào, và kết qủa của người gian ác như thế nào?
2- Mọi người đều gặp số phận như nhau (9:2). "Mọi sự xảy đến cho mọi người như nhau: Người công bình hay là kẻ hung ác, người hiền lành, thanh sạch, hay là người không thanh sạch, người dâng của tế lễ hay là người không dâng, người thiện hay là kẻ có tội, kẻ phát thề hay là người sợ lời thề, cả thảy đều đồng hưởng một số phận". Số phận đó là chết. Đức Chúa Trời khiến mặt trời mọc lên để soi cho kẻ công bình cũng như cho người gian ác, làm mưa cho kẻ gian ác cũng như cho người công bình. Những hoạn nạn người công bình cũng bị như người gian ác, đó là đồng chung số phận, nhưng kết qủa của người công bình khác với kết qủa của người gian ác.
3- Kết qủa của người công bình trong sự gian ác (9:3). "Tai nạn lớn hơn ở dưới mặt trời, ấy là mọi người đồng gặp một số phận, lòng loài người đầy dẫy sự hung ác, và sự điên cuồng choáng trong lòng họ đương khi sống, rồi họ đi về cùng kẻ chết". Đây là một tai nạn rất lớn khi loài người không phân biệt con đường thiện và con đường acù đi đến đâu. Họ tưởng rằng thiện hay ác cũng vậy, tốt hơn cứ đi con đường gin ác. Thật là sự cám dỗ lớn mà ma qủy đã đưa nhiều người đi con đường của nó, để rồi cuối cùng bị hư mất đời đời.
4- Hy vọng của người công bình và tuyệt vọng của kẻ gian ác (9:4-6). "Một người ở trong hội kẻ sống còn có sự trông mong (hy vọng)". Một người ở trong hội của người công bình. Của người khôn ngoan có hy vọng. "Kẻ sống" đây là kẻ được cứu rỗi, kẻ làm con trai, con gái của Đức Chúa Trời. Chúng ta có hy vọng lớn lao là chắc chắn, không bao giờ thất vọng. Nhưng thương hại chi người ở ngoài hội kẻ sống. "Vì con chó sống hơn là con sư tử chết". Sư tử mạnh biết bao, nhưng nếu nó chết thì không bằng một con chó sống. Kẻ gian ác dầu mạnh đến đâu, Chúa kể họ như đã chết, vì "Kẻ ưa sự vui chơi thì dầu sống như đã chết". Lối so sánh đó cho chúng ta thấy người thánh khiết, công nghĩa, đạo đức có hy vọng, còn kẻ gian ác dầu mạnh đến đâu cũng không có chút hy vọng nào. "Kẻ sống biết mình sẽ chết, nhưng kẻ chết chẳng biết chi hết, chẳng được phần thưởng chi hết, vì sự kỷ niệm của họ đã bị quên đi". Kẻ sống là kẻ thuộc về Chúa, họ có sự sống đời đời. Dầu một người qua đời, Ngài kẻ người đó là sống. Chúa tự xưng là Đức Chùa Trời của Aùpraham, Đức Chúa Trời của Isác và Đức Chúa Trời của Giacốp, nghĩa là Đức Chúa Trời của kẻ sống chớ không phải là Đức Chúa Trời của kẻ chết. Vì vậy, dầu Aùpraham, Isác, Giacốp đã chết hơn 3000 năm rồi. Nhưng Ngài kể họ đang sống (Mat 22: 32).
"Sự yêu, sự ghét và ganh gỗ của họ thảy đều hư mất từ lâu, họ chẳng hế có phần nào về mọi đều làm ra dưới mặt trời". Con người thiên nhiên, tức con người xác thịt, con người chưa được tái sanh, chưa trở nên con cái Đức Chúa Trời, thì cứ quanh quẩn yêu, ghét và ganh tỵ. Yêu người yêu mình, ghét người ghét mình và ganh tỵ những người hơn mình và cứ như vậy cho đến ngày qua đời.
Mỗi chúng ta phải tự hỏi: ‘Tôi là người như thế nào? Khôn ngoan hay dại dột, công bình hay gian ác?". Nếu gian ác, dầu được may mắn không đáng vui. Ngược lại, nếu công bình, dầu bị tai họa không đáng buồn. Nếu gian ác mà giàu có không đáng mừng, nếu công bình mà nghèo khổ không đáng lo. Vì giá trị của con người không phải là giàu hay nghèo, may hay rủi, nhưng công bình hay gian ác, khôn ngoan hay dại dột. Chúng ta đừng vội thấy đâu nói đó, thấy ai giàu cho rằng người đó có phước, thấy ai nghèo nói người đó khốn khổ. Giàu chưa chắc là phước, nghèo chưa chắc là khổ. Các bạn của Giốp từ xa nghe tin ông bị hạn, rủ nhau đến thăm ông. Nhưng khi đến thấy ông bị khổû qúa sức tưởng tượng, thì họ công kích ông là một người gian ác. Gióp là người công bình, hết lòng kính sợ Chúa. Chính ông Gióp không thể tự biện hộ rằng mình vô tội. Cuối cùng, Chúa đã bênh vực Gióp, minh oan cho ông, các bạn ông phải cúi đầu ngậm miệng, vì họ đã hiểu sai mà công kích một cách vô lý, khi họ chỉ thấy bề ngoài chớ đâu thấy trong lòng của ông.
Trong đới này chúng ta cũng bị công kích như vậy. Người đời hỏi: ‘Anh tin Chúa, tại sao anh nghèo? Tại sao anh đau? Tại sao anh khổ?'. Lắm khi chúng ta không giải thích nỗi cho đến chừng Đức Chúa Trời can thiệp. Đồng thời, chúng ta cần được thử thách như ông Gióp. Qua cơn thử thách nặng nề đó, chúng ta mới thấy được đạo đức của ông Gióp sáng chói như mặt trời. Cũng vậy, lắm khi Đức Chúa Trời tạo ra những cơ hội để chúng ta bày tỏ lòng kính mến Ngài.
II. CHÚNG TA VUI HUỞNG NHỮNG GÌ CHÚA CHO ĐANG KHI CHỜ NGÀY THƯỞNG PHẠT CỦA CHÚA (Truyền đạo 9:7-10).
1- Hãy vui mừng vì được Chúa chấp nhận (9:7). "Hãy đi ăn bánh cách vui mừng và uống rượu cách hớn hở ; vì Đức Chúa Trời đã nhận các công việc ngươi". Chúng ta có niềm tin mình là con cái của Chúa rồi. Tất cả đường lối mình được Chúa chấp nhận, vì vậy, không cần thất vọng hoặc buồn chán, nhưng phải vui mừng ăn bánh, uống rượu. Đó là nếp sống bình thường của người Do thái thời xưa. Hãy cảm tạ ơn Chúa mà vui sống hằng ngày, không có gì để thất vọng cả, dầu có thử thách, dầu có hoạn nạn. Chúng ta đáng phải vui mừng hơn ai hết, vì Đức Chúa Trời không bao giờ bỏ chúng ta. Bao nhiêu thử thách, hoạn nạn sẽ đưa chúng ta đến một kết qủa không thể tưởng tượng được. Cảm ta Chúa!
2- Hãy vui mừng trong nếp sống hằng ngày (9:8). "Khá hằng mặc áo trắng, chớ thiếu dầu thơm trên đầu ngươi". Đây tiếp tục nói về nếp sống của con người cơ đốc, hay la con trái, con gái Đức Chúa Trời. Mặc áo trắng tức là giữ lấy sự trong sạch, thánh khiết, đừng bao giờ để cho áo mình bị hoen ố. Chúa đã xả thân trên thập tự giá để phiếu trắng tội lỗi của chúng ta, và mặc lấy sự thánh khiết và công nghĩa của Ngài cho chúng ta. Phải xức dầu thơm trên đầu. "Danh tốt hơn dầu qúy giá" (Truyền 1:7). Phải giữ mùi thơm về đời sống đạo đức của mình. Đừng để ngưởi ta hiểu sai rằng những người theo Chúa thì buồn bã, khổ sở, thất vọng. Chúng ta cứ thản nhiên tôn vinh Chúa giữa những lúc khó khăn hơn hết, như rải mùi thơm trước mặt mọi người.
Đời Phaolô không những được phước mà còn làmø nguồn phước cho kẻ khác, mặc dầu ông là người gặp nhiều đau khổ như chúng ta và hơn nữa. Theo II Côr 6:8-10: "Dầu vinh dầu nhục, dầu mang tiếng xấu, dầu được tiếng tốt ; ngó như kẻ phĩnh dỗ, nhưng là kẻ thật thà ; ngó như kẻ xa lạ, nhưng là kẻ quen biết lắm ; ngó như gần chết, mà may mắn vẫn còn sống ; ngó như bị sửa phạt, mà không đến chịu giết ; ngó như buồn rầu, mà thường được vui mừng ; ngó như nghèo ngặt, mà thật làm cho nhiều người được giàu có ; ngó như không có gì cả, mà có đủ mọi sự". Cuộc sống của Phaolô thật là kỳ diệu, như ông có một sức lạ lùng nào để chịu đựng mọi sự. Đang khi ở trong khám tù tại thành Philíp, bụng đói như cào, lưng bị bao nhiêu lằn roi làm cho đau đớn, thì Phaolô và Bila vẫn hát vang và cầu nguyện với Chúa Trời cho những kẻ làm hại mình. Vì vậy, mà kết qủa phép lạ xảy ra, người Đề lao tin Chúa và bắt đầu thánh lập hội thánh tại Philíp. Mật ong rất ngọt, nhưng gặp lửa thì khét. Nhũ hương rất thơm, song gặp lửa lại càng thơm hơn bao giờ hết. Phaolô là nhũ hương gặp lửa.
3- Hãy vui v3 với vợ mình yêu dấu (9:9). "Đoạn các ngày của đời hư không ngươi, mà Đức Chúa Trời ban cho ngươi dưới mặt trời, hãy ở ui vẻ cùng vợ mình yêu dấu ; vì đó là phần của ngươi trong đời này, và là điều ngươi được bởi công lao mình làm ở dưới mặt trời". Hạnh phúc của con người tại trần gian là gia đình. Gia đình là tổ ấm. Gia đình là nơi an ủi lớn. Không có nơi nào con người tìm được nguồn an ủi, khích lệ bằng gia đình. Đi làm ở ngoài, phải đương đầu với những khó khăn, bất trắc, khi trở về nhà tìm được an ủi nơi vợ con.
Kinh thánh dạy về gia đình một cách chu đáo lắm. Châm ngôn 5:15-20: "Hãy uống nước hồ con chứa và nước chảy trong giếng con". Đây nói bóng về phước hạnh của chúng ta trong gia đình. "Các nguồn của con há nên tràn ra ngoài đường và các suối của con tuôn ra nơi phố chợ sao?"tình nghĩa vợ chồng không ai có thể chia sẻ được, cũng không chia sẻ cho ai được. Tình nghĩa vợ chồng là tình nghĩa thiêng liêng, cao qúy. Tình nghĩa đó vợ chồng cùng hưởng suốt đời như một thiên đàng thu hẹp tại trần gian. "Nó khá về một mình con, chớ thông đụng nó với một người ngoại"giang dâm và ngoại tình phá hết gia đình, phá hết hạnh phúc. Con người không nên dại dột làm như vậy. "Nguyện nguồn mạch con được phước. Con hãy lấy làm vui thích nơi vợ con cưới trong buổi đang thì, như nai cái đáng thương và hoàng dương có duyên tốt. Nguyện nương long nàng làm thỏa lòng con luôn luôn, và ái tình nàng khiến con say mê mãi mãi. Hỡi con, lẽ nào con mê một người dâm phụ và nâng niu lòng của người ngoại?" Hạnh phúc qúy nhất, lớn nhất của con người là gia đình. Mỗi chúng ta phải bảo vệ gia đình.
Châm ngôn 18:22: "Ai tìm được một người vợ, tức là tìm được một điều phước và hưởng được ân điển của Đức Chúa Trời". Ai tìm được một người vợ đúng với ý nghĩa của một người vợ, thì phước lắm, trần gian này không có gì phước bằng.
Châm ngôn 19:14: "Nhà cửa và tài sản là cơ nghiệp của tổ phụ để lại còn một người vợ khôn ngoan do nơi Đức Giêhôva mà đến". Tài sản dễ kiếm, dễ tạo, nhưng một người vợ khôn ngoan, xứng đáng, đạo đức, đúng với ý nghĩa một người vợ thì bởi ân điển và quyền năng của Chúa mới có được.
Malachi 2:14-16: "Các ngươi lại nói rằng: Vì sao? Aáy là vì Đức Giêhôva làm chứng giữa ngươi và vợ ngươi lấy lúc tuổi trẻ, mà ngươi đãi nó cách phĩnh đối, dầu rằng nó là bạn ngươi, và là vợ giao ước của ngươi. Vả, hơi sống của Đức Chúa Trời có dư dật, chỉ làm nên một người mà thôi. Nhưng vì sao chỉ làm một người? Aáy là vì tìm một dòng dõi thánh. Vậy các ngươi khá cẩn thận trong tâm thần mình, chớ đãi cách phĩnh đối với vợ mình lấy lúc tuổi trẻ. Vì Giêhôva Đức Chúa Trời của Ysơraên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ và người nào lấy sự hung dữ che áo mình, Đức Giêhôva vạn quân phán vậy". Mấy câu này rất rõ ràng, Đức Chúa Trời có đủ hơi sống để dựng nên bao nhiêu đàn ông, bao nhiêu đàn bà, nhưng Ngài chỉ dựng nên một người đàn ông cho một người đàn bà, và một người đàn bà cho một người đàn ông, không bao giờ có vấn đề vợ lẽ!
Trong một bữa tiệc kia, có hai người ngồi chung một bàn, một người Do thái và một vị linh mục. Có nhiều món ăn ngon được bày ra, nhưng người Do thái không ăn, vị linh mục hỏi tại sao?- ‘Tôi không ăn thịt heo'. Linh mục nói: ‘Thế thì ông bị thiệt thòi qúa'. Aên xong hai người cùng ra về. Người đàn ông Do thái hỏi vị linh mục: ‘Bà nhà đâu sao không đi với ông?'. Linh mục đáp: ‘Tôi chẳng có vợ'. Người Do thái nói: ‘Thế là ông còn thiệt hơn tôi biết bao!'. Chúng ta không phải là người Do thái, cũng không phải là linh mục, nên không bị thiệt thòi gì hết. Người khôn ngoan hưởng những gì Chúa ban cho theo luật công bình của Ngài.
4- Hãy hết sức phục vụ Chúa (9:10). "Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình, vì dưới âm phủ là nơi ngươi đi đến, chẳng có việc làm, chẳng có mưu kế, chẳng có tri thức hay là sự khôn ngoan". Đang khi có cơ hội, phải làm hết sức mình, và cơ hội là lúc chúng ta còn sống trên đất. Khi qua đời, chúng ta không còn làm gì được nữa. Kẻ hung ác cũng như người lành đều bị chấm dứt mọi hoạt động của mình. Vì vậy, cơ hội chúng ta có là hôm nay, ngay bây giờ.
III. ĐỜI NGƯỜI CÓ NHIỀU TRÁI NGƯỢC (Truyền đạo 9:11-12)
"Ta xây lại thấy dưới mặt trời có kẻ lẹ làng chẳng được cuộc chạy đua, người mạnh sức chẳng được thắng trận, kẻ khôn ngoan không đặng bánh, kẻ thông sáng chẳng hưởng của cải, và người khôn khéo chẳng được ơn ; vì thời thế và cơ hội xảy đến cho mọi người. Lại, loài người chẳng hiểu biết thời thế của mình: Như cá mắc lưới, chim phải bẫy dò thể nào, thì loài người cũng bị vấn vươngtrong thời tai học xảy đến thình lìnhthể ấy". Tại sao có sự trái ngược đó? Thời thế này tôi phải làm chi? Cơ hội này tôi phải làm chi? Có người đã bỏ qua cơ hội, không biết thời thế, tức là không biết sử dụng khả năng, ân tứ một cách đúng lúc, đúng chỗ, thánh ra như cá mắc lưới, như chim mắc bẫy. Nếu không biết tận dụng thời thế, cơ hội này để ăn năn, tin nhận Chúa Giêxu thì uổng biết chừng nào! Cuối cùng, chúng ta chỉ biết đấm ngực mà khóc thôi. Đức Chúa Trời bố trí mọi sự để đưa chúng ta về con đường cứu rỗi. Ngài tạo cơ hội và thời thế rồi đưa đến cho chúng ta, song ai nấy từ chối vì thiếu hiểu biết!
Đây có một lời cảnh cáo. Hêbơrơ 2:3: "Mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được?". Nếu không tiếp nhận sự cứu rỗi kịp thời thì không tránh khỏi sự hình phạt, vì không còn tế lễ nào chuộc tội được. Cho nên cơ hội tốt nhất dành cho chúng ta mà mỗi người có thể nhận được là HÔM NAY.
IV. SỰ KHÔN NGOAN LÀ SỨC MẠNH (Truyền đạo 9:13-16):
"Ta cũng đã thấy sự khôn ngoan nầy dưới mặt trời, thật lấy làm cả thể. Có thành nhỏ kia được một ít dân sự, một vua cường thạnh đến vây hãm nó, đắp những lũy cao lớn cùng nó. Vả, trong thành ấy có một người nghèo mà khôn, dùng sự khôn ngoan mình giải cứu thành ấy: Song về sau không ai nhớ đến người nghèo đó. Ta bèn nói rằng: Sự khôn ngoan hơn sức mạnh ; nhưng sự khôn ngoan của người nghèo bị khinh dễ, và lời nói của người không ai nghe". Câu chuyện mà Salômôn nhắc lại đây có lẽ lắm được chép trong II Samuên 20. Lúc bấy giờ, dưới triều Đavit có một người phản loạn, chạy trốn trong một thành phố kiên cố. Được tin đó, vua Đavit ra lệnh cho một vị tướng vây thành, đắp lũy, sửa soạn tấn công. Nhưng có một người đàn bà khôn ngoan đứng trên cửa thành, nói lớn với Giốap, là tướng của Đavit: "Dân trong thành rất là hiền lành trung hậu, tại sao ông lại đem đại binh muốn giết chúng tôi?". Giốap đáp: "Ta không muốn bắt ai ngoài tên phản ngịch với hoàng đế Đavít là Sêba". Người đàn bà nói: "Nếu ông muốn bắt Sêba, thì chúng tôi sẽ bắt cho". Thế rồi bà ta nói với dân trong thành và họ đã bắt giết, nộp đầu Sêba cho Giốap. Giốap tức thì thì đem quân về, không làm hại một ai trong thành đó. Không ai biết tên người đàn bà đó cả. Oâng mượn thực tế đó nói về sức mạnh của sự khôn ngoan. Sự khôn ngoan ở trong người có địa vị hay không có địa vị, sự khôn ngoan có thể làm được những việc lớn. Thế thì,mọi người cần khôn ngoan
CHÂM NGÔN VỀ SỰ KHÔN NGOAN (Truyền đạo 9:17 ; 10:20)
Chúng ta bước vào các đoạn cuối cùng của sách Truyền đạo. Salômôn đã giảng cho dân chúng, hoặc đã dạy cho các trường học, sau đó, ông thu thập lại viết thành sách để dành cho đời sau. Mục đích của sách Truyền đạo nói lên sự hư không của mọi sự tại trần gian, đồng thời dạy chúng ta biết sống thế nào trong cõi đời hư không này, để trở thành không hư. Vì vậy, sách Truyền đạo luôn luôn đề cập đến sự khôn ngoan, biết sống thế nào xứng hiệp với đời này. Đoạn 10 là châm ngôn của sự khôn ngoan. Đoạn 9 từ câu 17 đến câu 18 nằm trong châm ngôn của sự khôn ngoan.
I. GIÁ TRỊ CỦA SỰ KHÔN NGOAN (Truyền đạo 9:17, 10:1):
Người khôn ngoan dầu nói rất nhỏ, trong nơi im lặng, người ta cũng tìm để nghe. Nhưng tiếng la hát của kẻ dại dột ở ngoài đường không ai để ý tới. Đó là để đánh giá sự khôn ngoan. Vì vậy, chúng ta phải lựa lời để nói, hầu cho nhiều người muốn nghe.
"Sự khôn ngoan hơn đồ binh khí, nhưng chỉ một người có tội phá hủy được nhiều sự lành". Sự khôn ngoan mạnh hơn cả khí giới. Khí giới không thể giải quyết chiến tranh, nhưng sự khôn ngoan có thể làm được. "Nhưng chỉ một người có tội phá hủy nhiều sự lành". Tội lỗi phá hủy tất cả những gì mà Đức Chúa Trời ban cho, nào là hòa bình thế giới, nào là sanh mạng con người và vô số tài sản, "một chút men làm cho cả đống bột dậy lên" (I Côr 5:6).
"Con ruồi chết làm cho thúi dầu thơm của thợ hòa hương, cũng vậy, một chút điên dại làm nhẹ danh của người khôn ngoan sang trọng". Một chút điên dại làm hoen ố một đời sống. Con ruồi nhỏ chết bên trong làm hư hỏng cả chai dầu thơm qúy giá. Vì vậy, chúng ta phải rất cẩn thận để tránh khỏi sự điên dại. Vì người xưa có nói: ‘Đốn củi ba năm thiêu rụi một giờ', hay ‘Mua danh ba vạn bán danh ba đồng'. Đốn củi thì lâu mà thiêu đi thì rất mau. Xây dựng một đời sống khôn ngoan, sang trọng hết sức khó khăn, phải mất một thời gian lâu dài. Nhưng hủy hoại làm cho nó ô uế thì thật là mau lẹ, dễ dàng. Chúng ta rất tiếc cho đời sống của vua Đavít. Oâng là một người khôn ngoan, đạo đức, vứa giàu có, vừa quyền thế. Nhưng ông đã phạm lỗi lầm khi phạm tội gian dâm với vợ Uri. Sự điên dại đã làm hại danh dự của một người như Đavít. Salômôn cũng thế. Oâng bị những người vợ ngoại đạo cám dỗ trong lúc tuổi già mà phạm tội. Dầu vậy, có thể nói: ‘Thà một viên ngọc có tì, hơn là một viên đá bóng loáng'. Đavít, Salômôn là hai viên ngọc có tì đó.
II. LÒNG NGƯỜI KHÔN NGOAN HƯỚNG VỀ ĐIỀU THIỆN (Truyền đạo 10:2-3):
"Trái tim của người khôn ngoan ở bên hữu ; còn trái tim của kẻ dại ở bên tả". Trái tim của mỗi người ở đâu? Câu này không phải luận về thân thể, nhưng muốn nói người khôn ngoan hướng về điều thiện, người dại dột hướng về điều ác. Bên hữu và bên tả là hai con đường: Thiện và ác. Người khôn ngoan đi con đường thiện, người dại dột đi con đường ác. Khi Chúa Giêxu trở lại, Ngài sẽ "để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả" (Mat 25:33). Bên hữu là người công bình, bên tả là người gian ác. Lòng người khôn ngoan hướng về điều thiện, như trái tim đang ở bên hữu, lòng người dại dột hướng về điều ác, như trái tim đang ở bên tả.
"Lại khi kẻ dại đi đường, rõ ra là thiếu mất lẽ phải, nói cho mọi người rằng mình là kẻ dại". Kẻ dại đi đường tỏ ra mình là thiếu ý thức, thiếu suy xét, thiếu đắn đo, là cứ đi mà không biết mình đi đâu, không biết tại sao phải đi. Hàng ngày có những người cứ đi, cứ làm mà không giải thích được lý do. Chíng điều đó nói lên cho mọi người rằng mình là kẻ dại. Có người bảo: ‘Ai sao tôi vậy, người ta thế nào mình thế ấy, ông bà đi đâu mình đi theo đó'. Nói thế là nhắm mắt đi càn, không xem điều đó đúng hay sai, phải hay trái, thiện hay ác. Người khôn ngoan biết con đường mình đi, nên không nh74ng đi mà còn hướng dẫn người khác cùng đi.
Kinh thánh chép: "Hãy thường thường sẵn sàng để trả lờimọi kẻ hỏi lẽ về sự trông cậy trong anh em" (I Phi 3:15). Nếu có ai hỏi: ‘Tại sao anh chị theo Chúa?'. Chúng ta sẵn sàng giải đáp cách vui vẻ, khiêm nhường, mong ai nấy cũng sẽ tin Chúa như mình. Chúng ta phải cứ học kinh thánh để có thể nói như Phaolô: "Tôi biết Đấng tôi tin ... Tôi đã tin, nên tôi nói ..." (I Tim 1:12 ; II Côr 4;13).
III. LÒNG NGƯỜI KHÔN NGOAN MỀM MẠI (Truyền đạo 10:4):
"Nếu người cai quản nổi giận cùng ngươi, chớ lìa khỏi chỗ mình; vì sự mềm mại ngăn ngừa được tội lỗi lớn". Đây nói về bổn phận đối với người trưởng thượng. Nếu người đó nổi giận với mình, thì đừng vội bỏ đi, phải có thái độ tôn kính, nhu mì, để làm nguội cơn giận của người đó.
Trong nếp sống hằng ngày của chúng ta cũng vậy, nhất là trong gia đình, vợ chồng đối với nhau. Kinh thánh dạy: "Lời đáp êm nhẹ làm nguôi cơn giận, còn lời xẵn xớn trêu thạnh nộ thêm". Gia đình nào áp dụng được nguyên tắc này chắc chắn tránh khỏi nhiều điều đáng tiếc xảy ra. Cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời luôn luôn ở trên tội nhân, vì Ngài là Đấng Chí công, Chí thánh, không chịu được tội lỗi. Vì vậy, đừng xem thường mà bỏ đi, trái lại, hãy quay về với lòng ăn năn, đau đớn, thì cơn giận của Ngài sẽ qua đi, chúng ta sẽ được phước lớn lao.
Khi Rôbôam vừa lên ngôi vua, các trưởng lão đến thưa với ông rằng: "Xin vua hãy giảm nhẹ sự phục dịch khó nhọc và cái ách nặng nề mà thân phụ vua đã gán cho chúng tôi, thì chúng tôi s4 phục vụ vua". Rôbôam đáp: "Cha ta đã gán một cái ách nặng trên các ngươi, ta sẽ làm cho nặng hơn". Những lời thách đố như vậy đã làm cho phần lớn dân Ysơraên bỏ Rôbôam, 12 chi phái chỉ còn 2 chi phái thôi. Sự đỗ vỡ thật đáng tiếc, chỉ vì Rôbôam thiếu sự khôn ngoan, nói năng dại dột. Vì vậy, mỗi chúng ta phảigìn giữ môi miệng của mình. Thà đừng nói, nhưng khi nói là để gây dựng, an ủi mọi người. Nói ít, nghe nhiều là tốt. Nghe ít mà nói nhiều là nguy.
IV. NGƯỜI KHÔN NGOAN KHÔNG TÌM ĐỊA VỊ CAO SANG (Truyền đạo 10:5-7):
"Có một tai nạn ta đã thấy ở dưới mặt trời, như một sự lỗi lầmdo quan trưởng phạm: Aáy là kẻ ngu mội được đặt ở nơi cao, còn người giàu lại ngồi chỗ thấp. Ta đã thấy kẻ tôi tớ đi ngựa, còn quan trưởng đi bộ như tôi tớ vậy". Một điều hết sức nguy trong nếp sống hàng ngày là đảo lộn trật tự. Làm như vậy thiệt hại cho cả hai bên. Người ngu mà ngồi chỗ cao sang, còn người khôn mà ngồi chỗ thấp hèn. Đặt người không đúng chỗ. Vì vậy, người ngồi chỗ trên không làm được gì cả, người ngồi chỗ dưới không có việc làm tương ứng với khả năng của mình. Tôi tớ đi ngựa, còn ông chủ thì đi bộ thì ngược qúa, nên cả hai bị thiệt thòi, vì mỗi người ngồi một chỗ, không phải là chỗ của mình, không ai sung sướng hết.
Thi thiên 12:8: "Khi sự hèn mạt được đem lên cao giữa loài người, thì kẻ ác đi dạo quanh tứ phía". Châm ngôn 19:10: "Aên ở sung sướng chẳng xứng hiệp cho kẻ ngu muội; phương chi kẻ tôi mọi cai trị các hoàng tử". Châm ngôn 28:12: "Khi người công bình thắng hơn, thì có sự vinh hiển lớn, còn lúc kẻ gian ác dấy lên, thì người ta đều đi ẩn trốn". Châm ngôn 29:2: "Khi người công bình thêm nhiều lên, thì dân sự vui mừng, nhưng khi kẻ ác cai trị, thì dân sự lại rên siết".
Đặt người không đúng chỗ, không biết dùng người, làm thiệt hại cho mọi người. Cho nên người khôn ngoan biết mình là ai, xứng đáng ở chỗ nào. Biết người như vậy, biết ta như vậy vì sáng suốt nhận định, chúng ta không sai lầm khi sử dụng người hay khi được người khác sử dụng, tức là đứng ngồi đúng chỗ, không tìm địa vị cao sang.
V. NGƯỜI KHÔN NGOAN KHÔNG LÀM ĐIỀU TRÁI PHÉP (Truyền đạo 10:8-9):
"Kẻ nào đào hầm sẽ sa xuống đó", vì làm điều trái phép. Đào hầm để bẫy người khác, nhưng chính mình lại sập xuống ngay cái hầm mình đã đào. Muốn hại người thì chính mình bị hại. Người khôn ngoan không bao giờ làm vậy. Chúng ta là con cái của Chúa, đừng bao giờ nghĩ đến một điều gì làm hại ai, hoặc bằng việc làm hay bằng lời nói.
"Còn kẻ phá vách tường phải bị rắn cắn". Đây không phải là tường nhà, mà là tường vườn. Người Do thái có những vườn nho, vườn vải rất lớn, họ phải xây tường bao bọc để ngăn ngừa thú dữ và kẻ gian. Nhưng kẻ gian phá tường rào của người ta, vì làm ban đêm nên có người bị rắn cắn. Người khôn ngoan không làm điều đó.
"Ai lăn đá khỏi chỗ nó sẽ bị thương". Đá này không phải ngoài đường, nhưng đá ranh giới, giữa đất của người này với người kia. Kẻ tham lam dời trụ đá ra chỗ khác để lấn đất của người bên cạnh, ai làm như vậy sẽ bị đá lăn đè, làm cho bị thương. Ban đêm lén đào đất, rinh đá một mình là nguy hiểm!
"Kẻ bửa củi có khi phải hiểm nghèo". Củi cứng qúa, bửa mạnh qúa thường dội lại làm nguy cho người bửa. Cũng vậy, đừng dùng cường quyền, bạo lực để áp bức ai, vì lắm khi bị phản ứng mạnh làm thiệt hại nặng cho người dùng cường quyền đó. Không nói đâu xa, cha mẹ đối với con ái cũng vậy. Phaolô báo trong Eâphêsô 6:4: "Hỡi các người làm cha, chớ chọc con cái mình giận dữ, hãy dùng sự sửa phạt khuyên bảo của Chúa mà nuôi nấng chúng nó". Mỗi khi con cái sai lầm, cha mẹ la rầy, mắng chưởi hoặc đánh đập, nhiều lần như vậy có thể khiến cho con cái bực bội, có phản ứng, nói những lời vô lễ, hoặc làm nhiều hành động ngu dại khác, như bỏ nhà ra đi, làm hại cho cả cha mẹ cũng như chính chúng nó. Vì vậy, người khôn ngoan không hành động trái phép, dầu đối với người lân cận, dầu đối với con cáitrong nhà, dầu đối với bất cứ ai. Vì tình thương không làm điều trái phép. Hễ làm điều trái phép, thì vô luận nhỏ hay lớn chúng ta không làm, nhưng nếu phải phép, ích lợi, thì chúng ta làm.
Thỉnh thoảng, tôi hay thấy người ta ăn chuối bỏ vỏ ngoài đường đi. Thấy vậy, tôi cúi xuống lượm bỏ vào chỗ không có ai đi, vì một vỏ chuối nằm trên đường khi người khác vô ý giẫm phải, hay đang chạy vội, dễ bị trợt vỏ chuối làm cho té xuống đất.
VI. NGƯỜI KHÔN NGOAN THẤY TRƯỚC ĐIỀU TAI HẠI (Truyền đạo 10:10-11):
"Cái rìu lụt mà không mài lưỡi nó lại, ắt phải ráng sức càng nhiều; nhưng sự khôn ngoan có ích đặng dẫn dắt". Lưỡi rìu lụt mà muốn làm gì, như đốn cây chẳng hạn, thì phải phí sức lắm. Nhưng sự khôn ngoan cho chúng ta biêt rằng phải mài cho nó bén, trước khi sử dụng nó. Phải đào tạo, phải huấn luyện trước khi sử dụng bất cứ người nào. Nếu sai bảo con cái làm một việc gì, thì cha mẹ phải hiểu với sức nó có làm được hay không. Nếu không được, thì phải tập cho nó làm thử, rồi mới giao việc cho con, để nó làm không hư. Nếu chỉ huy một số người hoặc nhỏ hoặc lớn chẳng hạn, thì đây như là một nguyên tắc - lưỡi rìu lụt, trước khi đem ra sử dụng, phải mài nó lại - con người không học, không kinh nghiệm mà bảo phải làm việc lớn, đã phí sức, có khi thiệt mạng một cách oan uổng. Hành động như thế là thiếu khôn ngoan, phải biết trước tai hại có thể xảy đến mà ngăn ngừa. Chúa Giêxu đã mất hơn ba năm để huấn luyện các sứ đồ của Ngài.
"Nếu rắn cắn trước khi bị ếm chú, thì thấy ếm chú chẳng làm ích gì" rắn độc cắn thì nguy, chết, cho nên thà tránh nó trước thì hơn, đừng để rắn độc cắn rồi mới mời thầy chữa.
Thi thiên 58:3: "Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung. Chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ. Nọc độc chúng nó khác nào nọc độc con rắn; chúng nó tợ như rắn hổ mang điếc lấp tai lại, chẳng nghe tiếng thầy dụ nó, dẫu dụ nó giỏi đến ngần nào". Mượn con rắn để mô tả tội lỗi với tội nhân. Tội lỗi như nọc độc của rắn hổ mang. Đừng bao giờ bị cám dỗ mà nói rằng tôi phạm tội rồi sẽ ăn năn, sẽ được Chúa tha thứ. Nếu ai nói vậy rất khó mà ăn năn và không thể ăn năn. Đừng lập tâm, đừng dụng ý để phạm tội, rồi xin Chúa tha thứ. Nếu buông mình vào tội lỗi như chơi với rắn hổ mang, bị nó cắn, chừng đó kêu la thầy thuốc cũng vô ích. Chúa không cứu đâu!
Oâng Salômôn là một trong những người như vậy. Oâng tưởng rằng mình có sức mạnh vô địch, một xương hàm lừa trong tay ông đã đánh ngã một ngàn chiến sĩ Philitin, vì vậy ông xem thường mọi người. Oâng lấy một người vợ ngoại đạo, sau khi đổ vỡ, ông lại lấy một kỵ nữ. Oâng biết rằng người này không phải là vợ của mình, người này là cái bẫy của kẻ thù làm hại mình. Nhưng ông nghĩ rằng không ai có thể làm gì được ông. Người đàn bà đó đã dùng đủ cách để bắt ông nộp cho kẻ thù, nhưng ông cứ nằm trên gối của bà ta mà ngủ. Cuối cùng, ông bị Đalila cạo đầu, Chúa bỏ ông. Kẻ thù bắt ông, khoét hai mắt và bắt ông làm trò cười cho họ. Thật là vừa đau đớn, vừa sỉ nhục. Vì Salômôn đã coi thường tội lỗi, không giữ mình trong sự thánh khiết, cũng như chơi với rắn hổ mang. Vì vậy, chúng ta phải khôn ngoan lánh xa tội lỗi, vì biết trước điều tai hại.
VII. LỜI KHÔN NGOAN VÀ LỜI DẠI DỘT (Truyền đạo 10:12-15):
"Lời của miệng người khôn ngoan có ơn; nhưng môi của kẻ khờ dại lại nuốt lấy nó". Lời của người khôn ngoan có ân huệ đem phước cho người nghe, như mưa từ trời rơi xuống đất, làm tươi mát những tấm lòng khô hạn, buồn bã, thất vọng. Lời của kẻ khờ dại làm hại nó, càng nói càng tỏ ra sự ngu dại, điên cuồng của mình, càng nói càng nguy hiểm hơn mà chính nó không biết. Mỗi khi nói phải cân nhắc, đắn đo, có nên nói hay không, để tránh khỏi những tai hại cho người khác cũng như cho chính mình (Châm 10:21).
"Công lao của kẻ ngu muội làm cho mệt nhọc chúng nó, vì chẳng biết phải bắt dường nào đặng đi đến thành". Người ngu dại làm việc hay đi đường mà không biết kết qủa ra sao, và đi tới đâu, nhưng cứ làm, cứ đi, quờ quạng như người mù. Chúng ta biết rõ con đường mình đi đưa đến đâu, việc mình làm kết qủa thế nào, hầu chúng ta đi cũng dẫn dắt người khác cùng đi.
VIII. NGƯỜI KHÔNG NGOAN YÊU NƯỚC (Truyền đạo 10: 16-17)
"Hỡi xứ, khốn thay cho mày khi có vua còn thơ ấu, và các quan trưởng mày ăn từ lúc buổi sáng. Hỡi xứ phước thay cho mày khi có vua là dòng cao sang, và các quan trưởng mày ăn theo từng giờ xứng đáng, đẻ bổ sức lại chứ không phải để đắm say". Hai câu này dùng lối so sánh để chúng ta thấy phước hay họa cho xứ sở. Xứ nào có vua nhỏ qúa, không biết cách cai trị thì rất nguy, làm khổ dân chúng. Lên ngôi cai trị, làm thiệt hại cho người bị cai trị. "Các quan trưởng ăn từ lúc sáng sớm", có nghĩa là vừa thức dậy chỉ lo ăn mà thôi, thì thiệt hại cho dân. Ngược lại, xứ nào có vua sang trọng, cai trị công minh và các quan trưởng ăn đúng giờ, ăn để bổ sức chớ chẳng phải để đắm say, thì xứ sở đó rất là có phước. Chúng ta xem Eâsai 5:11-12: "Khốn thay cho kẻ dậy sớm đặng tìm kiếm rượu, chầy đến ban đêm, phát nóng vì rượu! Trong tiệc yến họ có nhữn đàn cầm, đàn sắt, trống cơm, ống sáo và rượu nữa, nhưng chẳng thiết đến công việc Đức Giêhôva; họ chẳng xem xét công trình của tay Ngài". Những người từ sáng sớm cho đến chiều tối chỉ biết đắm say trong việc ăn uống, vui chơi, là làm khổ cho mình và cho mọi người bên cạnh mình.
IX. NGƯỜI KHÔN NGOAN SIÊNG NĂNG (Truyền đạo 10:18-19):
"Tại tay làm biếng nên rường nhà sụp, vì tay nhác nhớm nên nhà dột". Lười biếng, không chịu làm việc, chỉ biết ăn chơi thì rường nhà sụp còn nhà thì dột. Lười biếng là một tội nặng chớ không phải thường, và rất tai hại. Con cái Chúa thì không có ai được phép lười biếng. Hai tay này phải làm việc hết sức mình để nuôi mình, nếu có dư thì giúp người khác. Đối với công việc của Chúa cũng vậy, chúng ta không bao giờ để cho nhà thờ Chúa, rường phải sụp, mái phải dột vì lười biếng.
"Người ta bày tiệc đặng vui chơi; rượu khiến cho đời vui, có tiền bạc thì ứng cho mọi sự". Đây là câu khẩu hiệu cho kẻ biếng nhác, không chịu làm, nhưng ăn thì muốn ăn cho ngon, cho nhiều, phải có rượu mới vui. Nếu trong xã hội có nhiều người như the thì thật bại hoại, hư xấu. Chúng ta là con của Chúa thì không được phép như thế. Đó là người dại dột chớ không phải là người khôn ngoan. Người khôn ngoan thì siêng năng, tự chế sự ăn uống, ăn uống để bổ sức, không ăn uống để đắm say, để thích khẩu. Khi Chúa trở lại thì người đầy tớ khôn ngoan cho người nhà ăn đúng giờ và chu cấp đầy đủ, thấy bất cứ lúc nào chủ về cũng vậy. Nhưng đầy tớ ngu dại bỏ phế việc nhà, ăn uống với phường say rượu. Xin Chúa cho chúng ta đừng dại dột, mà hết thảy đều khôn ngoan.
X. NGƯỜI KHÔN NGOAN KHÔNG LÀM HẠI AI (Truyền đạo 10:20):
"Dầu trong tư tưởng ngươi cũng chớ nguyền rủa vua; dầu trong phòng ngủ ngươi cũng chớ rủa sả kẻ giàu có; vì chim trời sẽ đồn ra tiếng ngươi, và loài có cánh sẽ thuật việc ra". Đừng nói xấu ai. Đành rằng có những người phạm lỗi lầm, yếu đu6ối, không xứng đáng. Nhưng nếu chúng ta rủa sả họ, không làm cho họ tốt hơn, nếu chúng ta nói xấu họ, cũng không có ích lợi gì cho chúng ta. Dầu trong tư tưởng cũng phải giữ, đừng bao giờ nói một lời nào, hoặc làm một việc gì để hại ai. Nếu có thể được, hãy cầu thay cho họ, để Chúa thăm viếng họ trở nên tốt hơn, ích lợi cho mọi người. Làm cho người khác được phước là chính mình được phước, làm cho người khác bị hại là chính mình bị hại. Đó là cách ăn ở của người khôn ngoan. Xin Chúa cho chúng ta áp dụng từng điều một hết thảy những câu châm ngôn này, hầu cho hết thảy chúng ta đều được phước.
Nếu ai chưa nhận Chúa Giêxu làm Cứu Chúa, chưa chọn con đường tốt để theo, thì giờ này tôi tha thiết khuyên nài người đó hãy quay về với Đấng dựng nên mình, và nhờ Ngài tha thứ cho. Theo Ngài, tức là đi con đường tốt nhất, không có con đường nào bằng, vì Chúa Giêxu bào: "Ta là đường đi". Ngài là đường đi, đưa chúng ta về với Cha chúng ta ở trên trời
HÃY NGẮT ĐỘNG (Truyền đạo 11:1-10)
Sách Truyền đạo không có tinh thần yếm thế, bi quan, không xui ai bỏ nhà vào rừng, lên núi tu luyện, song mô tả cái thực sự xảy ra trên đời, để tỉnh thức con người khỏi ngu muội mà phải khôn ngoan, biết sống thế nào cho xứng đáng, hầu cho được ích lợi.
Đoạn 11 nói về người khôn ngoan phải hoạt động, chớ không thể nhìn đời bằng cặp mắt bi quan, yếm thế, ngồi một chỗ chờ chết. Người khôn ngoan hoạt động không ngừng, bất cứ gặp thời hay là không gặp thời, hoàn cảnh thuận hay nghịch thì cũng luôn tìm thấy cơ hội, một cánh cửa mở ra cho mình. Đoạn 9:10 nói: "Mọi việc tay ngươi làm được, hãy làm hết sức mình; vì dưới âm phủ, là nơi ngươi đi đến, chẳng có việc làm, chẳng có mưu kế cũng chẳng có tri thức hay là sự khôn ngoan". Sự khôn ngoan được sử dụng ở đây và việc làm phải được thực hiện ở đây. Có thể làm gì thì hết sức mà làm, đang khi còn ở đây. Thế thì người khôn ngoan làm gì?
I. HÃY LÀM ƠN CHO KẺ KHÁC (Truyền đạo 11:1-2):
"Hãy liệng bánh ngươi nơi mặt nước, vì khỏi lâu ngày ngươi sẽ tìm nó lại". Câu này mượn thực sự của những người buôn đường biển, đem tất cả vốn liếng của mình vào đó, như liệng bánh trên mặt nước. Trong kinh thánh cũng nói ý này. Eâsai 32:10: "Phước thay cho các ngươi gieo giống ở bên mọi dòng nước". Khi một người đi buôn, bỏ vốn ra như là mất, nhưng không bao lâu, người sẽ tìm nó lại được, cả vốn lẫn lời.
Câu 2: "Hãy phân phát nó cho bảy hoặc cho tám người; vì ngươi không biết tai nạn nào sẽ xảy ra trên đất". Người đi buôn đưa vốn cho nhiều người, khiến cho vốn lời mỗi lúc một nhiều hơn. Nhưng là thực sự này không dạy chúng ta đi buôn đâu, mà dạy chúng ta làm ơn cho mọi người. Khi chúng ta tung tiền ra, về phương diện hình thức như liệng bánh trên mặt nước, nhưng về phương diện Đức tin, là đầu tư vào một chuyến buôn thuộc linh. Hãy chia vốn cho bảy hoặc tám người, nhiều chứng nào tốt chừng nấy. Lòng chúng ta phải mở rộng, sẵn sàng giúp cho ai cần, bao nhiêu cũng không tiếc. Sau lâu ngày, chúng ta sẽ tìm lại được những gì mình đã phân phát.
Phục truyền 15:10-11: "Ngươ phải giúp cho người, chớ cho mà có lòng tiếc; vì tại cớ ấy, Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban phước cho mọi công việc của ngươi, và mọi điều ngươi đặt tay vào mà làm. Vì sẽ có kẻ nghèo trong xứ luôn luôn, nên ta mới dặn biểu ngươi mà rằng: Khá sè tay mình ra cho anh em bị âu lo và nghèo khó ở trong xứ ngươi".
Châm ngôn 19:17: "Ai thương xót kẻ nghèo, tức cho Đức Giêhôva vay mượn; Ngài sẽ báo lại việc ơn lành ấy cho người".
Mathiơ 10:42: "Ai sẽ cho một người trong bọn nhỏ nầy chỉ uống một chén nước lạnh, vì người nhỏ đó là môn đồ ta, qủa thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ ấy sẽ chẳng mất phần thưởng của mình đâu".
Dầu một việc rất nhỏ cũng không mất phần thưởng, Chúa chịu trách nhiệm trả lại điều chúng ta phát ra cho kẻ thuộc về Ngài.
II. HÃY LÀM VIỆC CÁCH HĂNG HÁI (Truyền đạo 11:3-6):
"Vì ngươi không biết tai nạn nào sẽ xảy ra trên đất". Chúng ta không biết sẽ có một biến cố nào có thể đảo lộn, làm cho người giàu trở nên nghèo, và người nghèo trở nên giàu. Như vậy, ngày nay nếu chúng ta giàu, thì chia của cải cho anh em mình, để rồi một ngày nào đó chúng ta nghèo, anh em sẽ lại có chia xẽ cho mình. Khi Phalô quyên tiền của Hội thánh trong thế giới giúp cho Hội thánh Giêrusalem trong cơn đói kém, thì ông nói: "Theo cảnh bây giờ, anh em có dư thì bù cho họ lúc túng thiếu, hầu cho họ có dư cũng bù lại lúc túng thiếu cho anh em, như vậy là bằng nhau" (II Côr 8:14). Sở dĩ Chúa cho có người giàu, người nghèo, là để giúp đỡ lẫn nhau, chớ không phải ai giàu nấy hưởng, còn ai nghèo nấy chịu. Người giàu phải giúp đỡ người nghèo, hầu cho cả hai có đủ mọi nhu cầu.
"Khi mây đầy nước, nó bèn mưa xuống đất, khi một cây ngã về huớng Nam hay hướng Bắc, hễ ngã chỗ nào nó phải ở chỗ đó". Đây mượn thực sự về mây và cây. Hãy tập trung ở trên không, và khi đầy rồi thì nó rơi xuống thành mưa. Luật lệ thiên nhiên không có gì thay đổi. Cây đã cao tuổi, già cõi, thì một ngày nào đó không sớm thì muộn nó sẽ ngã, nó đã ngã thì không thể chỗi dậy được, nó ngã về hướng nào thì nằm yên ở hướng đó.
Mỗi chúng ta rồi đây, sẽ đến cái lúc mà mình không muốn đó, như mây phải đỗ xuống, như cây phải ngã. Đó là lúc tuổi già, không còn làm chi được nữa, đau yếu liên miên, nằm liệt trên giường, lăn qua trở lại cũng phải nhờ người giúp đỡ. Chúng ta phải khôn ngoan, thấy việc nào cần phải làm ngay, không nên chậm trễ. Chúng ta thường phí thời giờ, bỏ mất cơ hội. Xin Chúa cho chúng ta có con mắt thật sáng, có tấm lòng nhạy cảm, để thấy cơ hội, mà cơ hội đó là hôm nay, là giờ này. Chúng ta không có quyền về ngày mai, vì ngày mai thuộc về Đức Chúa Trời. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng chúng ta chỉ có quyền ngày nay, giờ nầy. Có người nghĩ rằng: "Hiện nay là thì thuận tiện, hiện nay là ngày cứu rỗi".
"Ai xem gió sẽ không gieo, ai xem mây sẽ không gặt". Chúng ta cứ ngại ngùng, lo sợ mà không làm gì được. Xem gió, gió nầy không gieo được, hễ gieo thì hỏng. Xem mây, mây nầy không gặt được. Nếu cứ ngại ngùng, lo sợ, thì suốt đời không làm chi được cả. Người khôn ngoan biết rằng cơ hội nầy phải làm gì, không làm được việc này, cũng làm được việc kia. Không làm được việc lớn, cũng làm được việc nhỏ, chớ không chờ đợi. Nếu xem gió mà không gieo, xem mây mà không gặt, thì nhân loại đã chết hết rồi, vì có nông phu nào làm việc đâu? Nhưng nông phu phải sống bởi Đức tin, gió nào họ cũng gieo khi đến mùa, mây nào họ cũng gặt khi đến mùa. Thuận lợi thì được nhiều, không thuận lợi thì được ít. Nhờ vậy, năm nào chúng ta cũng có gạo ăn.
Chúng ta cũng vậy, nếu nghĩ rằng bây giờ không làm chi được, rồi khoanh tay bó gối mà ngồi, là phí thì giờ, mất cơ hội. Hoàn cảnh khó, chúng ta không trốn chạy, thuận hay nghịch chúng ta nhìn thấy, nhưng phải làm tất cả những gì mình có thể làm được. Bất cứ gió nào, mây nào, hoàn cảnh nào, trường hợp nào đều có thể làm được, hoặc nhiều hoặc ít. Hãy cứ hầu việc Chúa đi! Chúa nói: "Ta đã mở trước mặt ngươi một cái cửa không ai đóng được" (Khải 3:8). Hội thánh thời bấy giờ thấy các cửa đều bị đóng, không làm chi được. Đế quốc La mã bắt bớ hội thánh, giết, đày các sứ đồ và nhiều điều khác nữa. Dầu vậy, phải nhìn thấy một cái cửa đang mở. Chúng ta thường nhìn thấy bao nhiêu cửa đóng, nhưng không nhìn thấy một cửa đang mở. Người khôn ngoan dầu thấy những cửa đóng, nhưng ũng thấy một cửa mở.
Câu 5: "Ngươi không biết đường của gió đi, cũng không biết xương cốt kết cấu trong bụng người đàn bà mang thai thể nào, thì cũng một thể ấy, ngươi chẳng biết công việc của Đức Chúa Trời, là Đ16ng làm nên muôn vật! Tác giả muốn nói rằng Đức Chúa Trời quyền năng vô cùng, làm những việc qúa sức kì diệu, không ai hiểu. Thể nào Đức Chúa Trời làm cho một đứa bé ở trong bụng mẹ có những bộ phận, rồi đúng ngày tháng, nó ra đời mà trở thành một con người trọn vẹn? Vua Đavít đã nói: "Đức Chúa Trời đã dệt tôi trong lòng mẹ tôi cách đáng sợ lạ lùng" (Thi 139:13-14). Nếu chúng ta tin cậy và vâng lời thì sẽ thấy những việc lạ lùng mà Chúa làm cho chúng ta, như việc Ngài làm cho em bé ở trong bụng mẹ vậy. Chúa Giêxu đã nói với Mathê: "Nếu ngươi tin sẽ thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời", với Nathanaên: "Ngươi sẽ thấy việc lớn hơn việc đó".
Câu 6: "Vừa sáng sớm, khá gieo giống ngươi và buổi chiều, chớ nghỉ tay ngươi, vì ngươi chẳng biết giống nào sẽ mọc tốt, hoặc giống này, hoặc giống kia, hoặc cả hai đều sẽ ra tốt". Phải sốt sắng, siêng năng, tận tâm, tận lực gieo giống, để có hy vọng gặt không nhiều thì ít. Gieo ít gặt ít, gieo nhiều gặt nhiều, không gieo không gặt, phương diện thuộc linh hay thuộc thể cũng vậy. "Kẻ nào gieo giống mà giọt lệ, sẽ gặt hái cách vui mừng. Người nào vừa đi vừa khóc đem giống ra rải, Aét sẽ trở về cách vui mừng, mang bó lúa mình" (Thi 126:5-6).
"Người vãi tiền tài, bố thí kẻ thiếu thốn; sự công bình người còn đến đời đời" (Thi 112:9).
"Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ, chúng ta sẽ gặt. Vậy, đương lúc có dịp tiện, hãy làm điều thiện cho mọi người, nhứt là cho anh em chúng ta trong đức tin" (Gal 6:9-10).
"Hãy răn bảo kẻ giàu ở thế gian nầy đừng kiêu ngạo và đừng để lòng trông cậy nơi của cải không chắc chắn, nhưng hãy để lòng trông nơi Đức Chúa Trời, là Đấng mỗi ngày ban mọi vật dư dật cho chúng ta được hưởng. Hãy răn bảo họ làm điều lành, làm nhiều việc phước đức, kíp ban phát và phân chia của mình có, vậy thì dồn chứa về ngày sau một cái nền tốt và bền vững cho mình, để được cầm lấy sự sống thật" (I Tim 6:17-19).
III. HÃY LÀM VIỆC HƯỚNG VỀ TƯƠNG LAI (Truyền đạo 11:7-8):
"Ánh sáng thật là êm dịu; con mắt thấy mặt trời lấy làm vui thích. Nếu một người được sống lâu năm, thì khá vui vẻ trong trọn các năm ấy; song cũng chớ quên những ngày những ngày tối tăm, vì những ngày ấy nhiều. Phàm việc gì xảy đến đều là sự hư không". Mỗi chúng ta sống trên đời này thật là sung sướng, vì Chúa dựng nên con mắt để thấy ánh sáng mặt trời. Aùnh sáng mặt trời làm mọi vật nổi bật giá trị tuyệt đối của nó. Nhờ ánh sáng mặt trời, chúng ta thấy núi non hùng vĩ, sông biển bao la, hoa cỏ muôn màu, vô vàn tinh tú lấp lánh như kim cương.
Nếu được sống lâu, hãy hưởng trọn những ngày tươi sáng đó. Song cũng chớ quên rằng sau những ngày sáng sủa, thì cũng có những ngày tối tăm, và những ngày này lại nhiều. Con người có thể sống đến năm mươi, bảy mươi, chín mươi, một trăm năm, hưởng trọn những ngày vui sướng của đời mình, rồi những ngày đó sẽ hết, để bước qua những ngày tối tăm. Những ngày này nhiều, nhiều lắm. Người ta không nghĩ về tương lai, mà chỉ nghĩ về hiện tại, cứ tận hưởng những ngày đẹp đẽ tươi sáng trong trần gian, mà không nghĩ đến những ngày tối tăm dài vô tận. Đây là một lời cảnh cáo mạnh mẽ cho chúng ta.
Chúa Giêxu nói nhiều về sự tối tăm, nơi tối tăm.
Mathiơ 8:12: "Nhưng các con bổn quốc sẽ bị liệng ra chốn tối tăm ở ngoài, tại đó sẽ có khóc lóc và nghiến răng".
Mathiơ 22:13: "Vua bèn truyền cho đầy tớ rằng:Hãy trói tay chân nó lại, và quăng ra ngoài nơi tối tăm, là nơi sẽ có khóc lóc và nghiến răng".
Có những câu khác cũng nói như vậy: II Phierơ 2:4 ; Giuđe 6:13. Khi hưởng những ngày tươi sáng của đời này thì phải nghĩ đến tương lai, là một thời gian vô tận của những ngày tối tăm. Nếu chúng ta không thức tỉnh kịp thời, khi lâm vào sẽ hối tiếc đời đời, không bao giờ ăn năn được.
IV. HÃY CHUẨN BỊ GẶP ĐỨC CHÚA TRỜI (Truyền đạo 11:9-10):
"Hởi kẻ trẻ kia, hãy vui mừng trong buổi thiếu niên, khá đem lòng hớn hở trong khi còn thơ ấu, hãy đi theo đường lối lòng mình muốn, và nhìn xem sự mắt mình ưa thích, nhưng phải biết rằng vì mọi việc ấy, Đức Chúa Trời sẽ đòi ngươi đến mà đoán xét". Câu này không có ý khích lệ thanh niên buông mình vào con đường riêng, để sống thỏa thích xác thịt, nhưng là một lối ‘nói lẫy', một cách thức tỉnh. Anh chị em hãy sống sung sướng đi, sống tự do theo ý mình đi, nhưng phải nhớ rằng Đức Chúa Trời sẽ đòi anh chị em đến mà đoán xét về tất cả những việc làm, đang khi ai nấy còn sống tại trần gian này.
Mỗi người có trách nhiệm về hành vi, ngôn ngữ và tư tưởng của mình. Khi lìa khỏi trần gian, thì chung ta sẽ đến trước Tòa án của Chúa để chịu xét đoán, tức là phải gặt lấy tất cả những gì mình đã gieo. Nói với thanh niên, nhưng cũng nói với tất cả mỗi một người. Chúng ta là con cái Chúa lại càng phải quan tâm hơn. Không có việc kín đáo nào qua khỏi con mắt của Chúa, "vì Ngài có con mắt như ngọn lửa" thấu suốt tất cả những gì bí mật nhất trong lòng và trong trí của chúng ta. Người Ả rập nói: ‘Đức Chúa Trời thấy con kiến đen bò trên hòn đá trong khi trời tối đen'. Vì vậy, những việc chúng ta làm sẽ đưa ra ánh sáng, cả vũ trụ sẽ thấy, dầu tốt hay xấu, dầu nhỏ hay lớn. Bởi lời chúng ta nói như đã bay theo mây, gió, không còn gì, nhưng chúng ta và cả vũ trụ sẽ nghe lại lời chúng ta nói. Khi đó, không còn có cơ hội để ăn năn nữa. Ngay bây giờ, hãy chuẩn bị sẵn sàng để gặp Đức Chúa Trời.
Câu 10: "Vậy, khá giải sầu khỏi lòng ngươi, và cất điều tai hại khỏi xác thịt ngươi; vì lúc thiếu niên và thì xuân xanh làsự hư không mà thôi". Hãy bỏ những ước muốn về tội lỗi. Xác thịt của chúng ta thường đòi hỏi nhiều điều. Thanh niên cũng như bất cứ ai nơm nớp lo sợ cho đời này mà không lo kh chúng ta gặp Chúa, lo ăn sang, lo mặc đẹp, lo vui chơi, mà không lo cho linh hồn được cứu. Những điều đó nên gát qua một bên, vì nó tạm thời, hư không, mà lấy thì giờ tưởng nhớ Đấng tạo hóa.
Tác giả mượn câu này kết thúc và mở đường cho đoạn 12: "Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Đấng Tạo Hóa ngươi". Như thế, tác giả khích lệ chúng ta hãy quay về với Đức Chúa Trời ngay bây giờ. Nếu già thì không nên trễ nải đã đành rồi, nếu thơ ấu cũng không phải là qúa sớm đâu. Vì hết thảy mổ mã ngoài nghĩa trang không phải là của những người bảy mươi, tám mươi, chín mươi hay một trăm, nhưng bất cứ tuổi nào cũng có. Vì vậy, chúng ta lúc nào cũng sẵn sàng gặp Đức Chúa Trời, nên ai nấy phải đều sẵn sàng ngay hôm nay, giờ này, nghĩa là ai chưa tin Chúa, thì hãy tin Chúa ngay
HÃY TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA NGƯƠI (Truyền đạo 12:1-7)
Đây là phần kết thúc của sách Truyền đạo. Nếu đời người là ngắn ngủi và hư không, thì người khôn ngoan phải dùng đời mình làm gì? Đành rằng có nhiều việc phải làm, song việc đầu tiên và cuối cùng là ‘TƯỞNG NHỚ ĐẤNG TẠO HÓA'. Có nhiều ngưới đáng tưởng nhớ, song Đấng tạo hóa đáng tưởng nhớ hơn hết, tưởng nhớ cả ngày lẫn đêm, trọn đời sống mình (Thi 65:6 ; 119:55)
I. TRƯỚC KHI GIÀ (Truyền đạo 12:1-5):
Buổi già nua được gọi là "những ngày gian nan, những năm không vui thích". Dầu muốn dầu không, những năm, những ngày ấy rồi sẽ đến. Tác giả mô tả từng chi tiết cảnh già nua:
1- "Trước khi ánh sáng mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao chưa tối tăm". Vũ trụ biểu lộ vẻ đẹp tuyệt vời qua các vì sáng đó. Muôn loài vạn vật sống còn cũng nhờ chúng. Con người là một vũ trụ thu nhỏ, cũng có mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao là khả năng, sức mạnh, tri thức. Nhưng khi già thì tất cả trở nên tối tăm, tức là kiệt quệ, suy tàn.
2- "Trước khi mây chưa lại tuôn đến sau cơn mưa". Mưa là cảnh u buồn, lạnh lẽo, ướt át, không ai muốn ra khỏi nhà. Đang khi mưa, ai nấy mong cho mau tạnh ráo và trời quang đãng. Nhưng cảnh già nua giống như cơn mưa này vừa đổ xuống, thì mây lại kéo đến bủa giăng, cơn mưa kia vừa đổ xuống, thì mây đen kịt lại kéo đến, và cứ như vậy không dứt, làm cho bầu trời lúc nào cũng u ám. Người già thì bệnh hoạn triền miên, vừa hết bệnh này đến bệnh khác, vừa hết bệnh kia đến bệnh nọ một cách liên tục. Bỉ cực lại bỉ cực mà không có thái lai.
3- "Trước khi những kẻ giữ nhà run rẩy, những người mạnh sức cong khom". Kẻ bảo vệ thân thể là hai cánh tay, đỡ gạt bốn phía, tung hoành một cõi. Nhưng khi già, hai cánh tay trở nên yếu đuối, run rẩy. Hai chân như hai người lực lưỡng, giữ cho toàn thân được vững vàng. Nhưng khi già, chân mỏi, gối chùn, bước đi lạng quạng như người say. Xương sống như một cây trụ thẳng đứng, trở nên cong, làm cho người đi khom lưng.
4- "Trước khi kẻ xay cối ngừng lại bởi vì số ít". Miệng không còn muốn nhai thức ăn, vì răng lần hồi rụng đi, chỉ còn một số ít. Khi răng còn được sử dụng như cối xay, thì ăn biết ngon, dễ tiêu hóa. Ngược lại, khi răng không còn đủ để nghiền thức ăn, thì ăn không biết ngon và chậm tiêu. Vì vậy, sức khỏe của người già bị suy giảm rất mau lẹ.
5- "Trước khi những kẻ trông qua cửa sổ đã làn mất". Cửa sổ của thân người là hai mắt. Nhưng khi già mắt mờ, chán đọc sách, xem thơ, ngoạn cảnh, nhất là lấy làm mệt mỏi mà phải trông xa qua bên kia cửa sổ. Cặp mắt qúi biết bao, vì ích lợi vô cùng. Dầu vậy, khi mắt đã làn vì tuổi già, thì không còn được sử dụng dễ dàng nữa.
6- "Trước khi hai cánh cửa bên đường đóng lại". Hai cánh cửa này là hai tai. Chúng lần hồi bị đóng lại, tức là đã nặng, không còn muốn nghe, vì không thể nghe rõ. Hai tai cũng như hai mắt rất qúi báu. Song đến lúc già, không còn qúi nữa, vì mất hết khả năng nghe, nhìn.
7- "Trước khi tiếng xay mõn lần". Miệng không còn muốn nhai thức ăn, vì đã mất mùi vị ngon ngọt của nó, cũng không còn muốn nói, vì mòn mỏi qúa.
8- "Trước khi người ta nghe tiếng chim kêu, bèn chờ dậy". Người già rất khó ngủ. Gà gáy lần đầu đã thức cho đến sáng, ngủ không ngon, nên ăn không khỏe.
9- "Trước khi tiếng con gái hát đều hạ hơi". Đây là tiếng nhạc. Khi còn trẻ ai cũng thích ca nhạc. Song khi đã già, không còn thấy vui vẻ nữa, như giọng hát đã hạ. Không muốn xem, không muốn nghe, không muốn nghĩ.
10- "Trước khi sợ sệt mà lên cao và hãi hùng lúc đi đường". Khi còn trẻ, ai cũng thích trèo cao, đi xa, nhưng khi già, lấy làm sợ hãi hai điều đó.
11- "Trước khi cây hạnh trổ bông". Tóc cũng theo thời gian mà bạc lần như bông của cây hạnh. Tóc bạc báo hiệu cho mọi người biết mình đã già (Oâsê 7:9).
12- "Trước khi cào cào trở nên nặng". Cào cào nhỏ lắm, nhẹ lắm, song đối với người già cũng cảm thấy nó nặng. Già thì yếu là dường nào!
13- "Trước khi sự ước ao chẳng còn nữa". Người già không còn ước ao gì, bởi không còn đủ nghị lực để nghe, để xem, để nói, để suy xét, phán đoán và quyết định, nên người già rất khó tin nhận Chúa.
14- "Vì bấy giờ ngươi đi đến nơi ở đời đời của mình, còn những kẻ tang chế đi vòng quanh các đường phố". Đó là cảnh chuẩn bị để chết. Linh cửu sẽ được khiêng đi qua các đường phố, phía sau có nhiều người để tang, than khóc.
Tác giả khuyên phải tưởng nhớ Đấng tạo hóa trước khi những việc đó xảy đến, tức là trước khi già. Bất cứ ai trẻ, biết mình sẽ già, biết mình sẽ chết. Vậy hãy tưởng nhớ Đấng tạo hóa trước khi già, trước khi chết.
II. TRƯỚC KHI CHẾT (Truyền đạo 12:5-7):
1- "Trước khi dây bạc đứt và chén vàng bể". Đới xưa người ta đốt đèn dầu như dầu dứa, dầu phụng, dầu Oâlive ... Dầu đựng trong chén vàng treo trên trần nhà bằng dây bạc. Nhưng lâu ngày, khi dây bạc đứt, thì chén vàng phải bể. Hai vật ấy chỉ về thể xác và linh hồn con người. Khi thể xác đã già yếu và chết, linh hồn phải ra đi. Chúng ta gọi là trút linh hồn, qua đời, từ trần, về với ông bà ...
2- "Trước khi vò vỡ ra bên suối và bánh xe gãy ra trên giếng". Mang vò ra suối, đẩy xe ra giếng là để lấy nước. Bên bờ suối, trên miệng giếng là nơi hẹn hò, gặp gỡ của nhiều người. Bao nhiêu ước mơ, hi vọng của họ bắt đầu tại đó, song bây giờ thì vò vỡ ra bên suối, xe gãy ra trên giếng, tức là mọi sự bẽ bàng, thất vọng. Sự chết không cho phép họ tiếp tục cho đến thành công, thỏa mãn, mà phải dở dang.
Trên kia là ánh sáng, dưới đây là nước, hai nhu cầu thiết yếu của sự sống con người không còn nữa, dĩ nhiên con người phải chết.
3- "Trước khi bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Đức Chúa Trời, là Đấng đã ban nó". Rõ ràng lắm, khi loài người chết, linh hồn bất diệt về với Đức Chúa Trời, tại đó được thưởng hay bị phạt tùy theo công việc của mỗi người (Amốt 4:12). Vì vậy, phải tưởng nhớ Đấng tạo hóa.
III. NGAY KHI CÒN THƠ ẤU (Truyền đạo 12:1a):
Không nên chờ đợi lúc đã già hay bất cứ khi nào, mà ngay bây giờ, dầu khi còn thơ ấu. Đừng để tuổi xuân xâm chiếm cuộc đời, làm cho mình quên Đấng Tạo hóa. Phải biết rằng từ xuân sang đông không bao lâu.
Samuên đã phục sự Đức Giêhôva từ khi còn thơ ấu (I Sam 3:1). Timôthê đã biết kinh thánh cà được cứu ngay khi còn thơ ấu (II Tim 3:15). Để tỏ lòng kính mến ai, chúng ta muốn tặng cho người đó một bó hoa rất tươi, rất đẹp, rất thơm, chớ không bao giờ tặng một bó hoa tàn. Đức Chúa Trời đã trách dân Ysơraên vì họ dâng cho Ngài con vật mù, qùe, đem làm của lễ (Mal 1:8). Ngài cho đó là một việc gian ác, vì khinh dễ Ngài, thay vì tôn kính Ngài.
Vậy, chúng ta không có phép đợi lúc đời mình đui, qùe, bệnh tật, tàn tạ, mới dâng cho Chúa, mới tưởng nhớ Ngài, mà ngay bây giờ, khi còn thơ ấu
TÓM TẮT SỰ DẠY DỖ CỦA SÁCH TRUYỀN ĐẠO
I. MỌI SỰ ĐỀU HƯ KHÔNG:
"Hư không" có nghĩa là qua đi, tạm thời, không tồn tại, không vĩnh cữu. "Thế gian với sự tham dục nó đều qua đi" (I Giăng 2:17).
"Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được" (I Tim 6:7).
"Mình lọt ra khỏi lòng mẹ trần truồng thể nào, ắt sẽ trở về thể ấy" (Truyền 5:15).
Trong đời Nôê, Chúa đã phá hủy công trình của loài người và cả sanh mạng của họ bằng nước. Đời này, Chúa sẽ hủy phá như vậy bằng lửa.
"Phải, ấy há chẳng phải bởi Đức Giêhôva vạn quân mà các dân làm việc cho lửa, và các nước nhọc nhằn cho sự hư không hay sao?" (Hab 2:13).
"Thế gian bấy giờ cũng bị hủy phá như vậy, là bị chìm đắm bởi nước lụt. Nhưng trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét và hủy phá kẻ ác" (II Phi 3:6-7).
Sách Truyền đạo có 30 câu chép về "SỰ HƯ KHÔNG".
Chúa Salômôn có đủ mọi sự. "Ta chẳng từ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ưa thích" (Truyền 2:10). Cuối cùng, chính ông minh chứng rằng: "Hư không của sự hư không, hư không của sự hư không, thảy đều hư không" (Truyền 1:2 ; 12:8).
II. SẼ CÓ SỰ ĐOÁN XÉT CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI:
Thế gian với mọi ham muốn đều qua đi, song linh hồn loài người tồn tại và bất diệt. Ai nấy phải chịu trách nhiệm về mọi việc mình làm dưới mặt trời.
1- Đức Chúa Trời sẽ đoán xét kẻ ác và người thiện (Truyền 3:17). Đấng Chí công vô tư không thể không thưởng thiện phạt ác. Ngài sẽ báo ứng xứng đáng cho mọi người theo việc họ làm.
2- Đức Chúa Trời sẽ đoán xét mọi việc (Truyền 11:9 ; 12:14). Dầu việc kín đáo hay tỏ tường, việc bí mật hay công khai, thảy đều bị đem ra đoán xét cách công minh.
3- Đức Chúa Trời sẽ lập một Tòa Thượng thẩm để đoán xét (Truyền 5:8).
Khắp mọi nơi trên thế giới trải qua các đời đều đầy dẫy sự bất công, bất nghĩa, nhưng chớ lấy làm lạ. Đức Chúa Trời sẽ lập một Tòa án Tối cao để đoán xét. Ngài không bỏ qua hành vi bất pháp của loài người đâu.
4- Đức Chúa Trời sẽ đoán xét đúng kỳ (Truyền 3:1). Không những mọi việc dưới trời có kỳ định, mà cũng thi hành theo phép lệ (Truyền 8:5-6 ; 9:11-12). "Thì thế và phép lệ" có nghĩa là mọi việc sẽ được đoán xét đúng thì giờ và phương pháp, không sớm cũng không muộn, không ai trốn tránh hoặc chối cãi được. Bây giờ, đầu nào cũng cúi xuống, miệng nào cũng ngậm lại. "Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những việc ác, nên lòng con loài người chuyên làm điều ác" (Truyền 8:11). "Và lòng người khôn ngoan biết thì thế và phép lệ" (Truyền 8:5).
Ai tin Chúa sẽ không bị đoán xét (Giăng 5:24 ; Rôma 8:1). Tất cả sự đoán xét mà chúng ta phải chịu thì Chúa Giêxu đã chịu cho chúng ta rồi. Trong ngài chỉ còn phần thưởng thôi (II Tim 4:6-8 ; Khải 22:12).
III. PHẢI KÍNH SỢ ĐỨC CHÚA TRỜI:
1- Kính sợ Đức Chúa Trời thì tránh khỏi điều ác (Truyền 7:18). Con người bất toàn, luôn luôn có những thái qúa. Thái qúa là tội, vì không còn đi trong đường công bình, ngay thẳng, mà đã lệch lạc qua bên hữu hay bên tả. Ai kính sợ Chúa thì tránh khỏi những điều đó.
2- Kính sợ Đức Chúa Trời là khôn ngoan (Truyền 7:26). Có người dại dột đến điên cuồng, bị ngã trong tay của người đàn bà gian ác như cá mắc lưới, như chim mắc bẫy. Nhưng "ai ăn ở đẹp lòng Đức Chúa Trời sẽ thoát khỏi nó", như Giôsép thoát khỏi vợ của Phôtipha.
3- Kính sợ Đức Chúa Trời thì có phước (Truyền 8:12-13). Kẻ ác dầu được sống lâu cũng không có phước, vì Chúa đã lên án tử hình họ rồi. Chúa cho họ sống lâu để họ có dịp ăn năn, nếu họ không ăn năn thì tội chồng trên tội, thạnh nộ chồng trên thạnh nộ. "Kẻ kính sợ Đức Chúa Trời sau rốt sẽ được phước".
4- Kính sợ Đức Chúa Trời là bổn phận của mỗi người (Truyền 3:14 ; 5:7 ; 12:13). Aên ngay ở lành cho đến mức nào, được người đời ca ngợi đến đâu, cũng chưa tròn bổn phận, vì chưa kính sợ Đức Chúa Trời. Bổn phận đối với Đức Chúa Trời là trước nhất và trên hết. Vì nếu không kính sợ Đức Chúa Trời, thì cũng không giữ điều răn của Ngài, mà vi phạm điều răn ấy thì sĩ nhục Ngài. Không có gì thay vào sự kính sợ Chúa và giữ các điều răn của Ngài.
Năm 1830, có hai giáo sĩ trở lại thăm một tù trưởng của chi phái Hottentot. Tù trưởng rất già, vì đã gần chín mươi tuổi, nên mù lòa. Các Giáo sĩ thấy cụ ngồi trên đất trong trại. Khi Cụ được các Giáo sĩ đến thăm thì siết tay họ, tuôn dòng lệ cảm tạ Đức Chúa Trời. Cụ nói: ‘Còn ít lâu nữa - vừa nói, vừa bốc trong tay một nắm bụi đất - tôi sẽ trở thành bụi đất, nhưng tôi sẽ thấy Đức Chúa Trời. Tôi mù, tôi không còn thấy ánh sáng ban ngày, song tôi sẽ thấy Chúa Giêxu bên hữu Đức Chúa Trời sẵn sàng tiếp đón linh hồn tôi'.
Nhưng Hoàng đế La mã là Trajar, khi gần qua đời đã nói: ‘Đầu này sẽ không đội mão miện nữa, tai này sẽ không nghe âm nhạc du dương nữa, mắt này sẽ không thấy cảnh đẹp nữa, còn linh hồn ta ... Linh hồn ta ơi, mầy sẽ ra sao?'.
Kính sợ Chúa và không kính sợ Chúa rất khác nhau.
IV. PHẢI SỐNG CÁCH THỰC TẾ:
1- Hãy ăn uống (Truyền 2:24 ; 5:18). Không phải ăn uống để đắm say, song để bổ sức, hầu phục vụ cho mọi người một cách xứng đáng (Truyền 10:17). Có gì ăn nấy theo lối thanh bần, không bốc ngắn cắn dài để mang nợ, mà lấy điều mình có làm đủ rồi (Hêb 13:5).
2- Vui vẻ và làm lành trọn đời mình (Truyền 3:12). "Làm lành rất vui". Làm lành trọn đời là vui trọn đời. Vui vẻ trọn đời trong sự kính sợ Chúa thì không có gì phước hơn cho một người.
3- Vui vẻ với vợ mình yêu dấu (Truyền 8:9). Đó là phần thưởng của con người trong đời nầy. Gia đình hạnh phúc là chồng kính sợ Chúa, đi trong đường lối Ngài, nên công việc được may mắn. Vợ có mặt luôn trong nhà như cây nho được thạnh mậu, con cái quây quần như các chồi Oâlive (Thi 128).
Nguyện ai nấy áp dụng sự dạy dỗ của sách Truyền đạo vào nếp sống hàng ngày của mình, và truyền đạt nó cho người khác
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét