Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Giấc Mơ của Một Đại Đế

Giấc Mơ của Một Đại Đế
Sau khi dân I-sơ-ra-ên vào trong đất hứa Ca-na-an, trải qua ba vương triều thịnh trị nhất trong lịch sử của I-sơ-ra-ên, thì vì sự phạm tội thờ hình tượng của Vua Sa-lô-môn vào lúc cuối đời của ông mà vào năm 930 TCN, sau khi Vua Sa-lô-môn qua đời, Thiên Chúa đã phân rẽ nước I-sơ-ra-ên thành hai vương quốc. Vương quốc phía bắc, bao gồm 10 chi phái, giữ nguyên tên là I-sơ-ra-ên; vương quốc phía nam, bao gồm hai chi phái, lấy tên là Giu-đa. Sau khi bị phân rẽ thành hai vương quốc, dân I-sơ-ra-ên vẫn tiếp tục phạm tội, chống nghịch Thiên Chúa. Vào năm 722 TCN Vương Quốc I-sơ-ra-ên đã bị xóa tên bởi Đế Quốc A-sy-ri và vào năm 587 TCN vương Quốc Giu-đa đã bị xóa tên bởi Đế Quốc Ba-by-lôn, còn gọi là Đế Quốc Canh-đê. Ba- by-lôn là tên kinh đô của đế quốc, còn Canh-đê là tên của dân tộc. Dân tộc Canh-đê và dân tộc I-sơ-ra-ên đều ra từ Sem, con trai út của Nô-ê. Trước khi chính thức xoá tên Vương Quốc Giu-đa, thì vào năm 606 TCN, Vua Nê-bu-cát-nết- xa Đệ Nhị (Nebuchadnezzar II) của Đế Quốc Ba-by-lôn đã đem quân đánh chiếm thành Giê- ru-sa-lem, trừng phạt Vua Giê-hô-gia-kim của Vương Quốc Giu-đa, về tội liên minh với Đế Quốc Ai-cập chống lại Đế Quốc Ba-by-lôn. Thánh Kinh chép về cuộc chiến này như sau: “Trong đời Giê-hô-gia-kim trị vì, Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn, xâm lấy xứ. Giê-hô- gia-kim thần phục người trong ba năm, rồi người đổi ý và phản nghịch với người” (II Các Vua 24:1). “Năm thứ ba về đời Giê-hô gia-kim, vua Giu-đa, thì Nê-bu-cát-nết-sa, vua Ba-by-lôn, đến thành Giê-ru-sa-lem và vây lấy. Chúa phó Giê-hô-gia-kim vua Giu-đa, và một phần khí mạnh của nhà Thiên Chúa vào tay người. Nê-bu-cát-nết-sa đem khí mạnh ấy về đất Si-nê-a, vào nhà của thần mình, và để trong kho của thần mình” (Đa-ni-ên 1:1-2). Vua Nê-bu-cát-nết-xa cũng truyền lệnh cho thái giám trưởng của mình là Át-bê-na bắt những thanh niên tài giỏi, có học và xinh đẹp trong vòng quý tộc của xứ Giu-đa mang về phục vụ trong cung điện Ba-by-lôn, mở đầu cho thời kỳ 70 năm lưu đày của dân I-sơ-ra-ên. Trong số những người bị bắt đó, có một người tên là Đa-ni-ên và ba người bạn của ông. Vua Nê-bu- cát-nết-xa chuộng tài của Đa-ni-ên và ba người bạn của ông, nên cắt cử họ đứng chầu trước mặt vua trong vai trò cố vấn (Đa-ni-ên 1:3-21) và sau đó giao quyền cai trị kinh đô Ba-by-lôn cho ba người bạn của Đa-ni-ên. Vào năm thứ hai của Vương Triều Nê-bu-cát-nết-xa thì có một biến cố quan trọng xảy ra, được chính tay Đa-ni-ên ghi lại trong Thánh Kinh, như sau: Thánh Kinh, sách Đa-ni-ên, chương 2: 1 Trong năm thứ hai đời vua Nê-bu-cát-nết-sa, vua thấy chiêm bao, thì trong lòng bối rối và mất giấc ngủ. 2 Vậy, vua truyền đòi các đồng bóng, thuật sĩ, thầy bói, và người Canh-đê để cắt nghĩa chiêm bao cho vua. Họ bèn đến chầu trước mặt vua. 3 Vua nói cùng họ rằng: Ta đã thấy một chiêm bao; và lòng ta bối rối, muốn biết chiêm KTT_004 Giấc Mơ của Một Đại Đế                                                                              Trang 1
bao đó. 4 Những người Canh-đê nói cùng vua bằng tiếng A-ra-mai rằng: Tâu vua, chúc vua sống đời đời! Xin thuật chiêm bao cho những kẻ tôi tớ vua, và chúng tôi sẽ giải nghĩa. 5 Vua trả lời cho những người Canh-đê rằng: Sự ấy đã ra khỏi ta. Nếu các ngươi không nói cho ta biết chiêm bao đó thể nào và lời giải nó làm sao, thì các ngươi sẽ bị phân thây, nhà các ngươi sẽ trở nên đống phân. 6 Nhưng nếu các ngươi tỏ chiêm bao và lời giải nó cho ta, thì các ngươi sẽ được lễ vật, phần thưởng, và vinh quang lớn từ nơi ta. Các ngươi hãy tỏ cho ta chiêm bao đó và lời giải nó thế nào. 7 Họ tâu lại lần thứ hai rằng: Xin vua kể chiêm bao cho những kẻ tôi tớ vua, và chúng tôi sẽ cắt nghĩa. 8 Vua rằng: Ta biết chắc các ngươi tìm cách để huỡn thì giờ, vì các ngươi thấy sự ấy đã ra khỏi ta. 9 Nhưng, nếu các ngươi không tỏ cho ta biết chiêm bao, thì cũng chỉ có một luật cho các ngươi; vì các ngươi đã điều đình với nhau đem những lời giả dối bậy bạ nói cùng ta, cho đến ngày giờ sẽ thay đổi. Vậy, hãy nói chiêm bao cho ta, và ta sẽ biết rằng các ngươi có thể giải nghĩa được. 10 Những người Canh-đê tâu lại cùng vua rằng: Chẳng có người nào trên đất nầy có thể tỏ ra việc của vua; vì chẳng có vua nào, chúa nào, người cai trị nào đem việc như thế hỏi đồng bóng, thuật sĩ, hay người Canh-đê nào. 11 Vì sự vua đòi là hiếm có, và không ai có thể tỏ cho vua được, chỉ có các vì thần không ở với loài xác thịt. 12 Vậy nên vua phát tức mình và giận dữ lắm, bèn truyền mạng lịnh giết chết hết những nhà thông thái của Ba-by-lôn. 13 Vậy mạng lịnh đó đã truyền ra; người ta hầu đem giết hết thảy những nhà thông thái, lại tìm Đa-ni-ên cùng đồng bạn người để giết. 14 Bấy giờ Đa-ni-ên lấy sự khôn ngoan trí thức mà nói với A-ri-ốc, quan thị vệ của vua, đã đi ra đặng giết những nhà thông thái của Ba-by-lôn. 15 Người cất tiếng nói cùng A-ri-ốc, quan thị vệ của vua, rằng: Sao lại có mạng lịnh nghiêm cấp dường ấy ra từ vua? A-ri-ốc bèn kể chuyện cho Đa-ni-ên rõ. 16 Tức thì Đa-ni-ên vào, xin vua cho mình một hạn nữa, hầu có thể giải nghĩa điềm chiêm bao đó cho vua. 17 Đoạn, Đa-ni-ên trở về nhà, và tỏ sự ấy cho các bạn mình là Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria. 18 Người xin họ cầu Thiên Chúa ở trên trời dủ lòng thương xót họ về sự kín nhiệm nầy, hầu cho Đa-ni-ên và đồng bạn mình khỏi phải chết với những nhà thông thái khác của Ba-by-lôn. 19 Vậy sự kín nhiệm được tỏ ra cho Đa-ni-ên trong sự hiện thấy ban đêm; Đa-ni-ên bèn tôn vinh Chúa trên trời. 20 Đoạn Đa-ni-ên cất tiếng nói rằng: Tôn vinh danh Thiên Chúa đời đời vô cùng! vì sự khôn ngoan và quyền năng đều thuộc về Ngài. 21 Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua; ban sự khôn ngoan cho kẻ khôn ngoan, và sự thông biết cho kẻ tỏ sáng. 22 Chính Ngài tỏ ra những sự sâu xa kín nhiệm; Ngài biết những sự ở trong tối tăm và sự sáng ở với Ngài. 23 Hỡi Thiên Chúa của tổ phụ tôi! Tôi cảm ơn và tôn vinh Ngài, vì Ngài đã ban cho tôi sự khôn ngoan và quyền phép, và bây giờ Ngài đã khiến tôi biết điều chúng tôi cầu hỏi Ngài, mà tỏ cho chúng tôi biết việc của vua. KTT_004 Giấc Mơ của Một Đại Đế                                                                              Trang 2
24 Vậy nên Đa-ni-ên đến nhà A-ri-ốc, là người vua đã truyền cho diệt những nhà thông thái của Ba-by-lôn; và nói cùng người như vầy: Đừng diệt những nhà thông thái của Ba- by-lôn; nhưng hãy đưa tôi vào trước mặt vua, thì tôi sẽ giải nghĩa điềm chiêm bao cho vua. 25 Bấy giờ A-ri-ốc vội vàng dẫn Đa-ni-ên đến trước mặt vua, và tâu cùng vua như vầy: Tôi đã tìm thấy một người trong những con cái Giu-đa bị bắt làm phu tù, người ấy sẽ cho vua biết sự giải nghĩa đó. 26 Vua cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên, mà người ta vẫn gọi là Bên-sơ-xát-sa, rằng: Quả thật rằng ngươi có thể tỏ cho ta biết điềm chiêm bao ta đã thấy, và lời giải nó chăng? 27 Đa-ni-ên ở trước mặt vua trả lời rằng: Sự kín nhiệm mà vua đã đòi, thì những nhà thông thái, thuật sĩ, đồng bóng, thầy bói đều không có thể tỏ cho vua được. 28 Nhưng có một Thiên Chúa ở trên trời tỏ ra những đều kín nhiệm; và đã cho vua Nê- bu-cát-nết-sa biết điều sẽ tới trong những ngày sau rốt. Vậy, chiêm bao của vua và các sự hiện thấy của đầu vua đã thấy trên giường mình là như vầy: 29 Hỡi vua, khi vua nằm trên giường, có những tư tưởng về sự xảy đến sau nầy, thì Đấng hay tỏ sự kín nhiệm đã cho vua biết sự sẽ xảy đến. 30 Về phần tôi, sự kín nhiệm đó đã tỏ ra cho tôi, không phải vì tôi có sự khôn ngoan gì hơn người nào sống; nhưng để được giải nghĩa cho vua hiểu, và cho vua biết những ý tưởng trong lòng mình. 31 Hỡi vua, vua nhìn xem, và nầy, có một pho tượng lớn. Pho tượng đó to lớn và rực rỡ lạ thường; đứng trước mặt vua, và hình dạng dữ tợn. 32 Đầu pho tượng nầy bằng vàng ròng; ngực và cánh tay bằng bạc; bụng và vế bằng đồng; 33 ống chơn bằng sắt; và bàn chơn thì một phần bằng sắt một phần bằng đất sét. 34 Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải bởi tay đục ra, đến đập vào bàn chơn bằng sắt và đất sét của tượng, và làm cho tan nát. 35 Bấy giờ sắt, đất sét, đồng, bạc, và vàng đều cùng nhau tan nát cả; trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió đùa đi, chẳng tìm nơi nào cho chúng nó; nhưng hòn đã đập vào pho tượng thì hóa ra một hòn núi lớn và đầy khắp đất. 36 Đó là điềm chiêm bao. Bây giờ chúng tôi sẽ giải nghĩa ra trước mặt vua. 37 Hỡi vua, vua là vua các vua, vì Chúa trên trời đã ban nước, quyền, sức mạnh, và sự vinh quang cho vua. 38 Ngài đã trao trong tay vua những con cái loài người, những thú đồng và chim trời, dầu chúng nó ở nơi nào, Ngài cũng đã làm cho vua được cai trị hết thảy; vậy vua là cái đầu bằng vàng. 39 Nhưng sau vua, sẽ dấy lên một nước khác, kém nước của vua; rồi một nước thứ ba, tức là đồng, sẽ cai quản khắp đất. 40 Lại có một nước thứ tư mạnh như sắt; vì sắt hay đập vỡ và bắt phục mọi vật, thì nước ấy cũng sẽ đập vỡ và nghiền nát như là sắt vậy. 41 Còn như vua đã thấy bàn chơn và ngón chơn nửa bằng đất sét nửa bằng sắt, ấy là một nước sẽ phải phân chia ra; nhưng trong nước đó sẽ có sức mạnh của sắt, theo như vua đã thấy sắt lộn với đất sét. 42 Những ngón chơn nửa sắt nửa đất sét, nước đó cũng nửa mạnh nửa giòn. 43 Vua đã thấy sắt lộn với đất sét, ấy là chúng nó lộn nhau bởi giống loài người; song không dính cùng nhau, cũng như sắt không ăn với đất sét. 44 Trong đời các vua nầy, Chúa trên trời sẽ dựng nên một nước không bao giờ bị hủy diệt, quyền nước ấy không bao giờ để cho một dân tộc khác; song nó sẽ đánh tan và hủy diệt hết các nước trước kia, mà mình thì đứng đời đời; KTT_004 Giấc Mơ của Một Đại Đế                                                                              Trang 3
45 Theo như vua đã xem thấy hòn đá đục ra từ núi, chẳng phải bởi tay, đã đập vỡ sắt, đồng, đất sét, bạc và vàng. Thiên Chúa vĩ đại đã cho vua biết sự sau nầy sẽ đến. Điềm chiêm bao nầy là thật, và lời giải nó là chắc chắn. 46 Bấy giờ vua Nê-bu-cát-nết-sa sấp mặt xuống, lạy Đa-ni-ên, và truyền dâng lễ vật cùng đồ thơm cho người. 47 Đoạn, vua cất tiếng nói cùng Đa-ni-ên rằng: Quả thật, Thiên Chúa các ngươi là Thiên Chúa của các thần, và là Chúa của các vua; chính Ngài là Đấng tỏ ra những sự kín nhiệm nầy. 48 Vua bèn tôn Đa-ni-ên lên sang trọng và ban cho người nhiều lễ vật trọng. Vua lập người cai trị cả tỉnh Ba-by-lôn, và làm đầu các quan cai những nhà thông thái của Ba- by-lôn. 49 Đa-ni-ên cầu xin vua, thì vua lập Sa-đơ-rắc, Mê-sác và A-bết-Nê-gô cùng cai trị tỉnh Ba-by-lôn, còn Đa-ni-ên thì chầu nơi cửa vua. Những lời ký thuật trên đây trong Thánh Kinh chính là lời tiên tri thứ nhất từ Thiên Chúa, liên quan đến dòng lịch sử của nhân loại. Lời tiên tri này được mạc khải từ hơn 2,500 năm trước, cho Vua Nê-bu-cát-nết-xa Đệ Nhị của Đế Quốc Ba-by-lôn, trong một giấc chiêm bao. Ý nghĩa của lời tiên tri đã được giải bày bởi Đa-ni-ên, là một người I-sơ-ra-ên kính sợ Thiên Chúa, trong vai trò một tiên tri của Thiên Chúa.
Hình minh họa pho tượng và hòn đá trong giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-xa (Bùi Hồng Vũ) Một đế quốc là một quốc gia hùng mạnh, có nhiều chư hầu, tức có nhiều quốc gia khác chịu đầu phục hoặc có nhiều thuộc địa. Xưa nay, có nhiều đế quốc trong lịch sử của loài người, tuy nhiên, qua giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-sa, Thánh Kinh chỉ tiên tri về bốn đế quốc có liên quan đến dân tộc I-sơ-ra-ên và một chính quyền toàn cầu trong những ngày sau cùng. Bốn đế quốc và hệ thống chính quyền toàn cầu này sẽ lần lượt xuất hiện, rồi bị tiêu diệt theo thứ tự
KTT_004 Giấc Mơ của Một Đại Đế                                                                              Trang 4
mà Thiên Chúa đã báo trước. Pho tượng mà Vua Nê-bu-cát-nết-xa Đệ Nhị nhìn thấy trong chiêm bao tiêu biểu cho hệ thống chính quyền của loài người được hình thành từ năm 626 TCN, là năm Đế Quốc Ba-by-lôn được thành lập, và kéo dài cho đến ngày cuối cùng của Kỳ Tận Thế, khi Đức Chúa Jesus Christ tái lâm trên đất, tiêu diệt  mọi thế lực cầm quyền của loài người, và thiết lập Vương Quốc Ngàn Năm của Ngài.
Lời tiên tri trong Thánh Kinh Sự kiện trong lịch sử
Đầu bằng vàng ròng. Đế Quốc Ba-by-lôn (Babylonian Empire), (625 TCN – 539 TCN).
Ngực và cánh tay bằng bạc. Đế Quốc Mê-đi và Phê-rơ-sơ (Medo-Persian Empire), (539 TCN – 333 TCN).
Bụng và vế bằng đồng. Đế Quốc Hy-lạp (Grecian Empire), (333 TCN – 146 TCN).
Hai ống chân bằng sắt. Đế Quốc La-mã (Roman Empire), (146 TCN - 70).
Hai bàn chân bằng sắt trộn đất sét. Liên Hiệp Quốc (United Nations). Trong những ngày sau cùng, Liên Hiệp Quốc sẽ chia thế giới thành mười đặc khu, dưới quyền cai trị của mười đặc sứ, trong một hệ thống chính quyền toàn cầu, do AntiChrist (kẻ chống nghịch Đức Chúa Jesus Christ) cầm đầu. Sự kiện này sẽ xảy ra sau khi Đức Chúa Jesus Christ đem Hội Thánh của Ngài ra khỏi thế gian trong một ngày rất gần đây.
Nhìn vào toàn thể bức tượng trong giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-sa, chúng ta thấy mỗi đế quốc được tiêu biểu bằng một chất kim loại, đi từ loại có giá trị nhất và có tính mềm mại nhất, là vàng, sa sút dần đến loại có giá trị thấp nhất và có tính cứng rắn nhất, là sắt. Sau cùng, là hệ thống chính quyền toàn cầu với hỗn hợp sắt và đất sét, là hai chất có giá trị thấp nhất, với đặc tính cứng mà dòn, dễ bị tan vỡ. Giá trị của kim loại tiêu biểu cho sức mạnh kinh tế của chính quyền. Độ cứng của kim loại tiêu biểu cho sức mạnh quân sự của chính quyền. Theo dòng thời gian, sức mạnh kinh tế của các đế quốc suy yếu dần nhưng sức mạnh quân sự thì gia tăng. Tuy nhiên, trong hệ thống chính quyền toàn cầu, sức mạnh quân sự của chính quyền sẽ bị phân rã vì sự khủng hoảng kinh tế trầm trọng, để rồi cuối cùng, bị hủy diệt bởi chính Đức
KTT_004 Giấc Mơ của Một Đại Đế                                                                              Trang 5
Chúa Jesus Christ khi Ngài tái lâm trên đất. Đế Quốc Ba-by-lôn (625 TCN – 539 TCN) Vào năm 722 TCN, Thiên Chúa đã dùng Đế Quốc A-sy-ri để sửa phạt Vương Quốc I-sơ-ra-ên, bao gồm 10 chi phái của dân I-sơ-ra-ên. Vương Quốc I-sơ-ra-ên hoàn toàn bị xóa sổ và con dân I-sơ-ra-ên trong vương quốc bị phân tán đi làm phu tù khắp nơi trong Đế Quốc A-sy-ri. Thế nhưng, Vương Quốc Giu-đa không học được bài học đau thương đó, họ vẫn sống trong tội lỗi, mặc cho Tiên Tri Giê-rê-mi suốt 40 năm kêu gọi họ ăn năn. Tội lỗi đã làm băng hoại Vương Quốc Giu-đa đến mức độ Tiên Tri Giê-rê-mi đã ghi lại lời phán của Thiên Chúa trong sách Giê-rê-mi 5:1, như sau: “Hãy đi dạo các đường phố Giê-ru-sa-lem, và nhìn xem, Hãy dò hỏi tìm kiếm nơi các chợ, thử có thấy một người chăng, nếu có một người làm sự công bình, tìm sự trung tín, thì ta sẽ tha thứ cho thành ấy. Dầu chúng nó nói rằng: Thật như Đức Giê-hô-va Hằng Sống! ấy cũng là thề dối!” Đế Quốc Ba-by-lôn đã được Thiên Chúa dùng làm ngọn roi sửa phạt Vương Quốc Giu-đa. Vì dân I-sơ-ra-ên phạm tội chống nghịch các điều răn của Thiên Chúa, trong đó có sự kiện họ đã không giữ 70 năm Sa-bát theo mệnh lệnh của Thiên Chúa, nên Ngài phạt họ phải chịu 70 năm bị lưu đày tại Ba-by-lôn. Thiên Chúa truyền cho dân I-sơ-ra-ên rằng, sau khi họ vào trong đất hứa Ca-na-an, thì cứ sau mỗi sáu năm họ phải để cho đất yên nghỉ một năm, và năm đó được gọi là năm Sa-bát (Sa-bát có nghĩa là nghỉ ngơi): “1 Đức Giê-hô-va cũng phán cùng Môi-se tại trên núi Si-na-i rằng: 2 Hãy truyền cho dân I-sơ-ra-ên rằng: Khi các ngươi đã vào xứ Ta sẽ ban cho rồi, thì đất phải nghỉ, giữ một lễ Sa-bát cho Đức Giê-hô-va. 3 Trong sáu năm, ngươi sẽ gieo ruộng và hớt nho mình, cùng thâu hoạch thổ sản. 4 Nhưng năm thứ bảy sẽ là năm Sa-bát, để cho đất nghỉ, tức là một năm Sa-bát cho Đức Giê-hô-va; ngươi chẳng nên gieo ruộng mình hay là hớt nho mình; 5 chẳng nên gặt lại những chi đã tự mọc lên sau khi mùa màng, và đừng hái nho của vườn nho không hớt sửa: ấy sẽ là một năm cho đất nghỉ. 6 Phàm vật gì mà đất sanh sản trong năm Sa-bát, sẽ dùng làm đồ ăn cho ngươi, cho tôi trai tớ gái ngươi, cho kẻ làm thuê của ngươi, và cho kẻ ngoại bang kiều ngụ với ngươi; 7 cùng luôn cho lục súc và thú vật ở trong xứ ngươi nữa; hết thảy thổ sản dùng làm đồ ăn vậy” (Lê-vi Ký 25:1-7). Thánh Kinh không nói rõ dân I-sơ-ra-ên không giữ năm Sa-bát từ khi nào. Họ đã có khi giữ và có khi không giữ hay là suốt 490 năm họ đã không giữ năm Sa-bát, chúng ta không biết. Hình phạt 70 năm bị lưu đày tại Ba-by-lôn tương xứng với 70 năm Sa-bát của Thiên Chúa đã bị dân I-sơ-ra-ên bỏ qua! Hình phạt này kèm theo lời hứa phục hồi, được Tiên Tri Giê-rê-mi theo lệnh của Thiên Chúa, công bố trước khi Vua Nê-bu-cát-nết-xa Đệ Nhị đánh chiếm Giê-ru-sa-lem: “Vả, Đức Giê-hô-va phán như vầy: Khi bảy mươi năm sẽ mãn cho Ba-by-lôn, Ta sẽ thăm viếng các ngươi, sẽ làm trọn lời tốt lành cho các ngươi, khiến các ngươi trở về đất nầy” (Giê-rê-mi 29:10). Dân I-sơ-ra-ên bị lưu đày tại Ba-by-lôn kể từ năm 606 TCN [1]. Cuộc lưu đày của dân I-sơ-ra- ên chia thành ba đợt, trải qua một khoảng thời gian 20 năm: 1. Năm 606 TCN: Đa-ni-ên, ba người bạn của ông, và phần lớn con cháu các nhà quý tộc trong dân I-sơ-ra-ên bị lưu đày đến Ba-by-lôn (Đa-ni-ên 1:1-6).
KTT_004 Giấc Mơ của Một Đại Đế                                                                              Trang 6
2. Năm 597 TCN: Vua Giê-hô-gia-kim và Vua Giê-hô-gia-kin cùng hoàng tộc của nước Giu-đa bị lưu đày đến Ba-by-lôn (II Sử Ký 36; II Các Vua 24:15-17). 3. Năm 587 TCN: Thành Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt, hầu hết dân chúng còn lại, trừ những người nghèo, đều bị lưu đày đến Ba-by-lôn (II Các Vua 25). Mặc dù Thiên Chúa bắt đầu thi hành án phạt 70 năm bị lưu đày trên dân I-sơ-ra-ên từ năm 606 TCN, nhưng Ngài đã tiến hành từng bước một để cho họ có cơ hội ăn năn. Tuy nhiên, dân I-sơ-ra-ên vẫn cứng lòng, chẳng những họ không ăn năn mà phạm tội càng hơn, và bách hại cả tiên tri của Chúa. Vì thế, kể từ năm 587 TCN, dân I-sơ-ra-ên hoàn toàn bị mất tư cách độc lập của một quốc gia. Dù sau này Thiên Chúa giữ đúng lời hứa, chấm dứt hình phạt 70 năm bị lưu đày, đưa họ quay về đất Ca-na-an để xây dựng lại Giê-ru-sa-lem và đền thờ Thiên Chúa, nhưng dân I-sơ-ra-ên vẫn luôn sống dưới sự đô hộ của dân ngoại. Đế Quốc Mê-đi và Phê-rơ-sơ (539 TCN – 333 TCN) Ngày 10 tháng 10 năm 539 TCN, vào đời Vua Bên-xát-sa của Đế Quốc Ba-by-lôn, Thiên Chúa đã dùng Đa-ri-út, người nước Mê-đi, chú của Vua Si-ru thuộc Đế Quốc Mê-đi và Phe-rơ-sơ, đánh chiếm Ba-by-lôn. Trong đêm đó, Đa-ri-út giết chết Vua Bên-xát-xa rồi lên ngôi vua của Ba-by-lôn [2]. Sau khi Vua Đa-ri-út qua đời vào năm 536 TCN, Vua Si-ru lên làm vua Ba-by-lôn [3]. Trong năm đầu tiên làm vua tại Ba-by-lôn, Vua Si-ru đã ra chiếu chỉ phóng thích dân I-sơ- ra-ên bị phu tù tại Ba-by-lôn, để họ được trở về xây dựng lại đền thờ của Thiên Chúa tại Giê- ru-sa-lem. Sự kiện này chấm dứt giai đoạn 70 năm dân I-sơ-ra-ên bị lưu đày tại Ba-by-lôn, từ năm 606 TCN đến năm 536 TCN, y theo lời phán trước của Thiên Chúa (Đa-ni-ên 1:1; E-xơ-ra 1:1). Điều lạ lùng là, hơn 100 năm trước khi Vua Si-ru được sinh ra (Vua Si-ru được sinh ra vào khoảng năm 600 TCN hoặc năm 575 TCN), thì Thiên Chúa đã sai Tiên Tri Ê-sai ghi lại những lời sau đây về Vua Si-ru: “Chúa làm ứng nghiệm lời của tôi tớ Ngài; phán về thành Giê-ru-sa-lem rằng: Nó sẽ có người ở; và về các thành của Giu-đa rằng: Nó sẽ được lập lại, Ta sẽ dựng lại các nơi hoang vu của nó; phán cùng vực sâu rằng: Hãy khô đi, Ta sẽ làm cạn các sông; phán về Si-ru rằng: Nó là người chăn chiên của Ta; nó sẽ làm nên mọi sự Ta đẹp lòng; lại cũng phán về Giê-ru-sa-lem rằng: Nó sẽ được lập lại, và phán về đền thờ rằng: Nền ngươi sẽ lại lập” (Ê-sai 44:26-28). “Đức Giê-hô-va phán thể nầy cùng Si-ru, là người xức dầu của Ngài, Ta đã cầm lấy tay hữu người, đặng hàng phục các nước trước mặt người, và Ta sẽ tháo dây lưng các vua; mở các cửa thành trước mặt người, và các cổng không bị đóng lại: Ta sẽ đi trước mặt ngươi, ban bằng các đường gập ghềnh; phá vỡ các cửa bằng đồng, bẻ gãy then gài bằng sắt; Ta sẽ ban vật báu chứa trong nơi tối, của cải chứa trong nơi kín cho ngươi, để ngươi biết rằng chính Ta, là Đức Giê-hô-va, Thiên Chúa của I-sơ-ra-ên, đã lấy tên ngươi gọi ngươi” (Ê-sai 45:1-3). Chính Vua Si-ru đã ra chiếu chỉ như sau: “Giê-hô-va Thiên Chúa đã ban các nước thế gian cho ta, và chánh Ngài có biểu ta xây cất cho Ngài một đền thờ tại Giê-ru-sa-lem, trong xứ Giu-đa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, khá trở lên Giê-ru-sa-lem trong xứ Giu-đa, đặng cất lại đền thờ Giê-hô-va, là Thiên Chúa của I-sơ-ra-ên, vẫn ngự tại Giê-ru-sa-lem. Nguyện Thiên Chúa người ấy ở cùng người! Hễ dân Giu-đa còn sót lại, mặc dầu ở đâu, thì bổn dân của nơi họ ở, phải tiếp trợ họ bằng bạc, vàng, của cải, súc vật, không kể những của lễ KTT_004 Giấc Mơ của Một Đại Đế                                                                              Trang 7
lạc hiến về đền của Thiên Chúa ở tại Giê-ru-sa-lem” (E-xơ-ra 1:2-4). vào năm 333 TCN, Đế Quốc Mê-đi và Phe-rơ-sơ bị mất vào tay A-lịch-sơn Đại Đế của Đế Quốc Hy-lạp. Đế Quốc Hy-lạp (333 TCN – 146 TCN) Đế quốc Hy-lạp được hình thành vào khoảng năm 2500 TCN nhưng thời gian có liên quan đến pho tượng trong giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-sa là từ năm 333 TCN, khi đế quốc này, dưới sự thống trị của A-lịch-sơn Đại Đế, thôn tính Đế Quốc Mê-đi và Phe-rơ-sơ. Kể từ đó, Đế Quốc Hy-lạp trở thành đế quốc có biên giới lớn nhất trong các đế quốc, bao gồm các phần đất của cả ba châu: Châu Âu, Châu Á, và Châu Phi.  Người ta cho rằng, nếu A-lịch-sơn Đại Đế không chết sớm, thì Đế Quốc Hy-lạp sẽ bao trùm trọn vẹn cả Châu Âu, Châu Á, và Châu Phi. Sự cực thịnh và bành trướng rộng của Đế Quốc Hy-lạp khiến cho văn hóa và tiếng nói của Hy-lạp được lan truyền khắp nơi, dọn đường cho sự rao giảng Tin Lành mấy trăm năm sau đó được nhiều thuận tiện. Đế quốc Hy-lạp bị Đế Quốc La-mã thôn tính vào năm 146 TCN. Đế Quốc La-mã (146 TCN – 70) Đế Quốc La-mã được sáng lập từ năm 753 TCN nhưng thời gian có liên quan đến pho tượng trong giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-sa là từ khi đế quốc này thôn tính Đế Quốc Hy-lạp vào năm 146 TCN cho đến năm 70, khi đền thờ Thiên Chúa và thành Giê-ru-sa-lem bị hủy diệt. Đế Quốc La-mã với quân lực hùng mạnh giữ gìn an ninh khắp lãnh thổ và khuynh hướng xây dựng các công trình giao thông, đã khiến cho sự rao giảng Tin Lành được phát triển mạnh mẽ trong suốt ba thế kỷ đầu của Hội Thánh. Ngay cả sự bắt bớ Đạo Chúa bởi các hoàng đế La- mã cũng tích cực góp phần vào việc thúc đẩy con dân Chúa tản lạc khắp nơi, rao truyền Đạo Chúa. Đế Quốc La-mã chính thức kết thúc vào năm 1453 bởi Đế Quốc Ottoman (Thổ-nhĩ-kỳ). Ngày nay, phần lớn các quốc gia trước đây thuộc Đế Quốc La-mã liên kết thành Khối Liên Hiệp Châu Âu (European Union). Phần lớn các nhà giải kinh cho rằng, Đế Quốc La-mã sẽ hồi sinh trong những ngày cuối cùng, qua sự hình thành một Hợp Chủng Quốc Châu Âu (United States of Europe) với 10 tiểu bang, và AntiChrist, kẻ chống nghịch Đức Chúa Jesus Christ sẽ xuất hiện từ trong Hợp Chủng Quốc Châu Âu. Tuy nhiên, rất có thể Hợp Chủng Quốc Châu Âu chỉ là thế lực để mở đường cho AntiChrist lên cầm quyền cơ chế Liên Hiệp Quốc và biến Liên Hiệp Quốc thành một chính quyền toàn cầu, đã được hai bàn chân của pho tượng trong giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-sa tiêu biểu. Chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết trong chương kế tiếp. Thời Kỳ Hội Thánh (27 – ?) Thứ Sáu ngày 30 tháng 5 năm 27 theo Lịch Julian, là ngày Đức Thánh Linh giáng lâm và Hội Thánh của Đức Chúa Trời được thành lập. Trước đó 53 ngày, dân I-sơ-ra-ên đã chối bỏ Đức Chúa Jesus Christ, không nhận Ngài là Đấng Cứu Rỗi và Vua của dân I-sơ-ra-ên. Họ đã bắt và giao nộp Ngài cho chính quyền La-mã đóng đinh Ngài trên thập tự giá. Kể từ đó, Đức Chúa Trời đã yên lặng đối với dân I-sơ-ra-ên và sai khiến các tôi tớ của Ngài rao giảng Tin Lành cho các dân tộc khác. Theo lời tiên tri của Phao-lô, được ghi lại trong sách Rô-ma 11:25-26, thì khi số dân ngoại, tức là các dân không thuộc dân tộc I-sơ-ra-ên, được nhập vào đủ số trong Hội Thánh của Đức Chúa Trời, thì cả dân I-sơ-ra-ên sẽ được giải cứu: “Vả, hỡi anh em, tôi không muốn anh em chẳng biết sự mầu nhiệm nầy, e anh em tự cho mình khôn ngoan chăng: ấy là một phần dân I-sơ-ra-ên đã sa vào sự cứng lòng, cho đến chừng nào số dân ngoại nhập vào được đầy đủ; vậy thì cả dân I-sơ-ra-ên sẽ được cứu” (Rô-ma 11:25-26). KTT_004 Giấc Mơ của Một Đại Đế                                                                              Trang 8
Không ai biết được con số dân ngoại sẽ được cứu là bao nhiêu, cũng như khi nào thì dân ngoại nhập vào Hội Thánh được đủ số. Tuy nhiên, khi nhìn vào sự kiện dân I-sơ-ra-ên tái lập quốc vào ngày 14 tháng 5 năm 1948 thì những ai tin Thánh Kinh, biết rõ rằng, ngày cả dân I- sơ-ra-ên được cứu đã gần. Theo Thánh Kinh, trước khi dân I-sơ-ra-ên được cứu, Hội Thánh của Đức Chúa Trời sẽ được Đức Chúa Jesus Christ đem ra khỏi thế gian, và một hệ thống chính quyền toàn cầu sẽ xuất hiện. Khi đó, thời kỳ Thiên Chúa đoán phạt toàn thế gian sẽ khởi đầu và kéo dài suốt bảy năm. Thời kỳ đó còn được gọi là Kỳ Đạn Nạn hoặc Kỳ Tận Thế, đã được chép chi tiết trong sách Khải Huyền. Nói cách khác, ngày 14 tháng 5 năm 1948, chương trình của Đức Chúa Trời dành cho dân I- sơ-ra-ên đã tái khởi động. Vì số phận của dân I-sơ-ra-ên có liên quan chặt chẽ đến thế lực cầm quyền cuối cùng của loài người trên đất (hai bàn chân của pho tượng trong giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-sa), nên sự kiện dân I-sơ-ra-ên tái lập quốc sau hơn 2,500 năm bị mất chủ quyền chính là tiếng báo thức của chiếc đồng hồ lịch sử nhân loại. Sự kiện ấy kêu gọi toàn thể nhân loại hãy ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời qua sự chết chuộc tội của Đức Chúa Jesus Christ, trước khi Kỳ Tận Thế đến với tất cả những sự kinh hoàng chưa từng có và sẽ không bao giờ có lại trong toàn thể lịch sử của vũ trụ. Lời Kêu Gọi Bạn Đọc Tin Nhận Sự Cứu Rỗi của Đức Chúa Trời Nếu bạn chưa hề thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời, và đọc được những dòng chữ này trước khi Hội Thánh của Đức Chúa Trời được đem ra khỏi thế gian, chúng tôi kêu gọi bạn hãy ăn năn tội và tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời để bạn được nhập vào Hội Thánh của Đức Chúa Trời và không bị ở lại trong thế gian chịu khổ suốt bảy năm đại nạn. Nếu bạn là người đọc được những dòng chữ này sau khi Hội Thánh của Đức Chúa Trời đã được cất ra khỏi thế gian và hệ thống chính quyền toàn cầu đã được thiết lập, bạn vẫn còn cơ hội ăn năn tội và tin nhận sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên bạn sẽ phải chịu trải qua sự bách hại bởi chính quyền. Bạn phải giữ vững đức tin cho đến chết, thì khi bảy năm đại nạn kết thúc, bạn sẽ được sống lại và cùng cai trị với Đức Chúa Jesus Christ trong Vương Quốc Ngàn Năm của Ngài. Bạn phải từ chối mang con dấu của kẻ cầm đầu chính quyền toàn cầu, từ chối quỳ lạy hình tượng của hắn. Tước vị của hắn có thể là “Tổng Thống Liên Hiệp Quốc,” “Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc,” “Chủ Tịch Liên Hiệp Quốc,” vv... nhưng Thánh Kinh gọi hắn là kẻ chống nghịch Đấng Christ (AntiChrist). Bạn cần giữ cuốn sách Kỳ Tận Thế này chung với cuốn Thánh Kinh để có thể tham khảo và hiểu được những gì đã được Đức Chúa Trời bày tỏ trong sách Khải Huyền của Thánh Kinh về những ngày cuối cùng của Kỳ Tận Thế. Hệ Thống Chính Quyền Toàn Cầu (Kéo Dài Trong Bảy Năm) Sau khi Hội Thánh của Đức Chúa Trời được cất ra khỏi thế gian, tình hình kinh tế, chính trị, và quân sự trên thế giới sẽ biến động một cách bất ngờ để đưa đến sự kiện các quốc gia chọn giải pháp thiết lập một chính quyền toàn cầu. Tổ chức Liên Hiệp Quốc sẽ trở thành một cơ chế có thẩm quyền tuyệt đối trên các nước, đứng đầu Liên Hiệp Quốc sẽ là một chủ tịch, hoặc một tổng thống, hoặc một tổng thư ký. Cả thế gian sẽ được chia thành 10 khu vực, mỗi khu vực do một đặc sứ hay một thư ký của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm. Thánh Kinh gọi kẻ đứng đầu chính quyền toàn cầu là “con thú” và 10 đặc sứ là “10 vua,” tất cả sẽ nhận quyền cai trị trong cùng một giờ: “Mười sừng mà ngươi thấy là mười vua chưa nhận vương quốc nhưng sẽ nhận quyền
KTT_004 Giấc Mơ của Một Đại Đế                                                                              Trang 9
làm vua cùng một giờ với con thú. Những vua này đồng một ý giao quyền và sức mạnh mình cho con thú” (Khải Huyền 17:12). Đây chính là đặc điểm để mọi người nhận ra được kẻ chống nghịch Đấng Christ và 10 vua đồng minh của hắn. Thời gian từ khi Hội Thánh của Đức Chúa Trời được cất ra khỏi thế gian cho đến khi hệ thống chính quyền toàn cầu được thiết lập có thể là từ vài ngày cho đến một năm. Xác xuất cao nhất là từ một cho đến ba tháng. Nói cách khác, sau khi Hội Thánh của Chúa được cất ra khỏi thế gian thì Kỳ Tận Thế sẽ đến một cách nhanh chóng. Khi đó, tất cả những gì đã được tiên tri gần hai ngàn năm trước, và được ghi lại trong sách Khải Huyền của Thánh Kinh, sẽ ứng nghiệm một cách trọn vẹn. Vương Quốc Ngàn Năm Bình An của Đức Chúa Jesus Christ Hình ảnh cuối cùng trong giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-sa là một hòn đá không do tay người đục ra, lăn đến và đập tan pho tượng, rồi hòn đá đó lớn lên thành một ngọn núi bao trùm khắp đất. Đó chính là hình ảnh của một vương quốc vững chắc không do loài người lập ra. Vương quốc đó sẽ tiêu diệt toàn bộ hệ thống cầm quyền của loài người và sẽ thiết lập quyền cai trị của Thiên Chúa trên khắp đất. Đá tiêu biểu cho sức mạnh vững chắc, và mặc dù trong giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-sa không nói rõ hòn đá đó thuộc loại đá nào. Tuy nhiên, có những loại đá quý hiếm và rắn chắc hơn cả kim loại, khiến cho chúng ta có thể suy luận rằng, Vương Quốc Của Đức Chúa Trời vững chắc về cả phương diện quyền lực và kinh tế hơn tất cả các vương quốc do loài người thiết lập hợp lại. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết của Vương Quốc Đức Chúa Trời khi chúng ta bàn đến những chương cuối cùng của sách Khải Huyền. Sự Chân Thật Hiển Nhiên của Đa-ni-ên Chương 2 Khi chúng ta đối chiếu giấc mơ của Vua Nê-bu-cát-nết-sa và lời giải thích của Đa-ni-ên với lịch sử, chúng ta thấy rõ 4/5 các chi tiết đã được ứng nghiệm. Còn lại 1/5 là các chi tiết liên quan đến hệ thống chính quyền toàn cầu và Vương Quốc của Đức Chúa Trời, sẽ ứng nghiệm trong những ngày cuối cùng, trong Kỳ Tận Thế. Điều đó đáng và đủ để chúng ta tin rằng Thánh Kinh là Lời của Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời dành cho loài người như đã được bày tỏ trong Thánh Kinh là thật. Trong chương kế tiếp, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa tiên tri về các thế lực cầm quyền trong thế gian trong những ngày cuối cùng, qua giấc mơ của chính Tiên Tri Đa-ni-ên.
Ghi Chú [1] http://kad.biblecommenter.com/daniel/1.htm [2] Đa-ni-ên 5:30-31“Ngay đêm đó, vua người Canh-đê là Bên-xát-sa bị giết. Rồi Đa-ri-út là người Mê-đi được nước, bấy giờ tuổi người độ sáu mươi hai.” http://www.jewishencyclopedia.com/articles/4828-cyrus#anchor4  [3] http://kad.biblecommenter.com/daniel/9.htm

Tóm Lược Lịch Sử Loài Người

Kỳ Tận Thế Theo Thánh Kinh www.kytanthe.net
Tóm Lược Lịch Sử Loài Người
Trong chương này, chúng tôi tổng hợp các dữ kiện trong Thánh Kinh, đối chiếu với các chi tiết của thế giới sử để trình bày biên niên sử loài người từ khi sáng thế cho đến khi dân I-sơ-ra-ên được hình thành, và biên niên sử của dân I-sơ-ra-ên từ khi được hình thành cho đến hiện tại. Dân I-sơ-ra-ên đã được Thiên Chúa chọn để hoàn thành chương trình và ý muốn của Ngài dành cho nhân loại. Dân I-sơ-ra-ên, vì thế, đã trở nên “chiếc đồng hồ lịch sử của nhân loại,” nghĩa là, nhìn vào dân I-sơ-ra-ên sẽ biết được khi nào thì kỳ tận thế sẽ đến. Từ khi dân I-sơ-ra-ên chối bỏ Đức Chúa Jesus Christ là Cứu Chúa của nhân loại, tức là chối bỏ sự cứu rỗi của Thiên Chúa, vào năm 27, thì Thiên Chúa tạm ngưng chương trình của Ngài đối với dân I-sơ-ra-ên và tiến hành sự cứu rỗi trong các dân tộc khác. Sứ Đồ Phao-lô đã tiên tri từ hơn 1900 năm trước: “Vả, hỡi anh em, tôi không muốn anh em chẳng biết sự mầu nhiệm nầy, e anh em tự cho mình khôn ngoan chăng: ấy là một phần dân I-sơ-ra-ên đã sa vào sự cứng lòng, cho đến chừng nào số dân ngoại nhập vào được đầy đủ; vậy thì, cả dân I-sơ- ra-ên sẽ được cứu, như có chép rằng: Đấng Giải Cứu sẽ đến từ Si-ôn, cất sự vô Đạo ra khỏi Gia-cốp;  Ấy là sự giao ước mà Ta sẽ lập với họ, khi Ta xóa tội lỗi họ rồi” (Rô-ma 11:24-27). Khi số người trong các dân tộc khác chịu tin nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa được đủ số thì cả dân I-sơ-ra-ên sẽ tiếp nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa. Chúng ta không biết con số dân ngoại tiếp nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa lên đến bao nhiêu thì gọi là “đủ số,” vì đó là một huyền nhiệm của Thiên Chúa. Nhưng chúng ta biết thời điểm “dân ngoại nhập vào được đầy đủ”; con số những người tin nhận sự cứu rỗi của Thiên Chúa đã gần. Bởi vì, ngày 14 tháng 5 năm 1948, Thiên Chúa đã tiếp tục trở lại chương trình của Ngài đối với dân I-sơ-ra-ên. Trong một ngày, Thiên Chúa đã dựng lại Quốc Gia I-sơ-ra-ên trong một bối cảnh lịch sử tưởng chừng như đó là việc không thể xảy ra: “Ai đã hề nghe một sự thể nầy? Ai đã hề thấy sự gì giống như vậy? Nước há dễ sanh ra trong một ngày, dân tộc há dễ sanh ra trong một chặp? Mà Si-ôn mới vừa nằm nơi, đã sanh con cái” (Ê-sai 66:8). (Si-ôn là tên ngọn núi nơi Thủ Đô Giê-ru-sa-lem được xây dựng.) Đó là lời tiên tri về sự tái lập quốc I-sơ-ra-ên được chính Thiên Chúa tiên tri từ hơn 2700 năm trước, (Ê-sai được Thiên Chúa sai làm tiên tri cho dân I-sơ-ra- ên vào khoảng năm 767 TCN). Chiếc đồng hồ báo giờ kết thúc lịch sử tự trị đầy tội lỗi của toàn thể của nhân loại đã bắt đầu chạy lại sau hơn 1900 năm tạm thời đứng yên! Những chi tiết lịch sử trong chương này sẽ giúp quý bạn đọc thấy được sự chính xác tuyệt vời của các lời tiên tri trong Thánh Kinh. Có bốn loại lịch được dùng trong biên niên sử dưới đây: Thứ nhất là Lịch Julian (Julian Calendar), thứ nhì là Lịch Do-thái (Hebrew Calendar), thứ ba là Lịch Thánh Kinh, và thứ tư là Lịch Gregorian. • Lịch Julian: Được cải thiện từ một loại lịch của người La-mã và được Hoàng Đế Julius của La-mã đưa vào sử dụng từ năm 46 TCN. Châu Âu thời cổ dùng lịch này cho đến
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 1
khi Lịch Gregorian được dùng và thông dụng khắp nơi như ngày nay. Trong biên niên sử này, các dữ kiện lịch sử trước năm 1582, là năm Lịch Gregorian được đưa vào sử dụng, được đánh dấu bằng Lịch Julian. • Lịch Do-thái: Được thiết lập vào khoảng năm 359 TCN. Lịch Do-thái bắt đầu với ngày 1 tháng Tishri (tháng 7) năm 1, nhằm thứ hai, ngày 7 tháng 10 năm 3761 TCN của Lịch Julian. • Lịch Thánh Kinh: Là một hệ thống lịch do chúng tôi đề nghị. Lịch Thánh Kinh tương tự như Lịch Hê-bơ-rơ, chỉ khác hai điều, là năm thứ nhất của Lịch Thánh Kinh được bắt đầu từ khi dân I-sơ-ra-ên được Thiên Chúa ban hành lịch, như được ghi chép trong sách Xuất Ê-díp-tô Ký chương 12 của Thánh Kinh, và bắt đầu bằng tháng Nissan. Ngày 1 tháng 1 năm 1 của Lịch Thánh Kinh tương đương với Thứ Năm, ngày 12 tháng 3 năm 1446 TCN của Lịch Julian, và tương đương với Thứ Năm, ngày 1 tháng Nissan năm 2315 của Lịch Hê-bơ-rơ. Mục đích của Lịch Thánh Kinh là giúp cho chúng ta nhận thức ngay, từ khi Thiên Chúa ban hành lịch cho loài người, qua dân I-sơ-ra-ên, đến nay là bao nhiêu năm. Những năm trước năm 1 của Lịch Thánh Kinh sẽ được gọi là những năm “trước lịch,” viết tắt là “TL.” Thí dụ, năm 1TL, năm 2 TL, năm 3TL,vv... Năm 2013 Dương Lịch (Lịch Gregorian) nhằm năm 3459 của Lịch Thánh Kinh. • Lịch Gregorian: Còn được gọi là Dương Lịch hoặc Tây Lịch, do Giáo Hoàng Gregory XIII của Công Giáo La-mã ra sắc lệnh ngày 24 tháng 2 năm 1582, đưa vào sử dụng. Ngày nay, Lịch Gregorian đã trở thành một thứ lịch quốc tế, được tất cả các quốc gia trên thế giới sử dụng. Trong biên niên sử này, các dữ kiện lịch sử từ năm 1582 được đánh dấu bằng Lịch Gregorian. Trong sách này, thuật ngữ “Trước Công Nguyên” viết tắt là “TCN” được dùng để chỉ những năm trước năm 1 làm chuẩn của Lịch Julian hoặc Lịch Gregorian. Những năm sau năm 1 TCN thường được dùng thuật ngữ “Công Nguyên” để chỉ định. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không dùng thuật ngữ “Công Nguyên,” viết tắt là “CN” đàng sau những năm từ năm 1 trở đi, để đơn giản hóa câu văn. Giáo Hội Công Giáo cho rằng năm 1 làm chuẩn của Lịch Gregorian (tương đương năm 1 Lịch Julian) là năm sinh của Chúa nên gọi những năm từ năm 1 trở đi là “Trong Năm của Chúa,” trong tiếng La-tin là “Anno Domini,” viết tắt là AD. Những năm trước đó, được giới Cơ-đốc Giáo gọi là “Before Christ” trong tiếng Anh, viết tắt là BC, và khởi đếm từ 1 BC. Giữa năm 1 AD và năm 1 BC không có năm 0. Vì thế, từ năm 2 BC đến năm 2 AD là khoảng thời gian dài 3 năm. Tuy nhiên, năm 1 không phải là năm Chúa giáng sinh, mà Chúa giáng sinh khoảng bảy năm trước đó, vào năm 7 BC. Vì sự tính sai đó mà cách dùng AD và BC trở thành vô nghĩa. Thay vào đó, cách dùng “Công Nguyên” (“Common Era” viết tắt là CE) và “Trước Công Nguyên” (“Before Common Era” viết tắt là BCE) hợp lý hơn. Công (common) là chung, Nguyên (era) là bắt đầu một thời đại. Công Nguyên là thời đại mà nhân loại bắt đầu dùng chung một thứ lịch. Chúng tôi dùng nhu liệu hoán chuyển lịch từ website http://www.abdicate.net/cal.aspx, là một nhu liệu đáng tin cậy để thiết lập bảng tóm lược dưới đây. Tất cả các số liệu về thời gian từ khi sáng thế đến khi Vua Sa-lô-môn xây dựng đền thờ của Thiên Chúa chỉ có tính cách phỏng đoán, dựa trên những chi tiết lịch sử được ghi chép trong Thánh Kinh.
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 2
Năm Julian: 4114 TCN Năm Thánh Kinh: 2668 TL
Thiên Chúa sáng tạo các tầng trời và đất cùng muôn vật trong các tầng trời và đất: “Ban đầu, Thiên Chúa sáng tạo các tầng trời và đất.” (Sáng Thế Ký 1:1) Công trình sáng tạo kéo dài trong sáu ngày, ngày thứ bảy được Thiên Chúa ban phước và làm thành ngày yên nghỉ, tạo thành chu kỳ một tuần lễ bảy ngày: “Thiên Chúa thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu” (Sáng Thế Ký 1:31). “Ngày thứ bảy, Thiên Chúa làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. Rồi, Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã sáng tạo và đã làm xong rồi.” (Sáng Thế Ký 2:2-3) Thiên Chúa dựng nên loài người và ban cho loài người một thân thể bằng vật chất: “Giê-hô-va Thiên Chúa bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.” (Sáng Thế Ký 2:7)
Năm Julian: 3984 TCN Năm Thánh Kinh: 2538 TL
A-đam sinh ra Sết: “Vả, A-đam được một trăm ba mươi tuổi, sanh một con trai giống như hình tượng mình, đặt tên là Sết.” (Sáng Thế Ký 5:3)
Năm Julian: 3879 TCN Năm Thánh Kinh: 2433 TL
Sết sinh ra Ê-nót: “Sết được một trăm năm tuổi, sanh Ê-nót.” (Sáng Thế Ký 5:6)
Năm Julian: 3789 TCN Năm Thánh Kinh: 2343 TL
Ê-nót sinh ra Kê-nan: “Ê-nót được chín mươi tuổi, sanh Kê-nan.” (Sáng Thế Ký 5:9)
Năm Do-thái: 1 Năm Julian: 3761 TCN Năm Thánh Kinh: 2315 TL
Lịch Do-thái bắt đầu với ngày 1 tháng Tishri (tháng 7) năm 1, nhằm thứ hai ngày 7 tháng 10 năm 3761 TCN của Lịch Julian.
Năm Do-thái: 42 Năm Julian: 3719 TCN Năm Thánh Kinh: 2273 TL
Kê-nan sinh ra Ma-ha-la-le: “Kê-nan được bảy mươi tuổi, sanh Ma-ha-la-le.” (Sáng Thế Ký 5:12)
Năm Do-thái: 107 Năm Julian: 3654 TCN Năm Thánh Kinh: 2208 TL
Ma-ha-la-le sinh ra Giê-rệt: “Ma-ha-la-le được sáu mươi lăm tuổi, sanh Giê-rệt.” (Sáng Thế Ký 5:15)
Năm Do-thái: 269 Năm Julian: 3492 TCN Năm Thánh Kinh: 2046 TL
Giê-rệt sinh ra Hê-nóc: “Giê-rệt được một trăm sáu mươi hai tuổi, sanh Hê-nóc.” (Sáng Thế Ký 5:18)
Năm Do-thái: 334 Năm Julian: 3427 TCN
Hê-nóc sinh ra Mê-tu-sê-la: “Hê-nóc được sáu mươi lăm tuổi, sanh Mê-tu-sê-la.” (Sáng Thế Ký 5:21)
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 3
Năm Thánh Kinh: 1981 TL
Năm Do-thái: 521 Năm Julian: 3240 TCN Năm Thánh Kinh: 1794 TL
Mê-tu-sê-la sinh ra Lê-méc: “Mê-tu-sê-la được một trăm tám mươi bảy tuổi, sanh Lê-méc.” (Sáng Thế Ký 5:25)
Năm Do-thái: 577 Năm Julian: 3184 TCN Năm Thánh Kinh: 1738 TL
A-đam qua đời: “Vậy, A-đam hưởng thọ được chín trăm ba mươi tuổi, rồi qua đời.” (Sáng Thế Ký 5:5)
Năm Do-thái: 634 Năm Julian: 3127 TCN Năm Thánh Kinh: 1681 TL
Hê-nóc được Thiên Chúa cất ra khỏi thế gian: “Vậy Hê-nóc hưởng thọ được ba trăm sáu mươi lăm tuổi. Hê-nóc đồng đi cùng Thiên Chúa, rồi mất biệt, bởi vì Thiên Chúa tiếp người đi.” (Sáng Thế Ký 5:23-24) “Bởi đức tin, Hê-nóc được cất lên và không hề thấy sự chết; người ta không thấy người nữa, vì Đức Chúa Trời đã tiếp người lên. Bởi chưng trước khi được tiếp lên, người đã được chứng rằng mình ở vừa lòng Đức Chúa Trời rồi.” (Hê-bơ-rơ 11:5) Hê-nóc tiêu biểu cho sự kiện: Hội Thánh của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ, bao gồm những người trung tín đồng đi với Chúa, tức là hết lòng sống theo Lời Chúa, là Thánh Kinh, cũng sẽ được Đức Chúa Trời đem ra khỏi thế gian trước bảy năm đại nạn của kỳ tận thế. Khải Huyền 3:10 khẳng định: “Vì ngươi đã giữ lời của sự nhẫn nại Ta, Ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách là giờ sẽ đến trên mọi người trong thế gian để thử nghiệm những kẻ ở trên đất.”
Năm Do-thái: 703 Năm Julian: 3058 TCN Năm Thánh Kinh: 1612 TL
Lê-méc sinh ra Nô-ê: “Lê-méc được một trăm tám mươi hai tuổi, sanh một trai, đặt tên là Nô-ê, mà nói rằng: Đứa nầy sẽ an ủy lòng ta về công việc và về sự nhọc nhằn mà đất bắt tay ta phải làm, là đất Đức Giê-hô-va đã rủa sả.” (Sáng Thế Ký 5:28-29)
Năm Do-thái: 1205 Năm Julian: 2556 TCN Năm Thánh Kinh: 1110 TL
Nô-ê sinh ra Sem. Sáng Thế Ký 5:32 chép: “Còn Nô-ê, khi đến năm trăm tuổi, sanh Sem, Cham, và Gia-phết;” là nói một cách tổng quát rằng, khi Nô-ê được 500 tuổi thì ông bắt đầu sinh con, rồi liệt kê tên ba người con của ông. Điều đó không có nghĩa là khi Nô-ê được 500 tuổi thì cùng một lúc sinh được ba người con. Sáng Thế Ký 11:10 cho biết, hai năm sau cơn nước lụt, Sem mới được 100 tuổi, trong khi đó, cơn nước lụt xảy ra lúc Nô-ê được 600 tuổi (Sáng Thế Ký 7:6). Vậy, Sem phải được sinh ra khi Nô-ê được 502 tuổi [1].
Năm Do-thái: 1303 Năm Julian: 2458 TCN
Mê-tu-sê-la qua đời: “Vậy, Mê-tu-sê-la hưởng thọ được chín trăm
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 4
Năm Thánh Kinh: 1012 TL sáu mươi chín tuổi, rồi qua đời.” (Sáng Thế Ký 5:27) Nô-ê được 600 tuổi. Vào ngày 17 tháng tháng 2, Cơn Lụt Lớn xảy ra hủy diệt mọi sinh vật trên đất, trừ gia đình Nô-ê tám người và các loài sinh vật đã vào trong một chiếc tàu lớn do Thiên Chúa sai ông đóng nên: “Nhằm năm sáu trăm của đời Nô-ê, tháng hai, ngày mười bảy, chánh ngày đó, các nguồn của vực lớn nổ ra, và các đập trên trời mở xuống; mưa sa trên mặt đất trọn bốn mươi ngày và bốn mươi đêm. Lại cũng trong một ngày đó, Nô-ê với vợ, ba con trai: Sem, Cham và Gia-phết, cùng ba dâu mình đồng vào tàu.” (Sáng Thế Ký 7:11-13) Nô-ê tiêu biểu cho sự kiện: Trong bảy năm đại nạn của kỳ tận thế, là lúc Hội Thánh của Chúa đã được cất ra khỏi thế gian, sẽ có nhiều người tin Chúa được cứu khỏi các tai nạn. Sau cơn đại nạn, họ sẽ trở thành những công dân của vương quốc Ngàn Năm Bình An trên đất, cai trị bởi Đức Chúa Jesus Christ và Hội Thánh của Ngài. Từ nơi họ, loài người sẽ tiếp tục được sinh ra trong suốt một ngàn năm để làm đầy đất.
Năm Do-thái: 1304 Năm Julian: 2457 TCN Năm Thánh Kinh: 1011 TL
Ngày 1 tháng 1 năm thứ 601 của đời Nô-ê, nước lụt lui đi, mặt đất khô lại: “Nhằm năm sáu trăm một của đời Nô-ê, ngày mồng một, tháng Giêng, nước đã giựt bày mặt đất khô; Nô-ê bèn giở mui tàu mà nhìn; nầy, mặt đất đã se.” (Sáng Thế Ký 8:13) Đến ngày 27 tháng 2 thì mặt đất hoàn toàn khô hẵn. Thiên Chúa phán truyền cho gia đình Nô-ê và các loài sinh vật ra khỏi tàu: “Đến tháng hai, ngày hai mươi bảy, đất đã khô rồi. Thiên Chúa bèn phán cùng Nô-ê rằng: Hãy ra khỏi tàu, ngươi, vợ các con và các dâu ngươi. Hãy thả ra với ngươi mọi vật sống của các xác thịt đã ở cùng ngươi: nào chim, nào thú, nào côn trùng bò trên đất, hầu cho chúng nó sanh sản, và thêm nhiều trên mặt đất” (Sáng Thế Ký 8:14-19).
Năm Do-thái: 1305 Năm Julian: 2456 TCN Năm Thánh Kinh: 1010 TL
Sem sinh ra A-bác-sát: “Đây là dòng dõi của Sem: Cách hai năm, sau cơn nước lụt, Sem được một trăm tuổi, sanh A-bác-sát” (Sáng Thế Ký 11:10).
Năm Do-thái: 1340 Năm Julian: 2421 TCN Năm Thánh Kinh: 975 TL
A-bác-sát sinh ra Sê-lách: “A-bác-sát được ba mươi lăm tuổi, sanh Sê-lách.” (Sáng Thế Ký 11:12)
Năm Do-thái: 1370 Năm Julian: 2391 TCN Năm Thánh Kinh: 945 TL
Sê-lách sinh ra Hê-be: “Sê-lách được ba mươi tuổi, sanh Hê-be.” (Sáng Thế Ký 11:14)
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 5
Năm Do-thái: 1404 Năm Julian: 2357 TCN Năm Thánh Kinh: 911 TL
Hê-be sinh ra Bê-léc: “Hê-be được ba mươi bốn tuổi, sanh Bê- léc.” (Sáng Thế Ký 11:16) Bê-léc có nghĩa là “chia.” Sáng Thế Ký 10:25 cho biết trong đời Bê-léc đất được chia ra. Sự chia đất này có thể là sự đất tách rời thành các đại lục như chúng ta biết ngày hôm nay. Cũng có thể là sự phân tán các dân tộc và định biên giới cho họ: Sáng Thế Ký 10:32 “Ấy là các họ hàng của ba con trai Nô-ê tùy theo đời và dân tộc của họ; lại cũng do nơi họ mà các dân chia ra trên mặt đất sau cơn nước lụt.” Sáng Thế Ký 11:8-9 “Rồi, từ đó Đức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. Bởi cớ đó đặt tên thành là Ba-bên, vì nơi đó Đức Giê-hô- va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất.” Phục Truyền Luật Lệ Ký 32:8 “Khi Đấng Chí Cao phân phát sản nghiệp cho muôn dân, phân rẽ những con cái A-đam, thì Ngài định bờ cõi của các dân.” Công Vụ Các Sứ Đồ 17:26-27 “Ngài đã làm cho muôn dân sanh ra bởi chỉ một người, và khiến ở khắp trên mặt đất, định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở, hầu cho tìm kiếm Chúa, và hết sức rờ tìm cho được, dẫu Ngài chẳng ở xa mỗi một người trong chúng ta.”
Năm Do-thái: 1434 Năm Julian: 2327 TCN Năm Thánh Kinh: 881 TL
Bê-léc sinh ra Rê-hu: “Bê-léc được ba mươi tuổi, sanh Rê-hu.” (Sáng Thế Ký 11:18)
Năm Do-thái: 1466 Năm Julian: 2295 TCN Năm Thánh Kinh: 849 TL
Rê-hu sinh ra Sê-rúc: “Rê-hu được ba mươi hai tuổi, sanh Sê- rúc.” (Sáng Thế Ký 11:20)
Năm Do-thái: 1496 Năm Julian: 2265 TCN Năm Thánh Kinh: 819 TL
Sê-rúc sinh ra Na-cô: “Sê-rúc được ba mươi tuổi, sanh Na-cô.” (Sáng Thế Ký 11:22)
Năm Do-thái: 1525 Năm Julian: 2236 TCN Năm Thánh Kinh: 790 TL
Na-cô sinh ra Tha-rê: “Na-cô được hai mươi chín tuổi, sanh Tha- rê.” (Sáng Thế Ký 11:24)
Năm Do-thái: 1595 Năm Julian: 2166 TCN Năm Thánh Kinh: 720 TL
Tha-rê sinh ra Áp-ram: “Còn Tha-rê được bảy mươi tuổi, sanh Áp-ram, Na-cô và Ha-ran.” (Sáng Thế Ký 11:26)
Năm Do-thái: 1605 Sa-rai, vợ của Áp-ram được sinh ra. Chiết tính theo chi tiết trong
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 6
Năm Julian: 2156 TCN Năm Thánh Kinh: 710 TL
Sáng Thế Ký 17:17, cho biết, lúc Áp-ram được 100 tuổi thì Sa-ra được 90 tuổi.
Năm Do-thái: 1653 Năm Julian: 2108 TCN Năm Thánh Kinh: 662 TL
Nô-ê qua đời lúc Áp-ram được 58 tuổi: “Sau khi lụt, Nô-ê còn sống ba trăm năm mươi năm. Vậy, Nô-ê hưởng thọ được chín trăm năm mươi tuổi, rồi qua đời.” (Sáng Thế Ký 9:28-29
Năm Do-thái: 1670 Năm Julian: 2091 TCN Năm Thánh Kinh: 645 TL
Áp-ram lúc 75 tuổi, cùng với cháu mình là Lót, rời Cha-ran, theo tiếng gọi của Thiên Chúa: “Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp- ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước cho ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước. Rồi Áp-ram đi, theo như lời Đức Giê-hô-va đã phán dạy; Lót đồng đi với người. Khi Áp-ram ra khỏi Cha-ran, tuổi người được bảy mươi lăm. Áp- ram dẫn Sa-rai, vợ mình, Lót, cháu mình, cả gia tài đã thâu góp, và các đầy tớ đã được tại Cha-ran, từ đó ra, để đi đến xứ Ca-na- an; rồi, chúng đều đến xứ Ca-na-an.” (Sáng Thế Ký 12:1-5)
Năm Do-thái: 1680 Năm Julian: 2081 TCN Năm Thánh Kinh: 635 TL
Áp-ram lấy A-ga, nữ nô lệ người Ai-cập của Sa-rai, làm vợ thứ: “Sau khi Áp-ram đã trú ngụ mười năm tại xứ Ca-na-an, Sa-rai, vợ người, bắt A-ga, là con đòi Ê-díp-tô mình, đưa cho chồng làm hầu. Người lại cùng con đòi, thì nàng thọ thai. Khi con đòi thấy mình thọ thai, thì khinh bỉ bà chủ mình.” (Sáng Thế Ký 16:3-4)
Năm Do-thái: 1681 Năm Julian: 2080 TCN Năm Thánh Kinh: 634 TL
Ích-ma-ên, con trai của Áp-ram và A-ga được sinh ra “Vả lại, khi A-ga sanh Ích-ma-ên cho Áp-ram, thì Áp-ram đã được tám mươi sáu tuổi.” (Sáng Thế Ký 16:16)
Năm Do-thái: 1694 Năm Julian: 2067 TCN Năm Thánh Kinh: 621 TL
Áp-ram được Thiên Chúa đổi tên thành Áp-ra-ham, lúc ông được 99 tuổi: “Khi Áp-ram được chín mươi chín tuổi, thì Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Thiên Chúa toàn năng; ngươi hãy đi ở trước mặt Ta làm một người trọn vẹn... Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ram nữa, nhưng tên ngươi là Áp-ra- ham, vì Ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc” (Sáng Thế Ký 17:1, 5). Áp-ra-ham có nghĩa là “cha của nhiều dân tộc.” Vợ của Áp-ra-ham được đổi tên từ Sa-rai thành Sa-ra: “Thiên Chúa phán cùng Áp-ra-ham rằng: còn Sa-rai, vợ ngươi, chớ gọi là Sa-rai nữa; nhưng Sa-ra là tên người đó” (Sáng Thế Ký 17:15). Sa-ra có nghĩa là “công chúa.” Thiên Chúa hứa với Áp-ra-ham, qua năm sau, Sa-ra sẽ sinh một
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 7
con trai, đặt tên là I-sác mà Ngài sẽ lập giao ước đời đời cùng dòng dõi của I-sác, (sau này là dân I-sơ-ra-ên): “Thiên Chúa bèn phán rằng: Thật vậy, Sa-ra vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi ngươi đặt tên là I-sác. Ta sẽ lập giao ước cùng nó, để làm giao ước đời đời cho dòng dõi của nó.” (Sáng Thế Ký 17:19) Thiên Chúa hứa với Áp-ra-ham, Ích-ma-ên sẽ trở nên tổ phụ của 12 chi tộc, (sau này là dân Ả-rập): “Ta cũng nhậm lời ngươi xin cho Ích-ma-ên. Nầy, ta ban phước cho người, sẽ làm cho người sanh sản và thêm nhiều quá-bội; người sẽ là tổ phụ của mười hai vị công-hầu, và ta làm cho người thành một dân lớn.” (Sáng Thế Ký 17:20) Thành Sô-đôm và Gô-mô-rơ bị Thiên Chúa hủy diệt vì tội lỗi của cư dân: “Đoạn, Đức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô-đôm và Gô-mô-rơ, hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.” (Sáng Thế Ký 19:24-25)
Năm Do-thái: 1700 Năm Julian: 2061 TCN Năm Thánh Kinh: 615 TL
I-sác thôi bú, A-ga và Ích-ma-ên bị đuổi ra khỏi gia đình Áp-ra- ham: “Áp-ra-ham dậy sớm, lấy bánh và một bầu nước, đưa cho A-ga; để các món đó trên vai nàng, và giao đứa trai cho nàng, rồi đuổi đi. Nàng ra đi, đi dông dài trong đồng vắng Bê-e-sê-ba.” (Sáng Thế Ký 21:14)
Năm Do-thái: 1732 Năm Julian: 2029 TCN Năm Thánh Kinh: 583 TL
Sa-ra qua đời: “Sa-ra hưởng thọ được một trăm hai mươi bảy tuổi. Ấy là bao nhiêu năm của đời Sa-ra.” (Sáng Thế Ký 23:1)
Năm Do-thái: 1735 Năm Julian: 2026 TCN Năm Thánh Kinh: 580 TL
I-sác kết hôn cùng Rê-bê-ca: “Vả, khi I-sác được bốn mươi tuổi, thì cưới Rê-bê-ca, con gái của Bê-tu-ên và em gái của La-ban, đều là dân A-ram, ở tại xứ Pha-đan-a-ram.” (Sáng Thế Ký 25:20)
Năm Do-thái: 1755 Năm Julian: 2006 TCN Năm Thánh Kinh: 560 TL
I-sác sinh ra Ê-sau và Gia-cốp: “Đứa ra trước đỏ hồng, lông cùng mình như một áo tơi lông; đặt tên là Ê-sau. Kế em nó lại ra sau, tay nắm lấy gót Ê-sau; nên đặt tên là Gia-cốp. Khi sanh hai đứa con nầy thì I-sác đã được sáu mươi tuổi.” (Sáng Thế Ký 25:25- 26)
Năm Do-thái: 1795 Năm Julian: 1966 TCN Năm Thánh Kinh: 520 TL
Ê-sau kết hôn với Giu-đít: “Khi Ê-sau được bốn mươi tuổi, cưới Giu-đít, con gái của Bê -e-ri, người Hê-tít; và Bách-mát, con gái của Ê-lôn, cũng người Hê-tít.” (Sáng Thế Ký 26:34)
Năm Do-thái: 1875 Năm Julian: 1886 TCN Năm Thánh Kinh: 440 TL
I-sác qua đời: “I-sác hưởng thọ được một trăm tám mươi tuổi.” (Sáng Thế Ký 35:28)
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 8
Năm Do-thái: 1885 Năm Julian: 1876 TCN Năm Thánh Kinh: 430 TL
Gia-cốp di cư đến Ai-cập: “Đoạn, Giô-sép dẫn Gia-cốp, cha mình, đến yết-kiến Pha-ra-ôn. Gia-cốp chúc phước cho Pha-ra- ôn. Pha-ra-ôn hỏi Gia-cốp rằng: Ngươi hưởng thọ được bao nhiêu tuổi? Gia-cốp tâu rằng: Những năm tôi sống ở đời phiêu lưu hết thảy là một trăm ba mươi năm; các năm của đời tôi lấy làm ngắn-ngủi và lại nhọc nhằn, chẳng bằng những năm bình sanh của tổ phụ tôi khi người ở phiêu lưu đó.” (Sáng Thế Ký 47:7-9)
Năm Do-thái: 1902 Năm Julian: 1859 TCN Năm Thánh Kinh: 413 TL
Gia-cốp qua đời: “Gia-cốp kiều ngụ trong xứ Ê-díp-tô được mười bảy năm, hưởng thọ được một trăm bốn mươi bảy tuổi.” (Sáng Thế Ký 47:28)
Năm Do-thái: 2315 Năm Julian: 1446 TCN Năm Thánh Kinh: 1
Dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ A-cập: “Vả, thì kiều ngụ của dân I-sơ- ra-ên tại xứ Ê-díp-tô được bốn trăm ba mươi năm. Khi mãn bốn trăm ba mươi năm rồi, thì, cũng trong ngày đó, các quân đội của Đức Giê-hô-va ra khỏi xứ Ê-díp-tô.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 12:40-41) Thì kiều ngụ của dân I-sơ-ra-ên bắt đầu vào năm sáng thế 2238, khi Gia-cốp và các con trai mình di cư đến Ai-cập. Dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập vào thứ năm, ngày 15 tháng Nissan năm 2315 Lịch Do-thái, nhằm thứ năm, ngày 26 tháng 3 năm 1446 TCN Lịch Julian: “Ngày rằm tháng giêng, tức ngày sau lễ Vượt-qua, dân I-sơ-ra-ên ra đi từ Ram-se, cách dạn dĩ, có mắt của hết thảy người Ê-díp-tô thấy.” (Dân Số Ký 33:3). Dựa vào I Các Vua 6:1 và dữ kiện lịch sử về việc Vua Sa-lô-môn lên ngôi năm 970 TCN mà chúng ta tính ra được năm dân I-sơ- ra-ên ra khỏi xứ Ai-cập nhằm năm 1446 TCN: “Xảy ra năm bốn trăm tám mươi, sau khi dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là năm thứ tư của Sa-lô-môn trị vì trên I-sơ-ra-ên, nhằm tháng Xíp, nghĩa là tháng thứ hai, thì người cất đền của Đức Giê-hô-va.” Vua Sa-lô-môn lên ngôi năm 970 TCN tương đương với năm thứ 2791 Lịch Do-thái. Vậy, lấy năm thứ tư của đời vua Sa-lô-môn, tức là năm 2795 Lịch Do-thái trừ đi 480 năm, chúng ta sẽ có năm 2315 Lịch Do-thái, tương đương với năm 1446 Lịch Julian. Như vậy, theo Thánh Kinh chúng ta có thể thiết lập được: từ khi A-đam được dựng nên cho đến khi Dân I-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập là 2668 năm. Chúng ta đi từ dữ kiện lịch sử năm lên ngôi của Vua Sa-lô-môn là năm 970 TCN Lịch Julian và I Các Vua 6:1 để tính ra năm 1446 Lịch Julian tương đương với năm 2668 Lịch Sáng Thế. Theo lịch sử, năm 1 của Lịch Do-thái tương đương
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 9
với năm 3761 TCN của Lịch Julian, nên chúng ta biết dân I-sơ- ra-ên ra khỏi Ai-cập vào năm 2315 Lịch Do-thái. Chúng ta thấy: Ngày dân I-sơ-ra-ên ra khỏi Ai-cập là đúng 430 năm kể từ khi Gia-cốp, tổ phụ của dân I-sơ-ra-ên di cư đến Ai- cập mà cũng đúng 480 năm nếu tính đến đời thứ tư của Vua Sa- lô-môn. Như vậy, dữ kiện lịch sử đã chứng minh lẽ thật của Thánh Kinh như đã ghi rõ trong Xuất Ê-díp-tô Ký 12:40-41 và  I Các Vua 6:1. Có một điểm trùng hợp quan trọng: Ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên do chính Thiên Chúa thiết lập vào thứ tư, ngày 14 tháng Nissan năm 2315 Lịch Do-thái, nhằm thứ tư, ngày 25 tháng 3 năm 1446 TCN Lịch Julian. Đức Chúa Jesus Christ, Chiên Con của Đức Chúa Trời, Đấng cất tội lỗi của thế gian, chết trên thập tự giá vào ngày Lễ Vượt Qua, thứ tư, ngày 14 tháng Nissan năm 3787 Lịch Do-thái, nhằm thứ tư, ngày 9 tháng 4 năm 27 Lịch Julian, làm ứng nghiệm ý nghĩa thuộc linh của Lễ Vượt Qua. Trong vài bài giảng của chúng tôi, khi nói đến ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên, chúng tôi đã nghĩ rằng, ngày 14 tháng Nissan là ngày Sa-bát. Sự suy nghĩ đó dựa trên Xuất Ê-díp-tô Ký 12:2: “Tháng nầy định làm tháng đầu cho các ngươi, tức là tháng Giêng trong quanh năm;” cho rằng, ngày mùng một của tháng Giêng phải là ngày thứ nhất (chủ nhật), và như vậy, các ngày 7, 14, 21, và 28 của tháng Giêng sẽ đương nhiên là ngày Sa-bát. Tuy nhiên, có lẽ Thiên Chúa đã phán với Môi-se nhằm ngày thứ năm trong tuần, và như vậy, ngày thứ nhất của tháng Giêng mới mà Thiên Chúa thiết lập cho dân I-sơ-ra-ên chính là ngày thứ năm, để bảo tồn sự chính xác của ngày Sa-bát từ khi sáng thế, dẫn đến ngày 14 tháng Nissan (tháng Giêng) của Lễ Vượt Qua đầu tiên là một ngày thứ tư. Sự kiện trùng lập của ngày Lễ Vượt Qua đầu tiên và ngày chết của Đức Chúa Jesus Christ cùng là thứ tư ngày 14 tháng Nissan là một dấu chứng mạnh mẽ cho giả thuyết lời phán của Thiên Chúa trong Xuất Ê-díp-tô Ký 12 với Môi-se nhằm ngày thứ năm trong tuần lễ.
Năm Do-thái: 2355 Năm Julian: 1406 TCN Năm Thánh Kinh: 41
Dân I-sơ-ra-ên tiến vào đất hứa Ca-na-an nhằm ngày 10 tháng Nissan năm 2355 Lịch Do-thái, và toàn thể dân sự chịu lễ cắt bì: “Ngày mồng mười tháng giêng, dân sự đi lên khỏi sông Giô- đanh, và đóng trại tại Ghinh-ganh, ở cuối phía đông Giê-ri-cô.” (Giô-suê 4:19) Sau đó, dân I-sơ-ra-ên giữ Lễ Vượt Qua lần đầu tiên trong đất Ca-na-an nhằm Thứ Tư, ngày 14 tháng Nissan năm 2355 Lịch Do-thái, tròn 40 năm sau Lễ Vượt Qua lần đầu tiên tại xứ Ai-cập. Qua ngày 15 tháng Nissan thì họ ăn thổ sản của xứ và ma-na không còn ban xuống từ trời cho họ nữa: “Dân I-sơ-ra-ên đóng trại tại Ghinh-ganh trong đồng bằng Giê-ri-cô, và giữ lễ Vượt qua
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 10
nhằm ngày mười bốn tháng này, vào lối chiều tối. Ngày sau lễ Vượt qua, chánh này đó, dân sự ăn thổ sản của xứ, bánh không men, và hột rang. Ngày mà chúng đã ăn lúa mì của xứ, thì đến sáng mai ma-na hết; vậy, dân I-sơ-ra-ên không có ma-na nữa, nhưng trong năm đó ăn những thổ sản của Ca-na-an.” (Giô-suê 5:10-12)
Năm Do-thái: 2711 Năm Julian: 1050 TCN Năm Thánh Kinh: 397
Vua Sau-lơ lên ngôi, cai trị 40 năm [2].
Năm Do-thái: 2751 Năm Julian: 1010 TCN Năm Thánh Kinh: 437
Vua Đa-vít lên ngôi, cai trị 40 năm [2].
Năm Do-thái: 2791 Năm Julian: 970 TCN Năm Thánh Kinh:477
Vua Sa-lô-môn lên ngôi, cai trị 40 năm [2].
Năm Do-thái: 2795 Năm Julian: 966 TCN Năm Thánh Kinh: 481
Đền thờ của Thiên Chúa, còn gọi là Đền Thờ Thứ Nhất, được Vua Sa-lô-môn khởi công xây cất: “Xảy ra năm bốn trăm tám mươi, sau khi dân I-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là năm thứ tư của Sa-lô-môn trị vì trên I-sơ-ra-ên, nhằm tháng Xíp, nghĩa là tháng thứ hai, thì người cất đền của Đức Giê-hô-va.” (I Các Vua 6:1)
Năm Do-thái: 3039 Năm Julian: 722 TCN Năm Thánh Kinh: 725
Vương Quốc Israel bị hủy diệt bởi Đế Quốc A-si-ri (II Các Vua 17).
Năm Do-thái: 2923 Năm Julian: 606 TCN Năm Thánh Kinh: 609
Vua Nê-bu-cát-nết-xa của Đế Quốc Ba-by-lôn tiến công Giê-ru- sa-lem và bắt dân Giu-đa đem về Ba-by-lôn làm nô lệ lần thứ nhất .
Năm Do-thái: 3174 Năm Julian: 587 TCN Năm Thánh Kinh: 860
Vương Quốc Giu-đa bị hủy diệt bởi Đế Quốc Ba-by-lôn (II Các Vua 24 và 25). Thành Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ Thứ Nhất bị hủy diệt bởi Vua Nê-bu-cát-nết-xa của Đế Quốc Ba-by-lôn vào ngày 29 tháng 7 năm 587 TCN [3].
Năm Do-thái: 3221 Năm Julian: 536 TCN Năm Thánh Kinh: 907
Vua Si-ru của Vương Quốc Phe-rơ-sơ (Iran ngày nay) xâm chiếm Ba-by-lôn và ra chiếu chỉ cho phép dân I-sơ-ra-ên được quay về, xây dựng lại tường thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ, kết thúc 70 năm dân Giu-đa bị lưu đày tại Ba-by-lôn: “Năm thứ nhất đời Si-ru, vua Phe-rơ-sơ trị vì, Đức Giê-hô-a muốn làm cho ứng
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 11
nghiệm lời Ngài đã cậy miệng Giê-rê-mi mà phán ra, bèn cảm động lòng Si-ru, vua Phe-rơ-sơ, rao truyền trong khắp nước mình, và cũng ra chiếu chỉ, mà rằng: Si-ru, vua Phe-rơ-sơ, nói như vầy: Giê-hô-va Thiên Chúa đã ban cho ta các nước thế gian, và biểu ta xây cất cho Ngài một cái đền ở tại Giê-ru-sa-lem trong xứ Giu-đa. Trong các ngươi, phàm ai thuộc về dân sự Ngài, hãy trở lên Giê-ru-sa-lem; nguyện Giê-hô-va Thiên Chúa của người ấy ở cùng người!” (II Sử Ký 36:22-23) Có 49,897 người I-sơ-ra-ên quay về Giê-ru-sa-lem xây dựng lại đền thờ [4].
Năm Do-thái: 3246 Năm Julian: 515 TCN Năm Thánh Kinh: 932
Đền thờ Thiên Chúa được hoàn tất, còn gọi là Đền Thờ Thứ Nhì: “Ngày thứ ba tháng A-đa, nhằm năm thứ sáu đời vua Đa-ri-út, cái đền nầy được xây cất xong.” (Ê-xơ-ra 6:15)
Năm Do-thái: 3304 Năm Julian: 457 TCN Năm Thánh Kinh: 990
Ngày 1 tháng Nissan năm 3304 Lịch Do-thái, nhằm ngày 26 tháng 3 năm 457 TCN Lịch Julian, E-xơ-ra từ Ba-by-lôn khởi hành về lại Giê-ru-sa-lem để thiết lập lại việc thờ phượng Thiên Chúa theo chiếu chỉ của Vua Ạt-ta-xét-xe, Vương Quốc Phe-rơ- sơ (E-xơ-ra 7:9). Theo Đa-ni-ên 9:24-26, Đức Chúa Jesus Christ sẽ bị giết vào cuối của tuần thứ 69 trong 70 tuần Thiên Chúa đã định cho dân I- sơ-ra-ên kể từ ngày Vua Ạt-ta-xét-xe ra chiếu chỉ cho E-xơ-ra. Mỗi một tuần tương đương 7 năm: “Có bảy mươi tuần lễ định trên dân ngươi và thành thánh ngươi, đặng ngăn sự phạm phép, trừ tội lỗi, làm sạch sự gian ác, và đem sự công bình đời đời vào, đặng đặt ấn tín nơi sự hiện thấy và lời tiên tri, và xức dầu cho nơi rất thánh. Ngươi khá biết và hiểu rằng từ khi ra lịnh tu bổ và xây lại Giê-ru-sa-lem, cho đến Đấng chịu xức dầu, tức là vua, thì được bảy tuần lễ và sáu mươi hai tuần lễ; thành đó sẽ được xây lại, có đường phố và hào, trong kỳ khó khăn. Sau sáu mươi hai tuần lễ đó, Đấng chịu xức dầu sẽ bị trừ đi, và sẽ không có chi hết. Có dân của vua hầu đến sẽ hủy phá thành và nơi thánh; cuối cùng nó sẽ như bị nước lụt ngập, có sự tranh chiến cho đến cuối cùng; những sự hoang vu đã định.” Như vậy, từ khi Vua Ạt-ta-xét-xe ra chiếu chỉ cho E-xơ-tê vào ngày 1 tháng Nissan năm 3304 Lịch Do-thái, cho đến khi Đức Chúa Jesus Christ, (Christ có nghĩa là Đấng chịu xức dầu) bị giết vào ngày 14 tháng Nissan năm 3787 Lịch Do-thái, là 69 tuần lễ, tương đương 483 năm. Ứng nghiệm lời tiên tri trong Đa-ni-ên 9:24-26.
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 12
Năm Do-thái: 3328 Năm Julian: 433 TCN Năm Thánh Kinh: 1014
Ma-la-chi, tiên tri cuối cùng của Thời Cựu Ước [5].
Năm Do-thái: 3754 Năm Julian: 7 TCN Năm Thánh Kinh: 1440
Đức Chúa Jesus giáng sinh tại Bết-lê-hem, xứ Giu-đa: “Lúc ấy, Sê-sa Au-gút-tơ ra chiếu chỉ phải lập sổ dân trong cả thiên hạ. Việc lập sổ dân nầy là trước hết, và nhằm khi Qui-ri-ni-u làm quan tổng đốc xứ Sy-ri. Ai nấy đều đến thành mình khai tên vào sổ. Vì Giô-sép là dòng dõi nhà Đa-vít, cho nên cũng từ thành Na- xa-rét, xứ Ga-li-lê, lên thành Đa-vít, gọi là Bết-lê-hem, xứ Giu-đê, để khai vào sổ tên mình và tên Ma-ri, là người đã hứa gả cho mình đương có thai. Đang khi hai người ở nơi đó, thì ngày sanh đẻ của Ma-ri đã đến. Người sanh con trai đầu lòng, lấy khăn bọc con mình, đặt nằm trong máng cỏ, vì nhà quán không có đủ chỗ ở. Vả, cũng trong miền đó, có mấy kẻ chăn chiên trú ngoài đồng, thức đêm canh giữ bầy chiên. Một thiên sứ của Chúa đến gần họ, và sự vinh quang của Chúa chói lòa xung quanh, họ rất sợ hãi. Thiên sứ bèn phán rằng: Đừng sợ chi; vì nầy, ta báo cho các ngươi một Tin Lành, sẽ làm một sự vui mừng lớn cho muôn dân; ấy là hôm nay tại thành Đa-vít đã sanh cho các ngươi một Đấng Cứu thế, là Christ, là Chúa.” (Lu-ca 2:1-11) Đức Chúa Jesus Christ có thể được sinh ra vào đêm 15 tháng Tishrei (tháng 7) năm 3755 Lịch Do-thái, nhằm ngày thứ nhất của Lễ Lều Tạm (Lê-vi Ký 23:34). Ý nghĩa của Lễ Lều Tạm là kỷ niệm sự dân I-sơ-ra-ên phải ở trong các lều trại khi được Thiên Chúa giải phóng ra khỏi xứ Ai-cập (Lê-vi Ký 23:42-43). Tuy nhiên, một trong các ý nghĩa thuộc linh của Lễ lều Tạm thì Lễ Lều Tạm làm hình bóng về sự Thiên Chúa Ngôi Con sẽ nhập thế làm người mà Thánh Kinh gọi là “đóng trại giữa chúng ta” để giải cứu nhân loại ra khỏi ách nô lệ của tội lỗi: “Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, đóng trại giữa chúng ta. Chúng ta đã ngắm xem sự vinh quang của Ngài: là vinh quang của Con Một đến từ nơi Cha, đầy ơn và lẽ thật.” (Giăng 1:14) Ngày nay, nếu con dân Chúa muốn kỷ niệm sinh nhật Chúa thì nên kỷ niệm vào ngày Lễ Lều Tạm, thay vì kỷ niệm vào ngày 25 tháng 12 là ngày kỷ niệm sinh nhật thần mặt trời của ngoại giáo, với đủ các thứ phong tục mê tín dị đoan và truyền thuyết của ngoại giáo. Cũng đừng gọi lễ kỷ niệm sự giáng sinh của Chúa là Christmas. Ý nghĩa thật của Christmas là “Mass of Christ” tức là sự chết để làm sinh tế chuộc tội của Đấng Christ! Kỷ niệm Christmas là kỷ niệm sự chết của Chúa và thờ phượng Chúa
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 13
qua lễ nghi của ngoại giáo chứ không bằng lẽ thật. Xin đọc thêm các bài: “Sự Thật về Christmas,” “Thờ Chúa Không Biết,” và “Lẽ Thật Đương Nhiên về Christmas” [7].
Năm Do-thái: 3757 Năm Julian: 4 TCN Năm Thánh Kinh: 1444
Vua Hê-rốt qua đời trong khoảng thời gian sau ngày 13 tháng 3 năm 4 TCN nhưng trước ngày Lễ Vượt Qua nhằm ngày 14 tháng 4 năm 4 TCN. Sử Gia Josephus ghi rằng, Vua Hê-rốt chết sau ngày nguyệt thực nhưng trước ngày Lễ Vượt Qua [6].
Năm Do-thái: 3770 Năm Julian: 10 Năm Thánh Kinh: 1456
Sê-sa Ti-be-rơ lên ngôi đồng trị với Sê-sa Au-gút-tơ vào năm 10, (Sê-sa Au-gút-tơ qua đời năm 14). Năm thứ 15 của đời Sê-sa Ti- be-rơ được ghi trong Lu-ca 3:1 là năm 25: “Năm thứ mười lăm đời Sê-sa Ti-be-rơ, khi Bôn-xơ Phi-lát làm quan tổng đốc xứ Giu- đê, Hê-rốt làm vua chư hầu xứ Ga-li-lê, Phi-líp em vua ấy làm vua chư hầu xứ Y-tu-rê và tỉnh Tra-cô-nít, Ly-sa-ni-a làm vua chư hầu xứ A-by-len.” Như vậy, Giăng Báp-tít và Đức Chúa Jesus Christ đều bắt đầu chức vụ vào năm 25 và Đức Chúa Jesus Christ chịu chết vào năm 27.
Năm Do-thái: 3774 Năm Julian: 14 Năm Thánh Kinh: 1460
Sê-sa Au-gút-tơ qua đời, Sê-sa Ti-be-rơ toàn quyền cai trị Đế Quốc La-mã.
Năm Do-thái: 3785 Năm Julian: 25 Năm Thánh Kinh: 1471
Giăng Báp-tít bắt đầu chức vụ: “Năm thứ mười lăm đời Sê-sa Ti- be-rơ, khi Bôn-xơ Phi-lát làm quan tổng đốc xứ Giu-đê, Hê-rốt làm vua chư hầu xứ Ga-li-lê, Phi-líp em vua ấy làm vua chư hầu xứ Y-tu-rê và tỉnh Tra-cô-nít, Ly-sa-ni-a làm vua chư hầu xứ A-by- len, An-ne và Cai-phe làm thầy cả thượng phẩm, thì có Lời của Thiên Chúa truyền cho Giăng, con Xa-cha-ri, ở nơi đồng vắng. Giăng bèn dạo qua hết thảy miền lân cận sông Giô-đanh, giảng dạy phép báp-tem về sự ăn năn để được tha tội.” (Lu-ca 3:1-3) Đức Chúa Jesus Christ chịu báp-tem và bắt đầu chức vụ: “Vả, khi hết thảy dân chúng đều chịu phép báp-tem, Đức Chúa Jesus cũng chịu phép báp-tem. Ngài đương cầu nguyện thì trời mở ra, Đức Thánh Linh lấy hình chim bò câu ngự xuống trên Ngài; lại có tiếng từ trên trời phán rằng: Ngươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường.” (Lu-ca 3:21-22) Đức Chúa Jesus Christ bắt đầu chức vụ vào lúc khoảng 30 tuổi: “Khi Đức Chúa Jesus khởi sự làm chức vụ mình thì Ngài có độ ba mươi tuổi...” (Lu-ca 3:23) Đức Chúa Jesus Christ được sinh ra vào khoảng đầu tháng 10
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 14
năm 7 TCN. Có thể là Ngài được sinh ra vào đêm 15 tháng Tishrei (tháng 7) năm 3755 Lịch Do-thái, nhằm ngày thứ nhất của Lễ Lều Tạm (Lê-vi Ký 23:34), nhằm đêm thứ tư ngày 7 bước sang thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 7 TCN. Ngài chịu báp-tem và bắt đầu chức vụ trước Lễ Vượt Qua năm 25 (thứ hai, 02.04.25 Lịch Julian) thì như vậy, Ngài chưa đầy 31 tuổi. Cách tính (1) theo Lịch Julian: Lấy năm 7 TCN trừ năm 1 TCN = 6. Lấy năm 25 trừ năm 1 = 24. Lấy 6+24=30. Nên nhớ, không có năm 0 giữa năm 1 TCN và năm 1. Cách tính (2) theo Lịch Do-thái: Lấy năm 3785 trừ cho năm 3754 = 31. Chúa được sinh ra vào khoảng đầu tháng Tishrei (tháng 7) năm 3754 và chịu báp tem trước tháng Nissan (tháng Giêng) năm 3785, cho nên, vào lúc chịu báp-tem để bắt đầu chức vụ, Ngài đã qua 30 tuổi nhưng chưa đến 31 tuổi.
Năm Do-thái: 3787 Năm Julian: 27 Năm Thánh Kinh: 1473
Đức Chúa Jesus Christ bị đóng đinh trên thập tự giá và chết để chuộc tội nhân loại vào khoảng 3 giờ chiều ngày thứ tư 14 tháng Nissan năm 3787 Lịch Do-thái, nhằm thứ tư ngày 9 tháng 4 năm 27 Lịch Julian. Thân xác Ngài đã nghỉ yên trong lòng đất đúng ba ngày và ba đêm trước khi Ngài sống lại vào khoảng trước khi mặt trời lặn của ngày thứ bảy (ngày Sa-bát); làm ứng nghiệm lời tiên tri của chính Ngài: “Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con Người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm.” (Ma-thi-ơ 12:40 đối chiếu Giô-na 2:1) Ngày nay, nếu chúng ta muốn kỷ niệm sự thương khó của Chúa thì chúng ta phải kỷ niệm vào ngày Lễ Vượt Qua, và nếu chúng ta muốn kỷ niệm sự phục sinh của Chúa thì chúng ta phải kỷ niệm vào buổi chiều, trước khi mặt trời lặn, sau ngày Lễ Vượt Qua ba ngày ba đêm. Ngày “Thứ Sáu Thương Khó” và Lễ Easter hàng năm không phải là ngày Chúa chết và ngày Chúa phục sinh. Chúa không chết vào ngày thứ sáu và Lễ Easter là một lễ của dân ngoại giáo mừng ngày phục sinh của Easter với đủ các thứ phong tục và cách trang trí đầy mê tín dị đoan của ngoại giáo. Easter là tên nữ thần của mùa màng và sự sinh sản của dân ngoại giáo. Kỷ niệm “Thứ Sáu Thương Khó” và Easter là thờ phượng Chúa qua lễ nghi của ngoại giáo và không bằng lẽ thật. Xin xem chi tiết về ngày Chúa chết và ngày Chúa phục sinh trong bài “Ngày Chúa Chết và Ngày Chúa Phục Sinh” [8]. Đức Thánh Linh giáng lâm và Hội Thánh của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jesus Christ được thành lập vào ngày Lễ Ngũ Tuần, thứ sáu, ngày 6 tháng Sivan (tháng 3) năm 3787 Lịch Do- thái. Không phải là chủ nhật (ngày thứ nhất) trong tuần lễ
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 15
như truyền thống của các giáo hội dạy. Ngũ Tuần là “năm nhật tuần,” mỗi nhật tuần là 10 ngày. Lễ Ngũ Tuần rơi vào ngày thứ 50, sau ngày Sa-bát của Lễ Bánh Không Men: “Đến ngày mười bốn tháng giêng, vào buổi chiều tối, ấy là lễ Vượt Qua của Đức Giê-hô-va; qua ngày rằm tháng nầy, ấy là lễ bánh không men để kính trọng Đức Giê-hô-va; các ngươi sẽ ăn bánh không pha men trong bảy ngày. Ngày đầu, các ngươi sẽ có một sự nhóm hiệp thánh, chẳng nên làm một công việc xác thịt [tức là ngày Lễ Sa-bát]. Trong bảy ngày các ngươi phải dâng cho Đức Giê-hô-va những của lễ dùng lửa dâng lên; đến ngày thứ bảy, sẽ có một sự nhóm hiệp thánh nữa, các ngươi đừng làm một công việc xác thịt nào hết [tức là ngày Lễ Sa-bát]. Đức Giê- hô-va lại phán cùng Môi-se rằng: Hãy truyền cho dân I-sơ-ra-ên rằng: Khi nào các ngươi đã vào xứ mà Ta sẽ ban cho, và đã gặt mùa màng rồi, thì hãy đem đến cho thầy tế lễ một bó lúa đầu mùa của các ngươi. Qua ngày sau Lễ Sa-bát, thầy tế lễ sẽ dâng bó lúa đưa qua đưa lại trước mặt Đức Giê-hô-va, hầu cho bó lúa đó được nhậm. Chánh ngày dâng bó lúa đưa qua đưa lại đó, các ngươi cũng phải dâng cho Đức Giê-hô-va một chiên con giáp năm, không tì vít chi, đặng làm của lễ thiêu; và dâng thêm một của lễ chay bằng hai phần mười bột lọc chế dầu, làm của lễ dùng lửa dâng lên, có mùi thơm cho Đức Giê-hô-va, với một phần tư hin rượu, làm lễ quán. Các ngươi chớ ăn hoặc bánh, hoặc hột lúa rang, hoặc lúa đang ở trong gié cho đến chánh ngày nầy, tức là ngày các ngươi đem dâng của lễ cho Thiên Chúa mình. Mặc dầu ở nơi nào, ấy là một lệ định đời đời cho con cháu các ngươi. Kể từ ngày sau Lễ Sa-bát, là ngày đem bó lúa dâng đưa qua đưa lại, các ngươi sẽ tính bảy tuần lễ trọn: các ngươi tính năm mươi ngày cho đến ngày sau của Lễ Sa-bát thứ bảy, thì phải dâng một của lễ chay mới cho Đức Giê-hô-va.” (Lê-vi Ký 23:5-16) Ngày Lễ Sa-bát được dùng làm ngày dâng các bó lúa đầu mùa được nói đến trong phân đoạn nêu trên, chính là ngày Lễ Sa-bát 15 tháng Nissan, cũng là ngày đầu tiên của Lễ Bánh Không Men, và là ngày Lễ Sa-bát đầu tiên trong các ngày Lễ Sa-bát. Chúng ta có Lễ Vượt Qua của năm 3787 Lịch Do-thái (27 TCN Lịch Julian) nhằm ngày thứ tư, 14 tháng Nissan (tháng Giêng) và ngày Sa-bát đầu tiên của Lễ Bánh Không Men nhằm thứ năm ngày 15 tháng Nissan. • Tháng Nissan (tháng Giêng) có 30 ngày
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 16
• Tháng Iyyar (tháng 2) có 29 ngày • Tháng Sivan (tháng 3) có 30 ngày Vậy, 50 ngày sau ngày 15 tháng Nissan phải là thứ sáu, ngày 6 tháng Sivan (tháng 3). Lễ Ngũ Tuần luôn luôn rơi vào ngày 6 tháng Sivan theo Lịch Do-thái [9]. Ngày nay, con dân Chúa muốn kỷ niệm Lễ Ngũ Tuần thì phải kỷ niệm vào ngày 6 tháng Sivan theo Lịch Do-thái. Ngày đó có thể rơi vào các thứ tự khác nhau trong tuần lễ chứ không phải luôn luôn là chủ nhật như truyền thống của các giáo hội dạy.
Năm Do-thái: 3830 Năm Julian: 70 Năm Thánh Kinh: 1516
Thành Giê-ru-sa-lem và đền thờ Thiên Chúa (còn gọi là Đền Thờ Thứ Nhì) bị hủy diệt bởi quân đội La-mã. Đền thờ bị hủy diệt đến nổi không còn một hòn đá nào chồng lên một hòn đá nào, ứng nghiệm lời tiên tri của Đức Chúa Jesus Christ: “Khi Đức Chúa Jesus ra khỏi đền thờ, đương đi, thì môn đồ đến gần để chỉ cho Ngài xem các nhà thuộc về đền thờ. Ngài phán rằng: Các ngươi có thấy mọi điều đó chăng? Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đây sẽ không còn một hòn đá nào chồng trên một hòn khác mà không bị đổ xuống” (Ma-thi-ơ 24:1-2). Lời tiên tri này đã được Đức Chúa Jesus Christ tiên tri 43 năm trước đó.
Năm Do-thái: 5364 Năm Gregorian: 1604 Năm Thánh Kinh: 3050
Ghi chú: Kể từ đây trở đi chúng tôi dùng Lịch Gregorian để ghi lại các sự kiện trong thế giới sử. Ngày 22.7.1604, Vua King James I của Anh Quốc ra chiếu chỉ phiên dịch toàn bộ Thánh Kinh từ nguyên ngữ Hê-bơ-rơ và Hy- lạp sang Anh ngữ.
Năm Do-thái: 5371 Năm Gregorian: 1611 Năm Thánh Kinh: 3057
Thánh Kinh Anh Ngữ Bản Dịch King James (The Holy Bibile – King James Version) được hoàn thành sau 7 năm phiên dịch bởi 47 học giả.
Năm Do-thái: 5380 Năm Gregorian: 1620 Năm Thánh Kinh: 3066
Những di dân đầu tiên từ Âu Châu đặt chân trên đất Mỹ.
Năm Do-thái: 5536 Năm Gregorian: 1776 Năm Thánh Kinh: 3222
Quốc Gia Hoa Kỳ được thành lập với 13 thuộc địa vào ngày 4.7.1776.
Năm Do-thái: 5674 Năm Gregorian: 1914 Năm Thánh Kinh: 3360
Ngày 28.7.1914, Thế Giới Đại Chiến Lần Thứ Nhất khai diễn và kết thúc vào ngày 11.11.1918. Thế Giới Đại Chiến Lần Thứ Nhất mở màn cho các cuộc chiến tranh và tiếng đồn về chiến tranh có tầm mức toàn cầu, làm ứng
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 17
nghiệm lời tiên tri của Đức Chúa Jesus Christ trước đó 1912 năm, khởi đầu cho các dấu hiệu báo điềm Chúa đến và kỳ tận thế: “Các ngươi sẽ nghe nói về giặc và tiếng đồn về giặc: hãy giữ mình, đừng bối rối, vì những sự ấy phải đến; song chưa là cuối cùng đâu. Dân nầy sẽ dấy lên nghịch cùng dân khác, nước nọ nghịch cùng nước kia; nhiều chỗ sẽ có đói kém và động đất. Song mọi điều đó chỉ là đầu sự tai hại.” (Ma-thi-ơ 24:6-8)
Năm Do-thái: 5699 Năm Gregorian: 1939 Năm Thánh Kinh: 3385
Ngày 1.9.1939, Thế Giới Đại Chiến Lần Thứ Nhì khai diễn và kết thúc vào ngày 15.8.1945.
Năm Do-thái: 5708 Năm Gregorian: 1948 Năm Thánh Kinh: 3394
Thứ sáu, ngày 14.5.1948 Lịch Gregorian, nhằm thứ sáu, ngày 5 tháng Iyyar (tháng 2) năm 5708 Lịch Do-thái. Quốc Gia I-sơ-ra- ên được tái lập, ứng nghiệm lời tiên tri của Thiên Chúa từ hơn 2700 năm trước: “Ai đã hề nghe một sự thể nầy? Ai đã hề thấy sự gì giống như vậy? Nước há dễ sanh ra trong một ngày, dân tộc há dễ sanh ra trong một chặp? Mà Si-ôn mới vừa nằm nơi, đã sanh con cái” (Ê-sai 66:8). Chính trong ngày đầu tiên vừa tái lập quốc đó, I-sơ-ra-ên đã phải chiến đấu chống lại sự tấn công của liên khối Hồi Giáo, bao gồm: Ai-cập, Giô-đanh, Sy-ri-a, Lê-ba-non, và  I-rắc. Cuộc chiến đó được mang tên là “Chiến Tranh Dành Độc Lập,” kéo dài 15 tháng và làm thiệt mạng trên 6,000 người I-sơ-ra-ên [10]. Ngày 14.12.1949, Giê-ru-sa-lem trở thành thủ đô của I-sơ-ra-ên [11].
Năm Do-thái: 5727 Năm Gregorian: 1967 Năm Thánh Kinh: 3413
Cuộc Chiến Sáu Ngày, từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 6 năm 1967, nhằm ngày 2 tháng Sivan (tháng 3) năm 5727 Lịch Do-thái, diễn ra giữa I-sơ-ra-ên và liên quân các nước Hồi Giáo. Kết quả, I-sơ- ra-ên chiếm được vùng Gaza Strip và Bán Đảo Sinai từ Ai-cập, vùng West Bank và  Đông Giê-ru-sa-lem từ Giô-đanh, vùng Golan Heights từ Sy-ri-a. Đây là lần đầu tiên I-sơ-ra-ên hoàn toàn làm chủ thành Giê-ru-sa-lem sau hơn 2,000 năm thành bị cai trị bởi dân ngoại [12].
Năm Do-thái: 5807 Năm Gregorian: 2047 Năm Thánh Kinh: 3493
Ngày 2 tháng Sivan (tháng 3) năm 5807 Lịch Do-thái, nhằm ngày 27.5.2047, sẽ tròn 80 năm kể từ ngày I-sơ-ra-ên chiếm lại toàn thành Giê-ru-sa-lem và thiết lập thủ đô tại Giê-ru-sa-lem. Ma-thi-ơ 24:32-35 ghi lại lời tiên tri của Đức Chúa Jesus Christ về kỳ tận thế: “Hãy nghe lời ví dụ về cây vả, vừa lúc nhành non, lá mới đâm, thì các ngươi biết mùa hạ gần tới. Cũng vậy, khi các
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 18
ngươi thấy mọi điều ấy, khá biết rằng Con người gần đến, Ngài đương ở trước cửa. Quả thật, ta nói cùng các ngươi, dòng dõi nầy chẳng qua trước khi mọi điều kia chưa xảy đến. Trời đất sẽ qua, nhưng lời ta nói chẳng bao giờ qua đi.” Thánh Kinh dùng cây vả làm hình ảnh tiêu biểu cho dân I-sơ-ra-ên. Nếu hiểu rằng, sự kiện cây vả ra nhành non và lá mới tiêu biểu cho sự dân I-sơ- ra-ên tái lập quốc và tái chiếm lại thành Giê-ru-sa-lem, thì thế hệ sinh ra trong năm 1967 sẽ chẳng qua đi trước khi kỳ tận thế đến. Thi Thiên 90:10 cho biết, đời người là 70 năm hoặc 80 năm: “Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi, Còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi; Song sự kiêu căng của nó bất quá là lao khổ và buồn thảm, Vì đời sống chóng qua, rồi chúng tôi bay mất đi.” Vậy, chúng ta có thể suy diễn rằng, kỳ tận thế ắt phải xảy ra vào thời điểm sớm nhất là  tháng sáu năm 1967 và trể nhất cũng không quá tháng 6 năm 2037 (nếu một dòng dõi là 70 năm) hoặc tháng 6 năm 2047 (nếu một dòng dõi là 80 năm). Cuốn sách này được viết xong và phát hành vào năm 2013. Như vậy, rất có thể kỳ tận thế sẽ xảy ra trong vòng từ 24 đến 34 năm, kể từ tháng 6 năm 2013. Tuy nhiên, sự kiện Đức Chúa Jesus Christ sẽ đến giữa chốn không trung để đem Hội Thánh của Ngài, là những ai thật lòng ăn năn tội, tin nhận sự cứu rỗi của Ngài, và hết lòng sống theo những điều dạy dỗ của Thánh Kinh thì có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trước kỳ tận thế: “Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay là Con cũng vậy, song chỉ một mình Cha biết thôi. Trong đời Nô-ê thể nào, khi Con người đến cũng thể ấy. Vì trong những ngày trước nước lụt, người ta ăn, uống, cưới, gả như thường cho đến ngày Nô-ê vào tàu, và người ta không ngờ chi hết cho đến khi nước lụt tới mà đùa đem đi hết thảy, khi Con người đến cũng như vậy. Lúc ấy, sẽ có hai người nam ở trong một đồng ruộng, một người được đem đi, còn một người bị để lại; và có hai người nữ đương xay cối, một người được đem đi, còn một người bị để lại. Vậy hãy tỉnh thức, vì các ngươi không biết ngày nào Chúa mình sẽ đến.” Vì Chúa sẽ đem Hội Thánh của Ngài ra khỏi thế gian trước bảy năm đại nạn của kỳ tận thế, cho nên: • Nếu một dòng dõi tương đương với một đời người là 70 năm, thì kể từ tháng 6.2013 sẽ chỉ còn 24 năm để lời tiên tri về tận thế được hoàn thành. Như vậy, trừ ra 7 năm đại nạn sẽ còn lại 17 năm là khoảng thời gian dài nhất mà
KTT_003 Tóm Lược Lịch Sử Loài Người                                                                Trang 19
Hội Thánh còn ở lại trong thế gian. Tuy nhiên, Chúa có thể đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian bất kỳ lúc nào trong vòng 17 năm sắp tới, kể cả lúc quý bạn đọc đang đọc những dòng chữ này. • Nếu một dòng dõi tương đương với một đời người là 80 năm, thì kể từ tháng 6.2013, Chúa có thể đến để đem Hội Thánh ra khỏi thế gian bất kỳ lúc nào trong vòng 27 năm sắp tới. Những ai không thuộc về Hội Thánh của Chúa sẽ bị bỏ lại trong thế gian và chịu khổ suốt bảy năm đại nạn của kỳ tận thế, như đã được tiên tri và diễn tả trong sách Khải Huyền của Thánh Kinh, mà chúng tôi sẽ trình bày trong các chương kế tiếp. Xin nhớ rằng: Chúng tôi hoàn toàn không đưa ra ngày giờ Chúa đến hay ngày giờ khởi đầu kỳ tận thế. Chúng tôi chỉ đưa ra các dữ kiện giúp mọi người nhận biết: Ngày Chúa đến đã gần và như vậy, ngày tận thế cũng đã gần.
Ghi Chú [1] Thánh Kinh không nói rõ ai là con trưởng và ai là con út nhưng dựa theo thứ tự gia phổ trong Sáng Thế Ký 10 chúng ta có thể đoán: Gia-phết là con trưởng, Cham là con thứ, và Sem là con út. Tuy nhiên, tên của Sem luôn luôn được nhắc đến trước là vì từ Sem sẽ sinh ra dân tộc Israel, và dân tộc Israel sẽ được Thiên Chúa chọn để thực hiện công cuộc cứu rỗi nhân loại. Như vậy, Khi Nô-ê 500 tuổi thì sinh ra Gia-phết, khi ông 501 tuổi thì sinh ra Cham, và khi ông 502 tuổi thì sinh ra Sem. [2] http://www.biblestudy.org/prophecy/israel-kings.html [3] http://en.wikipedia.org/wiki/Siege_of_Jerusalem_%28587_BC%29 [4] E-xơ-ra 2. [5] http://www.miketaylor.org.uk/xian/bible/timeline.html [6] Flavius Josephus. Jewish Antiquities, 17.6.4.  [7] http://timhieuthanhkinh.net/?p=47 [8] http://timhieuthanhkinh.net/?p=38 [9] http://www.jewfaq.org/holidayc.htm [10] http://www.mfa.gov.il/MFA/History/History+of+Israel/HISTORY-%20The%20State%20of %20Israel [11] http://www.answers.com/topic/jerusalem [12] http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_S%C3%A1u_ng%C3%A0y

Không Ai Có Thể Ngăn Cản Sự Phạm Tội

Có Phải
Không Ai Có Thể Ngăn Cản Sự Phạm Tội?
Nguyên tác: Harold Cupp Người dịch: Mã Thiên Ân
"Lẽ thật sẽ buông tha các ngươi" (Giăng  8:32) Sa-tan muốn Cơ-đốc nhân nghĩ rằng họ có thể tiếp tục phạm tội và vẫn được cứu. Sa-tan thì thầm với tín đồ là không thể ngưng phạm tội được. Để chứng minh điểm này, nó bảo các tín đồ rằng, họ phạm tội mỗi lần có tư tưởng và lòng ham muốn xấu xa. Rồi khi họ đã tin sự dối trá, nó khiến họ nghĩ như sau: Nếu: Tư tưởng ham muốn là tội mà phạm tà dâm cũng là tội. Và: Tôi có thể có những tư tưởng ham muốn mà vẫn được cứu. Vậy: Tôi có thể phạm tà dâm mà vẫn được cứu. Như bạn đã thấy, sự lừa dối của Sa-tan dựa vào chứng cớ giả tạo cho rằng tín đồ có những tư tưởng ham muốn là đang phạm tội. Điều đó không đúng sự thật. Thánh Kinh phân biệt giữa bản chất tội lỗi của một người được mô tả trong Rô-ma 7:17 và Ga-la-ti 5:17: "…tội lỗi ở trong tôi," "…xác thịt có những điều ưa muốn trái với những điều của Thánh Linh" và sự phạm tội được nói đến ở I Giăng 3:8 là: "Kẻ nào phạm tội là thuộc về ma quỷ." Có sự khác biệt lớn giữa bản chất tội lỗi là sức thúc giục trong con người xui khiến con người phạm tội với sự phạm tội là hành động chống nghịch Đức Chúa Trời. Bản chất tội lỗi có sự thúc giục chúng ta phạm tội, và đó là đề tài mà cuốn sách này nói về sự khác biệt giữa bản chất tội lỗi và hành động tội lỗi.  Xin bạn hãy so sánh bản chất tội lỗi và hành động tội lỗi. Một hành động phạm tội là sự cố tình vi phạm một trong những điều răn của Đức Chúa Trời với ý thức rằng làm như vậy là sai lầm. Thánh Kinh nói đến sự vi phạm này là  "tội kiêu ngạo," có bao gồm tội không biết. Một tội vi phạm trong sự thiếu hiểu biết luật pháp có thể chuộc lại bằng sự dâng tế lễ chuộc tội (Lê-vi Ký 5:17) nhưng với sự vi phạm cố tình thì phải bị tử hình. (Lê-vi Ký 20:10 nói về tội tà dâm hay ngoại tình). Nếu một Cơ-đốc nhân vâng lời Đức Chúa Trời nhưng vì thiếu hiểu biết mà vi phạm  một điều răn của Chúa cách không hay biết, thì đó không phải là tội cố tình, và người đó không bị kết án. Của lễ chuộc tội của Đức Chúa Jesus (Huyết của Đấng Christ) đã bao phủ mọi tội lỗi không biết cho đến khi Đức Thánh Linh chỉ ra hành động sai lầm của người ấy. Chúng ta có thể thấy nguyên tắc này một cách rõ ràng trong I Giăng 1:7: "Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jesus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta." Bạn hãy xem xét kỹ, tình trạng được tẩy sạch là chúng ta phải bước theo sự sáng. Nếu một tín đồ làm điều gì mà người ấy biết là sai, thì người đó không bước theo sự sáng, và vì thế người đó không được Huyết của Đấng Christ bao phủ. Huyết của Đức Chúa Jesus chỉ rửa sạch những tội lỗi không cố ý hay không biết rằng làm như vậy là vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời. Nếu Cơ-đốc nhân đã biết điều đó là sai, mà cứ tiếp tục vi phạm luật pháp là người ấy mang tội phản nghịch. Nếu người đó không từ bỏ tội đó hoàn toàn và mãi mãi, thì người đó là kẻ chống nghịch lại vương quốc của Đức Chúa Trời và sẽ bị lên án tử hình (chết). Người đó sẽ không hưởng được sự sống đời đời. Đây là điều Giăng nói đến: "Mọi sự không công bình đều là tội; mà cũng có tội không đến nỗi chết" (I Giăng 5:17). "Tội lỗi là sự trái luật pháp" (I Giăng 3:4). Mọi hành động sai lầm là vi phạm luật pháp, nhưng có những sự vi phạm không cố ý thì không đến nỗi chết. Đức Chúa Trời không lên án phạm tội là phải chết, trừ khi có sự cố tình phản nghịch ở trong lòng. Nếu không có lòng bội nghịch thì đó không phải là tội. Có lẽ sự phân tích sau đây sẽ giúp thêm cho sự giải thích thế nào là sự vi phạm: Một người đang bước đi trong công viên và nhìn thấy một bảng cấm là: ĐỪNG DẪM CHÂN LÊN CỎ Sở Cảnh Sát Anh bước tới đá vào tấm bảng hiệu một cách khinh bỉ và nói: "Tôi sẽ bước đi nơi nào tôi muốn bước." Người đó đã hành động chống nghịch lại luật pháp. Một người khác cũng đang đi trong cùng một công viên đó và đi trên bãi cỏ mà không nhìn thấy tấm bảng cấm, nhưng ngay khi anh nhìn thấy nó, anh liền vâng theo. Người đó không có ý chống nghịch. Cả hai người đều vi phạm, nhưng chỉ có một người là chống nghịch thôi. Tội lỗi cũng vậy, chúng ta không phạm tội, trừ khi chúng ta biết điều đó là sự chống nghịch lại một trong Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, mà cứ phạm. Từ "vi phạm" là một hành động cố ý trong những tội như: Giết người, trộm cướp, tà dâm... Không ai có thể phạm tội một cách bất ngờ được. Cơ-đốc nhân đã được tái sinh có phạm tội không? Sứ đồ Giăng nói: Không. "Ai sanh bởi Đức Chúa Trời, thì chẳng phạm tội" (I Giăng 3:9). Nhiều người nghĩ là họ đã được tái sinh nhưng thật sự không phải. Sự thật là một người không được tái sinh ngay lúc người ấy tin nhận Chúa. Cũng giống như trong thế giới tự nhiên, nơi đứa trẻ được tạo dựng trước khi được sinh ra, thì sự tái sinh thuộc linh cũng vậy. Trước tiên, chúng ta "được tạo dựng từ trên cao," rồi chúng ta tiếp tục lớn lên cho đến khi được sinh ra. Hạt giống trong tử cung có quyền năng lớn lên và chúng ta cũng vậy. Giăng nói: "Nhưng hễ ai đã nhận Ngài thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài" (Giăng 1:12). Xin bạn chú ý rằng, Giăng không nói: "những kẻ tin vào danh Ngài là con cái Đức Chúa Trời," nhưng ông nói rằng: Tất cả những người tin có quyền phép để trở nên con cái Đức Chúa Trời!
Có Phải Không Ai Có Thể Ngăn Cản Sự Phạm Tội?                                                               Trang 2
Trong sự tái sinh, nhờ có Đức Thánh Linh ở cùng mà người tin Chúa có năng lực vâng lời. Con cái thật của Đức Chúa Trời sẽ chịu khổ vì bất cứ điều gì, ngay cả sự chết, mà không hề chịu xúc phạm Đức Chúa Trời bằng sự không vâng giữ điều răn của Ngài. Theo Thánh Kinh, nếu chúng ta không vâng giữ điều răn của Đức Chúa Trời tức là chúng ta không yêu Ngài. Giăng nói: "Vì này là sự yêu mến Đức Chúa Trời, tức là chúng ta vâng giữ điều răn Ngài" (I Giăng 3:5). Nếu cho rằng nói như thế vẫn không được rõ ràng thì hãy nghe những gì Đức Chúa Jesus nói: "Ai có các điều răn của Ta và vâng giữ lấy, ấy là kẻ yêu mến Ta..." (Giăng 14:21). Chỉ những người yêu Chúa và vâng giữ các điều răn Ngài sẽ được hưởng sự sống đời đời. Có thể nào một người được tái sinh phạm một tội cố tình chống nghịch lại luật pháp của Đức Chúa Trời không? Có, bởi vì người đó vẫn còn ý chí tự do, và có thể chọn lựa điều tốt hay xấu. Nhưng khốn thay cho họ nếu họ chọn điều xấu! Bạn hãy nghĩ về điều đó. Đây là một người có phước đã lập giao ước với Đức Chúa Trời là sẽ vâng lời Ngài, và được Ngài ban cho đức tin, sức mạnh, và quyền phép để vâng lời Ngài; nhưng người đó nổi loạn và phản bội Đấng đã bày tỏ lòng thương xót lớn cho người ấy. Người ấy đã nhổ nước miếng vào mặt Đấng Thánh đã chịu khổ hình trên thập tự giá để chết thay cho người đó. Sự kiện một tín đồ đã được tái sinh và hiểu biết lẽ thật mà còn cố tình phản nghịch được Thánh Kinh nói rõ trong Hê-bơ-rơ 10: 26-27: "Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi." Sự phán xét công bình không thương xót của Đức Chúa Trời và sự hủy diệt đời đời của Ngài sẽ dành cho những kẻ hèn hạ: "Bấy giờ chúng nó sẽ kêu cầu cùng Ta, nhưng Ta sẽ không đáp lời; Sáng sớm chúng nó sẽ tìm Ta, nhưng không gặp được. Ấy bởi vì chúng nó ghét sự hiểu biết, không chọn lấy sự kính sợ Đức Giê-hô-va, cũng không muốn theo sự khuyên dạy Ta, và chê bai các lời quở trách Ta. Vì vậy, chúng nó sẽ ăn bông trái của đường lối mình, và được no nê mưu chước của mình riêng. Vì sự bội nghịch của kẻ ngu dốt sẽ giết chúng nó, và sự yên ổn của kẻ dại dột sẽ làm hại cho chúng nó" (Châm Ngôn 1:28-32). "Vì chưng những kẻ đã được soi sáng một lần, đã nếm sự ban cho từ trên trời, dự phần về Đức Thánh Linh, nếm đạo lành Đức Chúa Trời và quyền phép của đời sau, nếu lại vấp ngã, thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa, vì họ đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá cho mình một lần nữa, làm cho Ngài sỉ nhục tỏ tường. Vả, một đám đất nhờ mưa đượm nhuần mà sanh cây cỏ có ích cho người cày cấy, thì đất đó hưởng phần phước lành của Đức Chúa Trời. Nhưng đất nào chỉ sanh ra những cỏ rạ, gai gốc, thì bị bỏ, và hầu bị rủa, cuối cùng phải bị đốt" (Hê-bơ-rơ 6:4-8). Để tránh không cho những tín đồ mới có sự hiểu biết những điều này và nhận rằng họ phải ngưng phạm tội, ma quỷ đã gieo vào Hội Thánh ý thức sai lầm rằng: Những tư tưởng ham muốn xấu xa, những lời nói giận dữ cũng giống như những hành động cố tình nói dối, trộm cướp, tà dâm... Nó muốn họ nghĩ rằng nếu vi phạm những điều đó thì cũng chỉ là bình thường cho đến khi họ không còn nhận ra đó là sự chống nghịch Đức Chúa Trời và là sự bày tỏ bản chất tội lỗi của họ. Bản chất tội lỗi là phần sinh ra những ước muốn xấu xa. Ma quỷ lợi dụng bản chất tội lỗi để cám đỗ một người phạm tội. Sa-tan có thể dùng bản chất tội lỗi để gây kích thích thân thể, linh hồn và tâm trí một người hầu dẫn người đó đến sự ác. Quyền phép thuộc linh của vương quốc Sa-tan làm việc trực tiếp qua bản chất tội lỗi để cám dỗ một người vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời. Giống như củ cà-rốt trên cây que giơ trước mặt con lừa, Sa-tan cầm nó lắc lư, như đưa ra phần thưởng khoái lạc, để cám dỗ người ta phạm tội dẫn đến sự vi phạm Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời. Vì phần thưởng khoái lạc càng lúc càng lớn khiến cho nạn nhân vô tình càng lúc càng đi sâu vào sự ước muốn cho đến khi sự thèm khát bắt phục được người ấy và người ấy bắt đầu tự ý muốn phản nghịch Đức Chúa Trời, cuối cùng, ý muốn dẫn đến hành động phạm tội. Sự ham muốn tội lỗi được định nghĩa là "Ước muốn những gì cấm đoán." Thánh Kinh dạy rằng: Mặc dù sự ham muốn tự nó không phải là hành động tội lỗi (tức là sự cố tình vi phạm luật pháp) nhưng nó sẽ dẫn đến hành động vi phạm nếu chúng ta không kiểm soát nó. Đây là cách Gia-cơ bày tỏ diễn tiến của sự ước muốn dẫn đến sự vi phạm và sự chết.  Giai đoạn 1: Sự xui giục (lôi kéo) "Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình" (Gia-cơ 1:14). Khi một ngườibị lòng ham muốn của mình xui giục (lôi kéo), thì sẽ bị mê hoặc. Ngay lúc bản chất tội lỗi có cơ hội, thì nó bắt đầu hành động theo ý muốn của một người bằng cách lôi kéo người ấy rời khỏi điều phải để nhường bước cho sự ham muốn của mình (tư dục). Tiếng Hy Lạp: Epithumia, có nghĩa là: "chờ mong những gì bị cấm đoán." Những sự chờ mong đó sẽ bị dụ dỗ. Tiếng Hy lạp: Deleazo, có nghĩa là: "đánh lừa." Một khi người ấy đã bị đánh lừa thì lòng ước muốn nảy sinh ra trong đầu, và bản chất tội lỗi sẽ lôi kéo người ấy phạm tội với phần thưởng khoái lạc hay sự hứa hẹn về khoái lạc nếu người đó tiếp tục mong chờ những gì bị cấm đoán. Giai đoạn 2: Tội lỗi nảy sinh "Đoạn, lòng tư dục cưu mang, sanh ra tội ác" (Gia-cơ 1:15). Nếu người đó không ngưng ngay sự làm cho thỏa mãn ước muốn, thì quyền lực của tội lỗi sẽ xâm chiếm người đó khiến cho người đó sẽ phạm tội bằng cách gạt bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời qua một bên. Và rồi, khi tội lỗi được làm trọn, thì sinh ra sự chết: "tội ác đã trọn, sanh ra sự chết" (Gia-cơ 1:15). Bạn hãy lắng nghe lời cảnh cáo của Phao-lô viết cho các tín đồ đã được tái sinh tại Rô-ma như sau: "Anh em há chẳng biết rằng, nếu anh em đã nộp mình đặng vâng phục kẻ nào, thì là tôi mọi của kẻ mình vâng phục, hoặc của tội lỗi đến sự chết, hoặc của sự vâng phục (Chúa) để được nên công bình hay sao" (Rô-ma 6:16)? Một Cơ-đốc nhân chân thật sẽ không làm thỏa mãn ước muốn xác thịt về những thèm khát bị cấm đoán, bởi vì người ấy biết điều đó là xấu xa, nguy hiểm, và xúc phạm Đức Chúa Trời. Cơ-đốc nhân trưởng thành biết rằng nếu mình càng làm thỏa mãn những tư tưởng hay lòng ước muốn sai lầm, thì càng phải chịu khổ khi phải cố gắng loại bỏ nó. Những điều ham muốn này càng được thỏa mãn bao nhiêu, thì nó càng ăn sâu và mọc thành rễ ở trong lòng, và càng khó khăn để chinh phục được nó. Các bạn hãy coi chừng! Cơ-đốc nhân không cần phải sợ hãi là họ sẽ không thể chiến thắng được sự cám dỗ, bởi vì Đức Chúa Trời có hứa là Ngài sẽ không để cho họ bị cám dỗ quá sức chịu đựng của họ đâu: "Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được" (I Cô-rinh-tô 1:13). Câu này cũng chứng tỏ người nào đã thật sự được tái sinh và có Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời ngự trị thì có thể nói KHÔNG với bất cứ sự cám dỗ nào đưa đến.  Tôi cầu xin cho bất cứ ai chưa cảm thấy mình có thể tránh được tội lỗi sẽ nhận ra rằng mình chưa được sinh bởi Đức Chúa Trời và sẽ kêu cầu Đức Thánh Linh, đầu phục Ngài hoàn toàn trong sự vâng giữ luật pháp của Đức Chúa Trời.
Có Phải Không Ai Có Thể Ngăn Cản Sự Phạm Tội?                                                               Trang 3
Nếu Cơ-đốc nhân không từ bỏ sự ham muốn xác thịt và muốn giữ nó lại thì sớm muộn gì cũng sa ngã vào quyền lực của bản chất tội lỗi, từ bỏ chủ quyền của Đấng Christ và phạm tội. Nếu người đó thật sự được tái sinh và rồi lại từ bỏ sự vâng giữ luật pháp Chúa, người ấy sẽ bị hư mất! Chẳng những bị hư mất, mà theo Phi-e-rơ, họ chẳng khác gì một con chó liếm trở lại đồ nó đã mửa ra và số phận của họ còn tệ hơn là lúc họ chưa tin Chúa: "Vả, chúng nó bởi sự nhận biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jesus Christ, mà đã thoát khỏi sự ô uế của thế gian, rồi lại mắc phải và suy phục những sự đó, thì số phận sau cùng của chúng nó trở xấu hơn lúc đầu. Chúng nó đã biết đường công bình, rồi lại lui đi về lời răn thánh đã truyền cho mình, thế thì thà rằng không biết là hơn. Đã xảy đến cho chúng nó như lời tục ngữ rằng: Chó liếm lại đồ nó đã mửa, heo đã rửa sạch rồi, lại lăn lóc trong vũng bùn" (II PHi-e-rơ 2:20-22). Hỡi các bạn Cơ-đốc nhân, hãy coi chừng lòng ham muốn xác thịt của mình trái nghịch lại luật pháp của Đức Chúa Trời, vì ma quỷ rất kiên nhẫn và có nhiều thời gian, nhiều phương cách để cám dỗ các bạn. "Ai nhìn đàn bà mà động lòng ham muốn..." Một thí dụ tốt về ước muốn tội lỗi là tội tà dâm. Đó là một hành động xảy ra khi một người chọn sự gạt bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời qua một bên và có quan hệ tình dục với người ngoài hôn nhân. Xin bạn hãy chú ý rằng, phạm tội tà dâm là một hành động tội lỗi, nhưng sự ham muốn đi trước một quyết định thì không phải là một hành động tội lỗi, đây là sự bày tỏ của bản chất tội lỗi. Chú ý sự quan trọng trong lời nói của Đức Chúa Jesus: "Nhưng Ta phán với các ngươi rằng, hễ ai nhìn đàn bà để mà (Tiếng Anh: to) ham muốn người, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi" (Ma-thi-ơ 5:28 - Dịch sát ý tiếng Hy-lạp). Ngài không nói: Nếu bạn nhìn một người đàn bà với (Tiếng Anh: with) sự ham muốn là bạn đã phạm tội tà dâm trong lòng. Ý nghĩa lời phán của Đức Chúa Jesus như sau: Những người Pha-ri-si đã nói với các ngươi là chỉ phạm tội ngoại tình nếu có quan hệ xác thịt với người đàn bà đó, nhưng Ta bảo với các ngươi, Đức Chúa Trời đoán xét ý định trong lòng. Nếu các ngươi nhìn đàn bà với mục đích thỏa mãn ý tưởng được quan hệ tình dục với bà ấy, và điều ngăn cản các ngươi thực hiện ý tưởng đó là vì thiếu cơ hội để hành động, thì lúc đó các ngươi đã vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời rồi." Chữ "để mà" (to) có nghĩa là "có ý định, với mục đích..." (theo Tự Điển Websters). Nếu một người nhìn đàn bà với ý định, với mục đích được thỏa mãn quan hệ xác thịt với người đàn bà đó thì chắc chắn người ấy không thể tránh khỏi sự ham muốn bất chính. Lòng người ấy chắc chắn vẫn còn xấu xa. Người ấy muốn phạm tội tà dâm, người ấy không thật sự được tái sinh; bởi vì Giăng nói: "Ai sinh bởi Đức Chúa Trời thì không phạm tội" (I Giăng 3:9). Nhìn một người nào đó "để mà" ham muốn người đó là tội, nhưng ma quỷ muốn Cơ-đốc nhân nghĩ rằng, chỉ nhìn người khác phái và cảm thấy ham muốn thì cũng là hành động tội lỗi rồi. Điều đó không đúng! Đó chỉ là giai đoạn đầu của sự cám dỗ. Sự cám dỗ để phạm tội đến từ lòng ham muốn nhưng chính những sự ham muốn chưa phải là hành động tội lỗi, bởi vì sự cám dỗ không bao gồm sự chống nghịch. Nếu sự ham muốn chính là hành động tội lỗi thì Đức Chúa Jesus cũng đã phạm tội bởi vì Thánh Kinh nói rằng: Mọi người đều bị cám dỗ, bị lôi kéo bởi lòng ham muốn của mình, và Đức Chúa Jesus cũng bị cám dỗ như chúng ta. Lời Thánh Kinh không thể bị hủy bỏ Đây là bằng chứng cuối cùng rằng sự ước muốn tội lỗi không phải là hành động tội lỗi; Thánh Kinh nói về Đức Chúa Jesus: "Vì thế Ngài phải chịu làm mọi sự giống như anh em của Ngài, hầu cho Ngài trở nên thầy tế lễ thượng phẩm hay thương xót và trung tín…" (Hê-bơ-rơ 2:17). "Vì chúng ta không có thầy tế lễ thượng phẩm mà không có cảm giác sự yếu đuối giống như của chúng ta; nhưng có thầy tế lễ bị cám dỗ  trong mọi sự như chúng ta mà không phạm tội" (Hê-bơ-rơ 4:15). "Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình" (Gia-cơ 1:14).   Bằng chứng: Nếu: Mọi người đều bị cám dỗ khi bị lôi kéo bởi lòng ham muốn mình Và: Đức Chúa Jesus cũng bị cám dỗ trong mọi sự như chúng ta Như vậy: Đức Chúa Jesus bị cám dỗ khi Ngài bị lôi kéo bởi tư dục của Ngài Vì thế: Nếu: Đức Chúa Jesus bị cám dỗ khi Ngài bị lôi kéo bởi tư dục của Ngài Và: Nhưng Đức Chúa Jesus không hề phạm tội Như vậy: Đức Chúa Jesus không có tội lỗi khi Ngài bị cám dỗ Vì thế, nếu Chúa của chúng ta bị cám dỗ bởi lòng ham muốn (ham muốn tội lỗi) thì sự ham muốn không phải là hành động tội lỗi. Thánh Kinh nói rằng tất cả các Cơ-đốc nhân đều bị cám dỗ và bị lôi kéo bởi lòng ham muốn của mình, nhưng: "Kẻ nào phạm tội thì thuộc về ma quỷ" (I Giăng 3:8). Ma quỷ muốn chúng ta phạm tội, và "tội lỗi là sự vi phạm luật pháp" (I Giăng 3:4). Những người chọn không vâng giữ bất cứ một phần nào trong MƯỜI ĐIỀU RĂN bao gồm cả NGÀY SA-BÁT là nghe lời ma quỷ. Họ là tôi tớ của nó và sẽ chịu cùng số phận với nó trong Ngày Phán Xét. Phao-lô cảnh cáo: Anh em há chẳng biết rằng, anh em nộp mình làm tôi tớ cho ai để vâng phục, thì là tôi tớ của kẻ mình vâng phục… (Rô-ma 6:16). Một câu hỏi quan trọng mà một Cơ-đốc nhân có thể hỏi chính mình: Tôi là tôi tớ của ai? Đức Chúa Jesus đã trả lời: Ai phạm tội là tôi mọi (tôi tớ) của tội lỗi (Giăng 8:34).