Thứ Ba, 20 tháng 5, 2014

‘’SUY NGHĨ VỀ NƯỚC MỸ’’

-Nước Mỹ được được thành lập dựa trên nền tảng của Kinh Thánh (là lời của Thiên Chúa).
-Nhóm đầu tiên những người thành lập nên nước Mỹ là những Cơ Đốc Nhân (thuộc địa tách khỏi sự kiểm soát của nước Anh)
-Duy nhất nước Mỹ là đồng minh của nước isơrael (nước do thái,là nước mà Thiên Chúa chọn làm tuyển dân)
-Chỉ có 200 năm lịch sử,nước Mỹ đã trở thành siêu cường số 1thế giới,điều mà các nước khác trên thế giới không làm được.
-40 đời tổng thống Mỹ là Cơ Đốc Nhân (trừ Obama) 
-Đồng tiền đô la của nước Mỹ có in chữ:"In God We Trust" (chúng tôi tin nơi Chúa)
-Một số điều luật và hiến pháp nước Mỹ được lập dựa trên các điều răn trong Kinh Thánh.
-Là nước có Kinh tế,khoa học kỹ thuật,văn hóa số 1 thế giới đã tin vào Thiên Chúa là Đức Chúa Trời hằng hữu,Đấng tạo hóa đã dựng nên loài người (chứ không phải con người tiến hóa từ con vượn) ,đây là câu trả lời cho những người theo quan điểm duy vật:’’thời đại nào mà còn tin vào Thần,Thánh,’’
Tuy nhiên,theo sự ứng nghiệm lời tiên tri của Thánh Kinh thì nước Mỹ bây giờ không còn được như nước Mỹ ngày trước bởi vì tội lỗi chồng chất tội lỗi,khoảng vài chục năm gần đây,nước mỹ đang trên đà suy thoái ,tội thờ hình tượng,gỡ bõ điều răn và luật pháp Chúa ra khỏi trường học,ủng hộ hôn nhân đồng tính và cho phép một người không phải là Cơ Đốc Nhân lên lãnh đạo đất nước (Obama theo hồi giáo).
Có một nước khác tưởng chừng như đã bị diệt chủng,xóa sổ khỏi bản đồ thế giới,thế nhưng ngày hôm nay,nước đó đã được tái sinh một cách lạ lùng,nền kinh tế,khoa học kỹ thuật và quân sự của nước đó làm cho thế giới cũng phải kinh sợ,đó chính là quốc gia do thái isơrael!  Dân tộc này là tuyển dân của Đức Chúa Trời,cũng chẳng ngẫu nhiên mà người ta hay nói: ‘’đầu óc do thái’’,’’dân tộc thông minh’’  đúng vậy!nếu như bạn có tìm hiểu về lịch sử của dân tộc do thái thì bạn sẽ biết rằng:Thiên Chúa là có thật và Ngài hiện đang tể trị trên thế giới dù con người không thể nhận biết Ngài,trừ khi tìm kiếm Ngài.
Vậy Thiên Chúa là ai? Kinh Thánh đã bày tỏ về Ngài,sự sáng tạo của Ngài,chính Ngài là đấng đã dựng nên vũ trụ và loài người,toàn bộ lịch sử của nhân loại do Ngài đã sắp xếp theo một chương trình,bạn đã từng đọc Kinh Thánh? bạn sẽ được biết rằng:lịch sử của nhân loại được xảy ra theo lời tiên tri lạ lùng của Kinh Thánh.
Vì sao mà có chiến tranh? Kinh Thánh là lời Thiên Chúa có chép: bởi vì nhân loại chối bỏ sự hiện hữu của Ngài,chẳng đi theo đường lối của Ngài là đường lối mà chính Ngài đã định hướng hầu cho loài người đi đến con đường sự sống,tuy nhiên dù cho con người chẳng nhận biết Ngài nhưng trong ký ức vẫn có khái niệm ‘’Ông Trời’’.Đấng Tạo Hóa’’,bằng chứng là mỗi khi đau khổ hay có chuyện gì,chúng ta đều kêu ‘’Trời’’ điều này được giải thích rằng:vì loài người phạm tội nên mất đi sự hiểu biết về Đức Chúa Trời,bất cứ quốc gia nào đều có khái niệm ‘’Ông Trời’’.
Quả thật! Phước Hạnh cho quốc gia nào có Chúa,dân tộc nào có Đức Chúa Trời làm chủ thật phước hạnh thay!


                                                                                                                                Đức Tuấn

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Hãy Ăn Năn, Vì Nước Thiên Đàng Đã Đến Gần

Hãy Ăn Năn, Vì Nước Thiên Đàng Đã Đến Gần

 “Hãy Ăn Năn, Vì Nước Thiên Đàng Đã Đến Gần”

Đây chính là lời đầu tiên mà Đức Chúa Jêsus kêu lên khi Ngài đến đất này vào khoảng 2 nghìn năm trước, chịu phép Báptêm ở tuổi 30 và bắt đầu rao truyền Tin Lành (Mathiơ 4:17). Trong lời phán của Đức Chúa Jêsus có chứa đựng ý muốn mong nhân sinh nhân loại chuẩn bị cho Nước Thiên Đàng bằng tấm lòng ăn năn hối cải. Vì Đức Chúa Jêsus mong muốn thảy chúng ta đều đạt tới Nước Thiên Đàng trong khi sống ngay thẳng với tâm linh hối cải khi mà nước của Đức Chúa Trời ngày càng đến gần, nên đã mở cánh cửa truyền đạo bằng lời rằng “Hãy ăn năn!”

 Vào thời điểm năm 2011 cũng đang trôi qua gần hết, nước vĩnh cửu của Đức Chúa Trời ngày càng đến gần chúng ta hơn, hôm nay hơn hôm qua, năm nay hơn năm ngoái. Hãy nghĩ đến Nước Thiên Đàng đang đến gần và hãy cùng xem lời dạy dỗ Kinh Thánh để xem chúng ta phải làm thế nào thì mới có thể đạt đến sự ăn năn hối cải chân thật mà Đức Chúa Trời mong muốn.

 

Sự diệt vong giáng xuống người không ăn năn hối cải


 Trong lễ trọng thể mùa thu gồm Lễ Kèn Thổi, Ngày Đại Lễ Chuộc Tội, Lễ Lều Tạm, mà chúng ta giữ gìn, có chứa ý nghĩa của sự ăn năn hối cải. Tuy trọng tâm của Lễ Lều Tạm là truyền đạo, song để thực sự thực hiện truyền đạo mà Đức Chúa Trời mong muốn thì phải có nền tảng là sự ăn năn hối cải. Truyền đạo không với nền tảng là sự ăn năn hối cải thì chẳng có ý nghĩa gì cả.

 Xét theo lời tiên tri thì chúng ta đang sống trong thời đại Lễ Lều Tạm. Trước tiên, chúng ta phải nhận thức đúng về tội lỗi của bản thân mình, và nhất định phải ăn năn đau đớn hối cải triệt để thảy tội lỗi ấy. Bằng tấm lòng ấy mà khiến ăn năn hối cải kể cả những linh hồn khác nữa. Đây chính là cuộc vận động ăn năn hối cải mà chúng ta, những người sống vào thời đại này, phải làm.

Thi Thiên 7:10-12 “Đức Chúa Trời là cái khiên tôi, Ngài là Đấng cứu rỗi những kẻ có lòng ngay thẳng. Đức Chúa Trời là quan án công bình, Thật là Đức Chúa Trời hằng ngày nổi giận cùng kẻ ác. Nếu kẻ ác không hối cải, thì Đức Chúa Trời sẽ mài gươm: Ngài đã giương cung mà chực cho sẵn.”

 Đức Chúa Trời là Đấng nhu mì, công bình và nhân từ, song Ngài đã phán rằng Ngài sẽ mài gươm, đã giương cung mà chực cho sẵn đối với những người không ăn năn hối cải. Vì linh hồn không ăn năn hối cải sẽ bị hủy diệt như thế này, nên Đức Chúa Trời đang yêu cầu nhân loại phải ăn năn hối cải. Trong lời “Hãy ăn năn!” có bao hàm ý nghĩa rằng “Hãy có đầy đủ điều kiện để có thể đi vào Nước Thiên Đàng!”

Êxêchiên 18:30-32 “Vậy nên Chúa Giêhôva phán rằng: Hỡi nhà Ysơraên, ta sẽ đoán xét các ngươi, mỗi người theo việc làm của nó. Hãy trở lại và xây bỏ mọi sự phạm pháp của các ngươi; vậy thì sự gian ác không trở nên cớ hư nát cho các ngươi. Hãy liệng xa các ngươi mọi sự phạm pháp mà tự mình đã làm. Hãy làm cho mình lòng mới và thần mới; vì, hỡi nhà Ysơraên, làm sao mà các ngươi muốn chết? Chúa Giêhôva phán rằng: Thật vậy, ta không vui đâu về sự chết của kẻ phải chết, vậy các ngươi hãy xây lại, mà được sống!”

 Lời phán trên biểu hiện rất rõ nét tấm lòng của Đức Chúa Trời thương tiếc cho những linh hồn đang chết dần do không ăn năn hối cải. Vào thời đại Tân Ước, Đức Chúa Trời cũng đã phán rõ ràng rằng những người không ăn năn hối cải sẽ bị hủy diệt.

Luca 13:1-5 “Cũng lúc ấy, có mấy người ở đó thuật cho Đức Chúa Jêsus nghe về việc Philát giết mấy người Galilê, lấy huyết trộn lộn với của lễ họ. Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Các ngươi tưởng mấy người đó vì chịu khốn nạn dường ấy, có tội lỗi trọng hơn mọi người Galilê khác sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; song nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy. Hay là mười tám người bị tháp Silôê ngã xuống đè chết kia, các ngươi tưởng họ có tội lỗi trọng hơn mọi kẻ khác ở thành Giêrusalem sao? Ta nói cùng các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy cũng sẽ bị hư mất như vậy.”

 Sở dĩ Đức Chúa Jêsus đã bắt đầu truyền đạo bởi lời phán rằng “Hãy ăn năn!” và cứ liên tục yêu cầu ăn năn hối cải như thế này là vì sự diệt vong, sự chết và đau đớn địa ngục đang chờ đợi những người không ăn năn hối cải.

 Chẳng phải cứ hễ chúng ta được đi vào Siôn và ở giữa ân điển của Đức Chúa Trời mà làm bất cứ hành động gì thì cũng được cứu rỗi đâu. Chúng ta cần chuẩn bị để đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu. Đức Chúa Trời duy chỉ mong chúng ta có đức tin ăn năn hối cải và quay trở về, nên hãy sống cuộc sống ăn năn hối cải trong khi nhìn lại bản thân xem mình có đang làm theo như lời dạy dỗ của Đức Chúa Trời không.

 

Đức Chúa Trời đến để gọi tội nhân ăn năn hối cải


 Về cơ bản, nhân sinh chúng ta là những thiên sứ đã phạm tội trên Nước Thiên Đàng mà bị đuổi xuống trái đất này. Chúng ta vốn lẽ là tội nhân, nên để trở về Nước Thiên Đàng thì phải ăn năn hối cải trước đã. Đức Chúa Jêsus đến trái đất này cũng là để gọi tội nhân ăn năn hối cải.

Luca 5:31-32 “Đức Chúa Jêsus phán cùng họ rằng: Không phải người khỏe mạnh cần thầy thuốc, song là người đau ốm. Ta không phải đến gọi kẻ công bình hối cải, song gọi kẻ có tội.”

 Tội nhân được nói đến ở đây nghĩa là các linh hồn đã phạm tội ở thế giới thiên sứ trên trời. Đối với những nhân sinh là tội nhân, cũng có tội đã phạm ở trên thiên thượng, cũng có rất nhiều tội đã phạm trước Đức Chúa Trời, mà mình không hay biết, kể cả sau khi xuống trái đất. Dù vậy, người ta sống trong thế gian tội ác này mà không nhận biết tội lỗi là tội lỗi, bởi tâm linh bị vô cảm.

 Không ăn năn hối cải thì không thể lãnh được kể cả Nước Thiên Đàng lẫn sự cứu rỗi. Các tội nhân linh hồn phạm tội trên trời và bị đuổi xuống, có thể trở về Nước Thiên Đàng mà không với sự ăn năn hối cải, chẳng phải đây là điều không thể có được hay sao? Cho nên Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy ăn năn. Đức Chúa Trời đang khẩn thiết mong đợi các con cái tội nhân ăn năn hối cải mà trở về.

Luca 15:4-7 “Trong các ngươi ai là người có một trăm con chiên, nếu mất một con, mà không để chín mươi chín con nơi đồng vắng, đặng đi tìm con đã mất cho kỳ được sao? Khi đã kiếm được, thì vui mừng vác nó lên vai; đoạn, về đến nhà, kêu bạn hữu và kẻ lân cận, mà rằng: Hãy chung vui với ta, vì ta đã tìm được con chiên bị mất. Ta nói cùng các ngươi, trên trời cũng như vậy, sẽ vui mừng cho một kẻ có tội ăn năn hơn là chín mươi chín kẻ công bình không cần phải ăn năn.”

Chín mươi chín người công bình trên thiên thượng là tồn tại làm vui mừng và dâng nhiều vinh hiển lên Đức Chúa Trời biết bao nhiêu. Song, Đức Chúa Trời đã cho chúng ta biết rằng khi một tội nhân ăn năn hối cải thì Ngài còn vui mừng hơn là niềm vui có được bởi chín mươi chín người công bình ấy.

 Vậy thì chúng ta cũng có thể biết được sự thật rằng sự một tội nhân ăn năn hối cải thật không phải là việc dễ dàng chút nào. Đứa trẻ được sanh ra mà cha mẹ cứ để mặc nó, thì một mình đứa trẻ không thể tự trưởng thành thành người lớn trọn vẹn được. Cha mẹ phải cho con cái ăn đúng giờ, cũng dành cho tình yêu thương, và chỉ đạo để cho tránh xa việc ác mà làm công việc công bình và thiện lành, biết phân biệt điều đúng và sai. Giống như vậy, khi làm cho một linh hồn ăn năn hối cải, cũng cần nỗ lực như thế này.

 Người mới bắt đầu sinh hoạt đức tin đang ở trong giai đoạn bắt đầu ăn năn hối cải chứ không phải đã đạt tới sự ăn năn hối cải trọn vẹn rồi. Chẳng phải cứ hễ đối phương đã chịu phép Báptêm rồi là truyền đạo kết thúc đâu, mà chúng ta còn phải dạy dỗ và giúp đỡ nhiều cho đến tận khi linh hồn ấy chân thành bộc bạch tội lỗi của mình trước Đức Chúa Trời, ăn năn hối cải và dự phần vào vinh hiển vĩnh cửu trên trời. Chúng ta phải cho họ biết đúng lời của Đức Chúa Trời, nuôi dưỡng cho họ kể cả năng lực biết phân biệt cái thuộc về ma quỉ Satan và cái thuộc về Đức Chúa Trời nữa. Thông qua quá trình này, người đó có thể sám hối tội lỗi của mình, nỗ lực giúp linh hồn khác cũng ăn năn hối cải, và được đến với con đường ăn năn hối cải chân chính.

Ăn năn hối cải thật sự được hoàn thành bằng kết trái của sự ăn năn


 Cho tới tận khi một linh hồn hối cải như thế này, tâm linh chúng ta chắc sẽ bị tổn thương nhiều. Thông qua quá trình đó, chúng ta sẽ hiểu ra Đức Chúa Trời Cha và Đức Chúa Trời Mẹ đã đau lòng biết bao nhiêu bởi tấm lòng cố chấp và không ăn năn hối cải trong quá khứ của chúng ta, nhờ đó chúng ta có thể đạt đến sự ăn năn hối cải sâu sắc hơn.

 Chỉ khi bản thân mình hối cải sâu sắc thì mới có thể dẫn dắt cho người khác cũng có thể ăn năn hối cải, chứ người không ăn năn hối cải thì không thể giúp người khác ăn năn hối cải được. Cho nên, Đức Chúa Trời đã phán rằng “Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được.” (Mathiơ 7:20). Đức Chúa Trời đang dõi xem chúng ta đang ăn năn hối cải bao nhiêu thông qua trái của chúng ta.

 Để loại bỏ đi tất thảy mọi cáu cặn đã thấm đẫm vào thế tục suốt thời gian qua, và một mực sống trong lời của Đức Chúa Trời với tư cách là người trên trời thì trên hết là chúng ta phải ăn năn hối cải. Truyền đạo là phương pháp để chúng ta có thể biểu hiện bằng hành động về tình yêu của mình đối với Đức Chúa Trời, và lại cũng là công việc người ăn năn hối cải chân thật có thể làm.

I Têsalônica 2:1-4 “Hỡi anh em, chính anh em biết rõ rằng chúng tôi đã đến nơi anh em, ấy chẳng phải là vô ích đâu; nhưng sau khi bị đau đớn và sỉ nhục tại thành Philíp, như anh em đã biết, thì chúng tôi trông cậy Đức Chúa Trời, cứ rao truyền đạo Tin Lành của Đức Chúa Trời cách dạn dĩ giữa cơn đại chiến. Vì sự giảng đạo của chúng tôi chẳng phải bởi sự sai lầm, hoặc ý không thanh sạch, cũng chẳng dùng điều gian dối. Nhưng vì Đức Chúa Trời đã xét chúng tôi là xứng đáng giao cho việc giảng Tin Lành, nên chúng tôi cứ nói, không phải để đẹp lòng loài người, nhưng để đẹp lòng Đức Chúa Trời, là Đấng dò xét lòng chúng tôi.”

 Công việc rao truyền Tin Lành không phải được giao phó cho bất kỳ ai mà đã được giao phó cho những người mà Đức Chúa Trời xét là xứng đáng. Có thể nói truyền đạo là biểu hiện hành vi tỏ ra sự thật rằng ai đó đã thật sự ăn năn hối cải. Trong quá trình ấy, đôi khi gặp phải khó khăn đến mức có thể sánh với đau đớn sanh đẻ, song khi chúng ta chiến thắng khó khăn ấy, và có ý chí không chỉ riêng mình ăn năn hối cải, mà còn giúp cho người khác ăn năn hối cải nữa, thì chúng ta có thể được công nhận là người ăn năn hối cải chân thật trước Đức Chúa Trời.

 Cũng có người đáng tiếc đã bỏ lỡ cơ hội dù được ban cho cơ hội ăn năn hối cải như thế này.
Trong lịch sử Cựu Ước có câu chuyện Êsau bán quyền con trưởng cho em trai. Mãi về sau, khi hiểu ra giá trị quyền con trưởng ấy, Êsau đã lại mong muốn được nhận chúc phước của cha, nhưng đã không nhận được. Anh ta đã la lên một tiếng lớn và khóc lóc thảm thiết, cầu xin sự chúc phước dù chỉ là một chút, song đã không nhận được cơ hội ăn năn hối cải (Tham khảo: Sáng Thế Ký chương 25-27, Hêbơrơ 12:16-17).

 Chúng ta không nên để lỡ thời gian cơ hội có thể ăn năn hối cải được ban cho chúng ta. Theo lời “Phàm sự gì có thì tiết; mọi việc dưới trời có kỳ định”, có kỳ có thể làm việc cũng có kỳ không thể làm việc. Trong kỳ không thể làm việc, cho dù nhận biết ra đến nghìn vạn lần thì cũng không được ban cho điều kiện và cơ hội có thể làm việc.

 Đối với tất thảy mọi điều, giây phút này là quan trọng nhất. Thời gian đã trôi qua rồi, chúng ta không thể làm cho quay lại, song thời gian sau này, chúng ta có thể tái tạo ra bao nhiêu cũng được. Cơ hội có thể rửa sạch tất thảy mọi lỗi lầm trong quá khứ, đã được ban cho chúng ta. Chúng ta có cơ hội cho tới tận giây phút Đức Chúa Trời Cha đến. Cho nên bây giờ chúng ta phải làm việc. Giống như lời “Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại”, nếu đang định làm việc gì đó từ ngày mai rồi lại không có cơ hội làm việc đó thêm nữa thì thật đáng tiếc biết bao nhiêu?

II Timôthê 4:1-5 “Vả lại, hỡi anh em, anh em đã học nơi chúng tôi phải ăn ở cách nào cho đẹp ý Đức Chúa Trời, và điều đó anh em đã làm rồi, thì chúng tôi nhân Đức Chúa Jêsus xin và cầu anh em phải đi luôn theo đường ấy càng ngày càng tới. Anh em biết rõ chúng tôi đã bởi Đức Chúa Jêsus mà truyền cho anh em những điều răn nào. Vì ý muốn Đức Chúa Trời, ấy là khiến anh em nên thánh: tức là phải lánh sự ô uế, mỗi người phải biết giữ thân mình cho thánh sạch và tôn trọng, chẳng bao giờ sa vào tình dục luông tuồng như người ngoại đạo, là kẻ không nhìn biết Đức Chúa Trời.”

 Lời hãy luôn truyền đạo bất luận gặp thời hay không gặp thời, có ý nghĩa là hãy có thời gian ăn năn hối cải bất luận gặp thời hay không gặp thời. Duy chỉ những người đạt được sự ăn năn hối cải chân thật mới được Đức Chúa Trời xét là xứng đáng, và những người được Đức Chúa Trời xét là xứng đáng, sẽ được Đức Chúa Trời giao phó cho công việc giao truyền Tin Lành.

 Chức vụ mà chúng ta, là tội nhân trên trời, có thể làm được, duy chỉ là công việc ăn năn hối cải thôi. Đừng dừng lại ở sự duy chỉ bản thân mình ăn năn hối cải, mà hãy giúp nhiều người khác ăn năn hối cải, dẫn dắt họ đến với Đức Chúa Trời và làm tinh sạch thế gian. Đó là công việc truyền đạo mà bây giờ chúng ta đang tiến hành.

 

Người ăn năn hối cải được đi vào Nước Thiên Đàng


 Giờ Nước Thiên Đàng vĩnh cửu đang đến gần. Ngày đi vào nước của Đức Chúa Trời đang đến gần mà không một ai ăn năn hối cải thì liệu ai có thể đi vào Nước Thiên Đàng được đây?

 Người trông mong Nước Thiên Đàng nhất thiết cần phải ăn năn hối cải. Duy chỉ người ăn năn hối cải mới có thể đi vào Nước Thiên Đàng.

 Ngay cả trong ví dụ về talâng, Đức Chúa Jêsus cũng đã ban lời phán với người làm lợi được năm talâng và người làm lợi được hai talâng rằng hãy cùng tham dự bữa tiệc vui mừng của Đức Chúa Trời. Nghĩa là làm lợi được talâng chính là giúp các tội nhân ăn năn hối cải. Giống như cha mẹ bị cháy lòng bởi nhiều vấn đề khi nuôi dưỡng con cái, vô số việc làm cháy lòng chúng ta cũng sẽ phát sinh khi chúng ta giúp một linh hồn ăn năn hối cải. Vì là thành quả đạt được do nhịn nhục và nỗ lực như thế, nên Đức Chúa Trời đã chúc phước cho kể cả người làm lợi được năm talâng, và cũng chúc phước cho kể cả người làm lợi được hai talâng.

 Người chôn giấu một tâlâng là người không thích công việc khổ nhọc. Nói cách khác, anh ta đã bày tỏ rõ ý chí không thích ăn năn hối cải, nên Đức Chúa Jêsus đã phán rằng hãy quăng người đó ra ngoài là chỗ tối tăm. Những người khác đã ăn năn hối cải nên đã có thể giành được talâng khác của sự ăn năn hối cải, song người chôn giấu một talâng đã không hề có ý ăn năn hối cải. Cho nên, Đức Chúa Jêsus đã phán rằng hãy đuổi người ấy và hãy lấy talâng của người ấy mà cho thêm người có 10 talâng (Mathiơ 25:14-30).

 Đừng để từng ngày từng ngày trôi qua mà không kết trái nào, nhưng ngày hôm nay, hãy cầu nguyện khẩn thiết trước Đức Chúa Trời với tấm lòng ăn năn hối cải. Đức Chúa Trời Cha Mẹ đã mặc đền tạm xác thịt mệt nhọc, đến tận trái đất này để giúp chúng ta ăn năn hối cải. Hãy có thời gian suy ngẫm, nghiêm túc nhìn lại bản thân mình, xem điều mình thật sự phải ăn năn hối cải là gì, xem Đức Chúa Trời Cha, Đức Chúa Trời Mẹ đã cháy lòng biết bao khi làm ăn năn hối cải vô số người nhà Siôn trên toàn thế giới và chăm lo cho từng mỗi một linh hồn, xem liệu giây phút này dù có gặp ngay Đức Chúa Trời Cha, thì liệu chúng ta có thể đến trước Ngài với hình ảnh được tôi luyện như vàng ròng mà không một chút xấu hổ nào không.

 Hãy ghi khắc sâu sắc trong lòng hai chữ ăn năn hối cải, và hãy đến trước Đức Chúa Trời bằng tâm linh ăn năn hối cải chân thật.
Tất thảy mọi người nhà Siôn trên toàn thế giới phải đạt được sự ăn năn hối cải. Khi chúng ta đạt được sự ăn năn hối cải trọn vẹn thì chỉ trong vòng một ngày, hàng nghìn người, hàng vạn người có thể trở về được. Trái là kết quả của sự ăn năn hối cải. Như Đức Chúa Trời đã phán rằng hãy kết ‘quả xứng đáng với sự ăn năn”, chúng ta phải ăn năn hối cải thật sự thì mới có thể kết quả xứng đáng được.

Khi chúng ta quyết cứu sống từng một linh hồn bằng tấm lòng ăn năn hối cải, thì các nguyên vật liệu đền thánh chân thật và chân thành mới được nhóm lại, và đền thánh trên trời sẽ có thể được hoàn công. Giống như công việc vào thời đại Môise, sau khi nguyên vật liệu đền thờ đã được gom đủ cả rồi, thì cho dù có mang đến vô số nguyên vật liệu đến đâu đi chăng nữa cũng chẳng ích gì. Mong tất thảy các anh chị em hãy ăn năn hối cải ngay từ bản thân mình với tấm lòng khẩn thiết muốn cứu rỗi linh hồn bằng cách làm ăn năn hối cải từng một linh hồn trong khoảng thời gian cơ hội có thể ăn năn hối cải, và đều đồng tham vào cuộc vận động truyền đạo của Đức Chúa Trời, làm ăn năn hối cải cả những người khác chứ không chỉ riêng bản thân mình. Mong tất thảy các anh chị em hãy sống cuộc sống đẹp đẽ và ân huệ, sốt sắng ăn năn hối cải và siêng năng truyền đạo


GIÁ PHẢI TRẢ

GIÁ PHẢI TRẢ


       Sau khi nghe giải thích về việc tin Chúa Cứu Thế Giê-xu thì được tha thứ và được cứu rỗi linh hồn, nhiều người nói rằng: "Thế thì dễ quá".
Một nhà truyền bá Tin Lành kể chuyện một công nhân hầm mõ đến gặp ông và nói rằng:
- Tôi không tin rằng tôi chỉ cầu nguyện xin Chúa tha tội là Ngài tha ngay. Tôi nghĩ như thế là giá quá rẻ!
Nhà truyền đạo hỏi:
- Thế hôm nay anh có đi làm không?
- Có chứ! Tôi vừa mới ở dưới mỏ lên đây.
- Làm sao anh ra khỏi mỏ?
Tôi lên bằng thang máy.
- Anh có trả tiền không?
Dĩ nhiên là không, tôi chỉ cần bước vào thang lồng và bấm nút điện và thang chạy lên ngay.
- Thế anh có sợ khi bước vào thang lồng ấy không? Anh có nghĩ rằng chỉ bước vào, bấm nút, mà từ dưới hầm sâu lên tận đây là quá giản dị, quá rẻ hay không?
- Không! Dễ đối với tôi bây giờ chớ công ty mỏ đã phải trả không biết bao nhiêu tiền mới đặt được chiếc thang lồng như thế đó!
Nói xong, anh công nhân hầm mỏ bỗng hiểu ngay việc tin Chúa Giê-xu được tha tội cũng tương tự như thế. Đối với anh và đối với mọingười, chỉ cần tin là được. Nhưng Chúa Cứu Thế đã trả một giá rất đắt.Giá ấy chính là sinh mạng của Ngài. (TTPST).


ĐỔ NƯỚC MẮT CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHƯA ĐƯỢC CỨU

ĐỔ NƯỚC MẮT CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI CHƯA ĐƯỢC CỨU

Thomas Johannes Bach, nhà truyền giáo người Đan Mạch đã làm giáo sĩ tiền phong ở Nam Mỹ và là chủ tịch Hội truyền giáo The Evangelical Mission, có kể câu chuyện thật sau đây:
Lúc đó Bach còn là một sinh viên kỹ sư ở Copenhagen, thủ đô Đan Mạch. Khi đang đi dạo phố, Bach thấy một cậu bé người gầy ốm, cầm đưa biếu một truyền đạo đơn Phúc âm, và nói:
Xin ông cầm lấy giấy này, trong đó có một sứ điệp cho ông!
Bách xẳng xớm trả lời:
Sứ điệp sứ điệp gì? Tại sao các người cứ đem tôn giáo quấy rầy người khác vậy? Tôi có thể tự lo, đâu cần gì đến các người giúp đỡ!
Mặc dù Bach tỏ thái độ giận dữ, cậu bé vẫn đứng yên và vẫn đưa tờ truyền đạo đơn lên. Bach chụp lấy tờ giấy bóp lại và bỏ vào túi. Mặc dù còn đang giận, Bach đã bắt đầu ngạc nhiên vì thái độ yên lặng bình tĩnh của cậu bé, nên để mắt theo dõi xem thử cậu làm gì. Lúc đó, cậu bé bước vào bên đường, đứng dưới cổng một nhà gần đó, vòng hai tay và cúi đầu cầu nguyện, hai dòng nước mắt chảy dài trên gò má. Bach không thể hiểu được tại sao cậu bé có thể yêu thương một người cộc cằn, thiếu lịch sự như anh ta, yêu thương đến nỗi có thể đổ nước mắt cầu thay cho anh ta. Bach về nhà lấy tờ truyền đơn ra đọc và đã tiếp nhận Chúa, rồi dâng hiến đời sống mình cho Chúa, để được Chúa dùng đem Phúc âm đến cho hàng trăm ngàn người ở Nam Mỹ và nhiều quốc gia khác. (NT&PPTBPÂ).


Sự kính sợ Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài

Sự kính sợ Đức Chúa Trời và đường lối của Ngài


Sự kính sợ Chúa là khởi đầu sự khôn ngoan; Phàm kẻ nào giữ theo điều răn Ngài có trí hiểu. Sự ngợi khen Ngài còn đến đời đời (Thi Thiên 111:10)

Hỡi Chúa, xin hãy chỉ dạy cho tôi biết đường lối Ngài, Thì tôi sẽ đi theo sự chân thật của Ngài; Xin khiến tôi một lòng kính sợ danh Ngài (Thi Thiên 86:11)

Phước cho người nào kính sợ Chúa, Đi trong đường lối Ngài! Vì ngươi sẽ hưởng thành quả của tay mình, Được phước và may mắn (Thi Thiên 128:1-2)

Thiên sứ Chúa đóng lại chung quanh những kẻ kính sợ Ngài, Và giải cứu họ (Thi Thiên 34:7) Hỡi các thánh của Chúa, hãy kính sợ Ngài; Vì kẻ nào kính sợ Ngài chẳng thiếu thốn gì hết (Thi Thiên 34:9)

Hỡi các con, hãy đến nghe ta; Ta sẽ dạy các con sự kính sợ Chúa (Thi Thiên 34:11)
-----

Sự kính sợ Chúa là khởi đầu của mọi sự khôn ngoan, người không học nhiều nhưng kính sợ Chúa thì người đó còn khôn ngoan hơn người cả chục bằng tiến sĩ nhưng không kính sợ và tin Chúa.
Nếu kính sợ Chúa thì phải đi theo con đường của Chúa. Chúng ta không thể ép Ngài đi theo con đường chúng ta và chúc phước cho chúng ta mãi được. Phước cho người nào kính sợ Chúa, Đi trong đường lối Ngài! Xin Chúa cho chúng ta biết con đường của Ngài.
Chúng ta hãy đến với Chúa, gần gũi Ngài hơn, Ngài sẽ dạy chúng ta biết kính sợ Ngài. Khi thấy con cọp trên TV, không ai sợ cả. Thấy con cọp trong sở thú thì sợ hơn chút xíu. Nhưng nếu đứng trước con cọp ở trong rừng thì khác. Cũng vậy, nếu chúng ta chỉ nghe về Chúa nhưng xa cách Ngài, chúng ta có thể làm theo mọi điều mình muốn và đi theo con đường của mình, mặc kệ Chúa nghĩ gì. Nhưng nếu gần Chúa, tự nhiên biết sợ Ngài thôi. Xin Chúa dạy chúng ta biết kính sợ Ngài.


Chứa Của Cải Trên Trời

Chứa Của Cải Trên Trời
Ma-thi-ơ 6:19-21
Một người bị mất tài sản với hai lý do thường thấy. Thứ nhất là của cải đó bị hư hại, không còn sử dụng được nữa, và thứ hai là khi bị người khác chiếm đoạt.
Phân đoạn Kinh thánh nầy, Chúa Jêsus dạy chúng ta về của cải dưới đất, của cải ở trong thiên đàng và cách sống mà chúng ta cần có đối với hai loại của cải nầy.
Của cải dưới đất dễ bị sâu mối, ten rét làm hư và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy. Ngài muốn nói của cải vật chất ở trên đời sẽ mau chóng mất đi, không tồn tại lâu dài. Hoặc nó bị hư đi, hoặc bị ai đó cướp đoạt mất. Người Việt mình cũng có câu: “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.”
Con người phải cực nhọc, đổ mồ hôi làm ra của cải từ, nhưng có thể chỉ vài phút đồng hồ, vài hôm hay vài năm, dài lắm là sau khi họ qua đời, của cải họ cố sức làm ra sẽ không còn thuộc về họ nữa.
Chúa Jêsus dùng hình ảnh của cải chứa trên thiên đàng để đối sánh với của cải trên mặt đất. Ngài nói rằng trên thiên đàng thì không có sâu mối, ten rét và kẻ trộm, nên của cải chứa trên thiên đàng sẽ còn lại đời đời.
Đừng chất chứa của cải ở dưới đất.
Chúa Jêsus dạy: “Các ngươi chớ chứa của cải ở dưới đất, là nơi có sâu mối, ten rét làm hư, và kẻ trộm đào ngạch khoét vách mà lấy”(19).
Của cải ở dười đất là mọi thứ của cải được con người chúng ta làm ra như tiền bạc, nhà cửa, phương tiện, danh tiếng, bằng cấp, quyền thế…Vì là con người, chúng ta cần dùng của cải để đáp ứng những nhu cầu của thể xác và tinh thần, như ăn mặc, cư trú, giải trí, tiêu xài, chia xẻ cho người khác kể cả việc dâng hiến.
Vì vậy mà chúng ta cần phải làm việc bằng chân tay lẫn trí óc để tạo ra của cải đáp ứng những nhu cầu nầy. Kinh thánh dạy: “Hãy siêng năng, mà chớ làm biếng.”(Rôma 12:11). Người Việt mình cũng có câu: “Lao động là vinh quang, lang thang là chết đói.”
Vậy tại sao Chúa bảo chúng ta: “Các ngươi chớ của cải ở dưới đất.”(19).
Trong tiếng Hylạp, chữ “chứa” (đe-sau-rí-jồ) mang nghĩa là “chất chứa”, “cất trữ”, như hình ảnh người nông dân cất trữ một lượng lớn của cải vào trong 1 nhà kho.
Chúa Jêsus không hàm ý dạy con người không được dự trữ lương thực, của cải để phòng trừ những năm thất mùa, nhưng Ngài muốn dạy con người cần phải biết sống thỏa lòng khi đủ ăn, đủ mặc, để còn có thời gian mà lo sửa soạn linh hồn mình cho ngày gặp Đức Chúa Trời. Ngài muốn chúng ta cũng đừng có chỉ biết nghĩ đến bản thân mình thôi, mà còn phải nghĩ đến những người chung quanh mình nữa.
Người chỉ lo nghĩ đến một việc, đó là làm sao cho của cải của mình thêm dư dật, chất chứa đầy kho nầy, ta xây thêm kho khác. Trọn thời gian cuộc đời của người chỉ nghĩ đến cơm áo, gạo tiền, nhà cửa, xe cộ…và lo thụ hưởng những của cải mà mình chất chứa khổng lồ mà mình đã làm ra. Người như vậy sẽ không còn có thời gian để lo cho linh hồn của mình, của gia đình mình, người chung quanh mình nữa, trong khi linh hồn có giá trị lớn hơn thể xác là vô cùng.
Rồi đến một ngày, người qua đời, Đức Chúa Trời đòi linh hồn người lại. Người chẳng những không còn giữ được cho mình một đồng xu, mà linh hồn người phải đi vào hỏa ngục. Vì khi người còn sống, người không có thời gian để sửa soạn linh hồn mình mà gặp Đức Chúa Trời (A-mốt 4:12).
Chúa Jêsus dạy: “Lạc đà chui qua lỗ kim (may) còn dễ hơn một người giàu vào nước Đức Chúa Trời.”(Mathiơ 19:24).
Nếu trên mặt đất, con người sống mãi mãi, không chết, thì con người hãy cứ dành trọn thời gian cho việc làm ra của cải và hưởng thụ nó. Nhưng cuộc đời con người quá sức ngắn ngũi, 100 trở lại rồi phải lìa đời. Sau khi qua đời, con người sẽ bị Đức Chúa Trời phán xét. Người có Chúa Thánh Linh trong lòng sẽ được vào thiên đàng, còn người không có Chúa Thánh Linh trong lòng sẽ bị đi vào hố lửa vĩnh cửu.
Ngươi chỉ nghĩ đến việc làm giàu, dành hết thời gian cho việc chất chứa thật nhiều của cải dưới đất, thì lòng họ chỉ nghĩ đến của cải, mà không nghĩ đến Đức Chúa Trời, linh hồn của họ và thiên đàng. Chúa Jêsus nói: “Vì chưng của cải ngươi ở đâu, thì lòng ngươi cũng ở đó.”(21).
Họ không có Chúa Thánh Linh, họ chỉ có của cải. Khi họ qua đời, họ trắng tay. Của cải cũng không còn, mà sự sống đời đời của linh hồn cũng không có. Họ đành chấp nhận sự hư mất mãi mãi.
Phải chứa của cải ở trên trời.
Chúa Jêsus dạy: “Nhưng phải chứa của cải ở trên trời, là nơi chẳng có sâu mối, ten rét làm hư, cũng chẳng có kẻ trộm đào ngạch, khoét vách mà lấy.”(2).
Những điều mà Đức Chúa Trời sẽ ban cho người tin Chúa ở trên thiên đàng là quyền công dân thiên quốc, thân thể vinh hiển giống Chúa Jêsus, nước thiên đàng diệu kỳ, xinh đẹp, và người thân tin Chúa của họ cùng được ở nơi đó. Không có một của cải nào ở trần gian được đem vào thiên đàng.
Vậy, Chúa Jêsus bảo chúng ta phải chứa của cải trên thiên đàng, nghĩa là chúng ta phải làm gì?
Để chứa của cải chứa ở trên trời, thì trước hết chúng ta phải làm ra của cải ngay ở dưới đất nầy. Không có của cải ở dưới đất, chúng ta sẽ lấy đâu ra của cải mà chứa ở trên trời. Câu nói của Chúa Jêsus ở đây cho thấy Ngài không hề phủ nhận việc con người làm ra của cải cho chính mình, gia đình và xã hội. Nhưng Ngài muốn dạy ở chỗ là mục đích của việc tạo ra của cải không phải là chỉ để thụ hưởng cho bản thân, nhưng mục đích là để làm những công việc thuộc về thiên đàng.
Khi chúng ta tạo ra của cải với mục đích để thụ hưởng cho xác thịt, hay để đầu tư vào thiên đàng thì hai lối sống nầy sẽ khác nhau.
Với mục đích để thụ hưởng xác thịt, thì nhiều khi công việc tạo nên của cải đó sẽ bất chấp vấn đề đạo đức, và của cải đó chỉ dùng theo ý con người và giá trị còn lại của nó sẽ sớm mất đi. Nhưng người làm ra của cải nhằm mục đích đầu tư vào thiên đàng, thì công việc tạo ra của cải luôn là công việc vừa ý Chúa, của cải tạo ra sẽ được họ sử dụng theo ý của Ngài và giá trị của của cải đó sẽ mãi còn đó.
Chúng ta ăn cơm mình làm ra để sống khỏe mạnh mà thờ phượng Chúa và hầu việc Chúa trong mọi cách, tức là chúng ta đang chứa của cải mình trên trời. Chúng ta dùng của cải mình nuôi dưỡng con cái, để mục đích sau nầy chúng trở nên những người có ích cho Chúa, là chúng ta đang chứa của cải trên trời. Khi chúng ta dùng tiền bạc của mình để mua phương tiện, trả lộ phí cho việc đi đến Hội thánh để thờ phượng Chúa, hay dùng tiền của để mua tài liệu bồi linh cho chính mình, đóng tiền học trường Kinh thánh, lớp bồi dưỡng thuộc linh…cũng là lúc chúng ta đang chứa của cải trên thiên đàng.
Khi chúng ta dùng của cải mình dâng hiến cho Hội thánh để làm công việc Chúa, khi chúng ta dùng tiền của mình là ra mà giúp đỡ những người nghèo đói, bất hạnh, để danh Chúa được ngợi khen giữa vòng dân ngoại, cũng là việc chúng ta chứa của cải mình ở trên trời…
Nói cách khác, mọi của cải chúng ta làm ra với mục đích không dùng cho việc hưởng thụ tội lỗi, nhưng sử dụng để làm vinh hiển danh Chúa, và mở rộng vương quốc của Ngài trên đất, đó chính là việc chúng ta chứa của cải mình trên trời vậy.
Lời kết:

Người thuộc về đất thì chỉ lo nghĩ và phấn đấu làm mọi việc, tạo ra của cải nhằm mục đích phục vụ cho thể xác và tinh thần của con người trên mặt đất. Họ nghĩ rằng ở thế giới này, nhu cầu hưởng thụ, thỏa mãn xác thịt là trên hết. Họ không tin có Đức Chúa Trời, không có thiên đàng, và không cần phải chuẩn bị linh hồn để bị chịu đoán xét. Chết đã hay.
Tất cả hướng tới đồng tiền. Học cũng vì tiền, làm việc cũng vì tiền, tìm sự nỗi danh hay tìm chức quyền cũng vì tiền, cứu người cũng vì tiền…Rồi một ngày họ chết, tiền họ mất, và không có ai cứu linh hồn của họ. Họ phải đi vào hố lửa vì linh hồn họ chứa đầy tội lỗi, thân thể họ gây nhiều việc xấu xa. Đó là người chứa của cải mình dưới đất.
Nhưng Công dân của thiên đàng sẽ làm mọi điều vì vương quốc của mình. Họ ý thức rằng đời trên đất là tạm bợ, chóng qua, cuộc sống trên đất là 1 giai đoạn ngắn của quá trình chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu trên thiên đang hạnh phúc. Vì vậy, mọi việc họ làm đều vì Danh Chúa mà làm.
Mọi của cải họ làm ra, dầu là 1 đồng, họ cũng không dùng cho việc tội lỗi, bèn là theo ý Chúa mà sử dụng. Của cải họ có, đều dùng cho mục đích: vì sự vinh hiển của Chúa, và vì mọi người cần được cứu rỗi. Đó là người chứa của cải mình ở trên trời. Xin Chúa cho chúng con luôn là người biết chứa của cải mình trên thiên đàng của Ngài, muốn thật hết lòng~!


Cõi đời đời ở đâu?

Sự vĩnh cửu hay cõi đời đời thách thức trí tưởng tượng của con người và khả năng hiểu biết của họ.

Nó không phải là một đối tượng, cũng không phải một nơi, nó không phải là một khoảng thời gian. Nó không có bắt đầu và cũng không có kết thúc. Tất cả mọi người từ Adam đến người cuối cùng sinh ra  đều sẽ vào trong cõi vĩnh cửu.


Từ “đời đời”  được sử dụng trong Ê-sai 57:15. Ở đây hàm ý rằng rằng Thiên Chúa sống vĩnh cửu. Ngài là đời đời, không có bắt đầu và không có kết thúc. Có thể nói điều này là: chỉ có Thiên Chúa ban cho con người sự khởi đầu nhưng linh hồn của họ không có kết thúc. Các quyển từ điển cũng đồng tình với Kinh Thánh rằng đời đời là một khoảng thời gian không có kết thúc. Điều này có nghĩa linh hồn đi qua sự chết và nó tồn tại đời đời.

Trong câu mở đầu của Kinh Thánh: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất” (Sáng 1:1). Câu này ám chỉ đến sự sáng tạo thiên đàng, mặt đất và mọi vật ở trong đó (Cô-lô-se 1:16-17). Đức Chúa Trời đã ra lệnh cho tất cả những điều này tồn tại, rồi đến một ngày kia: “Các tầng trời sẽ biến đi trong tiếng vang rền, các nguyên tố sẽ bị tan chảy trong lửa, đất và mọi công trình trên đó đều sẽ bị thiêu hủy” (2 Phi-e-rơ 3:10).

Con người là một tạo vật của thời gian trong ý nghĩa con người sử dụng thời gian và tùy thuộc vào đó. Cuộc sống của con người được kiểm soát bởi thời gian. Thời gian tuy quan trọng là thế nhưng nó không có mối liên hệ nào đến cõi đời đời. Cõi đời đời là duy nhất và không gì có thể so sánh được. Dĩ nhiên nó không thể đo lường bằng độ dài, chiều ngang, cao hay sâu. Không có cơ hội để thay đổi những gì đã được thiết lập trong cõi đời đời mà con người đã chọn trong cuộc sống hiện tại. Nó vĩnh viễn, vô tận, bất diệt.

Trong tất cả các tạo vật, chỉ có con người được mặc vào một thân thể bất tử,  họ sẽ được chuyển tiếp từ thời gian hữu hạn  đi vào trong cõi đời đời. Con người là tạo vật được Chúa hà hơi trở nên một loài sanh linh (Sáng 2:7) và sẽ sống vĩnh cửu giống như Đức Chúa Trời.

Khi kết thúc thời gian, cõi đời đời sẽ bày tỏ những điều lạ lùng, kỳ diệu mà chúng ta không thể hiểu được trong những ngày này. Khi Chúa trở lại “mọi mắt” sẽ trông thấy Ngài (Khải 1:7). Ngài sẽ ngồi trên ngôi và muôn dân sẽ bị xét đoán trước mặt Ngài (Ma-thi-ơ 25: 31-32; 2 Cô-rin-tô 5:10). Bấy giờ Đức Chúa Trời sẽ đoán xét mỗi người tùy theo công việc của họ (Khải 20:12-13). Những người hoài nghi nhận thấy điều này không thể xảy ra được. “Mọi mắt”có nghĩa là hàng tỉ người, những tạo vật trên đất và dưới biển, những người sống lại từ kẻ chết cũng như những người còn đang sống. Thật khó cho tâm trí con người để nghĩ rằng muôn dân sẽ bị kéo đến trước ngôi của Ngài để bị đoán xét. Những ai mà suy nghĩ rằng điều này không thể tin được phải ghi nhận rằng thời gian sẽ biến mất và cõi đời đời là không có giới hạn. Sự hạn chế của khoảng cách và thời gian của đời sống trên trái đất thì không có trong cõi đời đời.
  
Cõi đời đời theo như Kinh Thánh bày tỏ có 3 khía cạnh: sự phán xét, sự phân chia người công nghĩa và kẻ bất nghĩa và đời sống vĩnh cửu. Sự phán xét này là sự phán xét chung kết, sẽ không có kháng án hay phúc thẩm. Trong suốt cuộc đời của con người, Đức Chúa Trời đặt trước mặt họ sự lựa chọn giữa điều đúng và sai để đem họ vào trong mối liên hệ cá nhân phải lẽ với Đấng Sáng Tạo. Những ai mà không lưu ý đến sự chỉ dạy của Ngài, thì trong ngày chung cuộc họ sẽ bị kết tội và bị gởi đi tới  một nơi bị trừng phạt đời đời. Những ai mà đã giao nộp đời sống của họ cho Đức Chúa Trời thì tội lỗi của họ có thể bị phán xét trước, còn những kẻ không chịu khuất phục đời sống mình cho Chúa thì tội lỗi sẽ đi theo họ tới ngày phán xét cuối cùng (1 Ti-mô-thê 5:24).

Sau sự phán xét mỗi người sẽ nhận được phần thưởng tùy theo bảng chấm công trong sách của Chúa, bao hàm tất cả những ai có tên trong Sách Sự Sống (Khải 20:12). Từ phần thưởng được dùng ở đây là để tưởng thưởng  cho những việc được làm ra khi còn ở trên đất, tốt hay xấu.

Trong cõi đời đời sẽ chỉ có hai loại người: được cứu và hư mất. Đức Chúa Trời sẽ phân loại con người căn cứ vào sự tiếp nhận hay từ chối kế hoạch sự cứu rỗi của Ngài khi họ còn sống trên đất. Chỉ có hai nơi đến đời đời cho con người: thiên đàng cho những người được cứu và địa ngục cho những người hư mất.

Đối với những ai mà tên của họ đã được ghi vào trong Sách sự sống, Đấng thẩm phán chung cuộc sẽ nói: “Bấy giờ, vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên hữu rằng: Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất” (Ma-thi-ơ 25:34). Còn với những kẻ không có tên trong sách sự sống, Đấng Phán Xét sẽ nói: “Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó” (Ma-thi-ơ 25:41).

Những lời này sẽ gây kinh ngạc cho những kẻ bị loại bỏ và những điều khác đang chờ đợi họ. Có những người đi vào trong cõi đời đời xuyên qua sự chết nhưng đã sửa soạn để gặp Đức Chúa Trời, họ sẽ chết với sự bảo đảm trong lòng của họ là họ sẽ được ở với Ngài trong cõi đời đời. Họ hy vọng được chào đón bằng những lời này: “Hãy đến hưởng sự vui mừng của Chúa ngươi”.

Cũng có những người mà trong đời sống đương thời của họ, họ sẵn sàng cho án phạt và không có ý định gặp Đức Chúa Trời, họ sẽ lo lắng và sợ hãi khi đứng trước ngai phán xét (Hê-bơ-rơ 10:27). Trong ngày đó họ sẽ kêu cầu các núi và đá: “Hãy rơi xuống chận trên chúng tôi đặng tránh khỏi mặt của Đấng ngự trên ngôi và khỏi cơn giận của Chiên Con!” (Khải 6:16)

Đám đông người này cũng sẽ bao gồm những con người thất vọng trước ngai phán xét: “Ngày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao?  Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!” (Ma-thi-ơ 7:22-23).

Toàn bộ cõi đời đời chuẩn bị cho sự bất tử của con người đã không được đề cập chi tiết trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, Chúa Jesus đã phán dạy về điều này. Ngài phán  rằng kẻ nào thắng Ngài sẽ ban cho người ấy được ngồi với Ngài, trên ngai của Ngài (Khải 3:21). Những thánh đồ đắc thắng này được mặc áo choàng trắng và họ sẽ không cần thêm bất cứ nhu cầu cá nhân nào trong cõi vĩnh hằng (Khải 7:14-17). Họ sẽ vui hưởng phước hạnh đời đời được sửa soạn cho những linh hồn bất tử.

Đối với những ai nghe lời khiển trách: “Hãy lui ra khỏi ta”. Lúc đó họ sẽ bị ném ra bên ngoài nơi tối tăm có khóc lóc và nghiến răng (Ma-thi-ơ 8:12) đi vào trong lửa không bao giờ dứt ở địa ngục (Mác 9:43). Họ sẽ bị muối trong hồ lửa và lưu huỳnh (Khải 20:15; 21:8). Những linh hồn này trong tinh thần vẫn còn có cảm giác nhận biết người khác (Lu-ca 16:23). Họ sẽ cảm biết sự thống khổ của lửa địa ngục (câu 24); Họ sẽ hiểu ra vấn đề (câu 26), và họ sẽ nhớ lại cuộc sống trên mặt đất (câu 28). Nhưng rõ ràng với những kẻ hư mất họ sẽ không có bất kỳ một phúc lợi nào trong cõi đời đời.

Trong cõi đời đời, Satan bị đánh bại hoàn toàn, và một lệnh trừng phạt đời đời được đưa ra sẽ trở nên vô cùng khốc liệt cho nó. Vì mục đích này địa ngục đã được chuẩn bị (Ma-thi-ơ 25:41). Thật là khủng khiếp rùng rợn để chia sẻ về một nơi ở đời đời đau khổ cùng cực, gớm ghiếc nhất được dành sẵn cho kẻ hư mất và những tà linh gian ác!

Khía cạnh thứ ba của cõi đời đời là tình trạng của cõi đời đời thì vượt quá sự hiểu biết của con người. Tâm trí con người bị giới hạn cho sự khởi đầu và kết thúc. Vì thế con người phải tùy thuộc vào sự chân lý trong Lời của Đức Chúa Trời. Ngài là tác giả của vạn vật và cũng là tác giả của cõi đời đời.

Nếu một con chim nhặt lên một hạt cát và mang nó đến mặt trăng, và trong cách đó nó mang đi rất xa trái đất.  Cũng vậy, cõi đời đời cũng chỉ mới bắt đầu, và nó chưa gần đến ngày kết thúc. Đối với những kẻ gian ác điều này có thể là ý tưởng đau buồn nhất. Tuy nhiên đối với những người công nghĩa là những người sẽ thừa hưởng phước hạnh thiên đàng với Đức Chúa Trời và với những thiên sứ thánh, họ hoan nghênh ý tưởng này.

Hiện nay, trong khi thời điểm cuối cùng chưa đến, số phận đời đời của chúng ta có thể được quyết định vào lúc này.
Bạn đã sẵn sàng cho cõi đời đời? Câu hỏi này đòi hỏi chính bạn phải trả lời trong đời sống thực tế. Hôm nay là thời gian để chuẩn bị cho cõi đời đời.

Một sự chuẩn bị cho ngày hội ngộ lớn  cuối cùng là tiếp nhận Chúa Jesus Christ làm  Cứu Chúa của bạn. Chính Ngài đã chết trên đồi Gô-gô-tha vì tội lỗi  của loài người và đã sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta (Rô-ma 4:25). Sự tiếp nhận này hơn cả một quyết định của lý trí; Nó là vấn đề của tấm lòng, chính là hoàn toàn đầu phục Đức Chúa Trời. Điều này thách thức những môn đệ của Chúa đồng bước đi với Ngài, vâng phục sự dạy dỗ của Ngài và được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh.

Không tiếp nhận Đấng Christ sẽ sản sinh ra hệ quả là bị trục xuất khỏi hiện diện của Đức Chúa Trời. Cuộc sống có nhiều bất trắc, sự chết là chắc chắn và cõi đời đời thì vô hạn không thể trì hoãn cho quyết định của bạn hôm nay. Lời Đức Chúa Trời phải được tiếp nhận ngay hôm nay.

Bạn sẽ đi vào cõi đời đời nào?

Cõi đời đời! Ở đâu? Nó lơ lửng trong không khí.
Ở giữa những tiếng kêu la ầm ỉ, hay im lặng, nó từng ở đó.
Câu hỏi này rất nghiêm túc: Cõi đời đời! Ở đâu?
Bạn chọn sự cứu chuộc trong vinh quang hay quỉ sứ trong nỗi đau tuyệt vọng!
Và một câu hỏi khác: Cõi đời đời! Ở đâu?

Cõi đời đời! Ở đâu? Ồ, Cõi đời đời! Ở đâu?
Hỡi các bạn đừng ngủ, có thể nào không tiếp nhận sự sẻ chia này!
Cho đến khi bạn trả lời câu hỏi:
Cõi đời đời! Ở đâu?

NHV SUU TAM